GS Nguyễn Đình Cống |
(Thư ngỏ, gửi Ban chấp hành trung ương và toàn thể đảng viên )
Đảng CSVN bắt đầu chuẩn bị đại hội 12.Trong lúc một số không ít người dân mất lòng tin vào lãnh đạo và quản lý của chính quyền thì đa số vẫn đang rất trông chờ vào đại hội . Tại ĐH này, nếu có một số người lãnh đạo của đảng biết tự đổi mới, đặt quyền lợi dân tộc lên trên, thực thi dân chủ rộng rãi thì không những đưa được đất nước phát triển, giữ được độc lập, chủ quyền quốc gia, mang lại tự do, dân chủ, hạnh phúc cho nhân dân mà còn củng cố được uy tín,nâng cao được vai trò của đảng. Nếu những người lãnh đạo đảng không tự đổi mới, không tiến hành những cải cách dân chủ cần thiết, vẫn cố bảo vệ ý thức hệ đã lỗi thời, đặt lợi ích nhóm và cá nhân lên trên quyền lợi dân tộcthì rồi chưa biết sẽ kìm hãm sự phát triển đất nước đến bao lâu và cũng chưa biết chuyện gì sẽ xẩy ra, chỉ có thể khẳng định là sự mất lòng tin, sự uất hận của dân ngày càng tăng lên.
Để chuẩn bị đại hội người ta lo làm báo cáo chính trị ( tổng kết công việc, kể thành tích, tìm thiếu sót, nguyên nhân và bài học…), lo việc dự thảo nghị quyết, rồi họp hành thảo luận. Những việc như vậy, xét cho cùng, có rất ít tác dụng thiết thực mà lại tốn rất nhiều công sức, tiền của và thời gian.Tôi đã dự rất nhiều đại hội các cấp, các ngành và nhận ra rằng quan trọng nhất của mỗi đại hội là : 1- Bầu ai làm ban lãnh đạo mới. 2- Các đại biểu trao đổi, thảo luận các quan điểm gì về đường lối, thảo luân như thế nào. Những việc này, trong trường hợp dân chủ, chủ yếu do trí tuệ kết hợp với trách nhiệm của các đại biểu quyết định . Nếu đại biểu chỉ thiếu một trong hai (nguy hơn là thiếu cả hai) thì sự quyết định sẽ dễ mắc sai lầm, dễ bị thao túng bởi những người có quyền lực. Còn nếu không có dân chủ thật sự thì mọi việc chỉ là hình thức, chỉ là họp để hợp thức hóa quyết định có sẵn của một số ít người có quyền.Vậy vấn đề thành bại của một đại hội chủ yếu là do tinh thần dân chủ và chất lượng đại biểu.
Làm sao để chọn được đại biểu có chất lượng thực sự. Từ trước đến nay cách làm là chỉ đạo từ trên xuống. Họp chi bộ ( thôn, tổ dân phố , đơn vị công tác…) do đảng ủy ( của xã, phường, cơ quan…) chỉ đạo. Họp đảng ủy do huyện ủy, quận ủy. Họp huyện, quận do tỉnh, thành phố. Họp tỉnh, thành phố do trung ương. Do cấp trên chỉ đạo nhưng là cấp trên nào, dựa theo quan điểm nào. Rõ ràng là cấp trên hiện tại, nghĩa là cấp trên sắp được ( hoặc bị ) thay thế. So với đại hội thì đó là cấp trên cũ, theo quan điểm cũ. Nếu cái cũ còn rất tốt thì tạm được, nhưng nếu cái cũ đã quá hỏng, cần thay mới mà vẫn dùng nó để làm mẫu cho cái mới, để quyết định cái mới thì ôi thôi, đã hư hỏng rồi còn sẽ hư hỏng hơn. Thế rồi, mặc dầu khẩu hiểu được chăng rất nhiều, rất to là “ sáng suốt lựa chọn người này người kia…”, mặc dầu thông qua tiêu chuẩn “ có đủ cái này cái nọ…” nhưng rồi vì thiếu dân chủ, thiếu dũng cảm, thiếu trí tuệ, thiếu trách nhiệm… nên vẫn bầu ra các vị Nguyễn Y Vân, Vũ Như Cẫn. Nếu có bầu được vị nào mới thì cũng chủ yếu là “trung thành với người cũ, với việc cũ …”.Như thế thì lấy đâu ra đổi mới.
Cách bầu cử ( người đi dự đại hội cấp trên, người vào ban mới ) như vẫn làm trên đây được nhiều người cho là bắt buộc, phải theo, không thể làm khác.Số này có hai loại. Loại thứ nhất biết rằng đó là một thủ đoạn tinh vi,nhằm hạn chế dân chủ, tăng độc quyền, giữ nguyên quan điểm, đường lối cũ, họ chủ trương làm như vậy để lợi dụng, nhằm bảo vệ đặc quyền đặc lợi của một nhóm người nào đó. Loại thứ hai là những người vì quá tin tưởng vào cấp trên mà ít suy nghĩ cho thấu đáo, cứ tưởng làm như thế là hay, là tốt, là dân chủ. Thực tế cách bầu cử như trên khó bầu ra được những người thật sự xứng đáng ( có một số nơi cũng bầu ra được vài người ưu tú, chủ yếu là gặp may, gặp điều kiện thuận lợi…). Tôi xin kể câu chuyện. Năm 2008 tôi về quê, nghe các vị cán bộ, đảng viên than phiền ông bí thư đảng bộ kém đạo đức, thiếu năng lực. Tôi hỏiông ấy có phải do đại hội sáng suốt lựa chọn và bầu ra không. Các vị nói là chính họ bầu, nhưng mà phải bầu theo chỉ đạo của huyện ủy. Tôi nói, thế thì còn trách ai. Nói xong tôi thấy lạnh ở gáy vì nghĩ đến ông bí thư đảng ủy của trường tôi ( một trường đại học lớn, có gần một ngàn cán bộ trong đó có trên 5 trăm cán bộ giảng dạy, toàn có trình độ từ đại học trở lên), đại biểu đại hội nhiều người là giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ mà vẫn bầu ra một bí thư kém năng lực, bị nhiều cán bộ chê bai. Nhưng rồi xương sống lại lạnh hơn khi nhớ đến ông tổng bí thư Nông Đức Mạnh được đại hội của những “đại biểu ưu tú” bầu ra.
Để tiến hành đại hội 12 có kết quả tốt đẹp theo hướng đổi mới, tôi đề nghị nên chuẩn bị theo hướng ngược lại, vừa từ trên xuống, vừa từ dưới lên.
1- Từ trên xuống. Họp Bộ chính trị và trung ương, đề xuất phương châm “ Đặt quyền lợi dân tộc lên trên”, mở rộng dân chủ thực sự, kiên quyết đổi mới để cứu đảng, cứu dân tộc ( theo tinh thần bức thư của 61 đảng viên ), thông báo cho toàn đảng toàn dân biết.
2- Đại hội các cấp 2 vòng. Vòng một chỉ bầu người đi dự ĐH cấp trên. Bầu cử từ dưới lên, thật sự dân chủ, không có dự kiến và chỉ đạo của cấp trên. Ứng cử, tranh cử, bầu cử trên cơ sở thảo luận quan điểm có theo phương châm đặt quyền lợi dân tộc lên trên hay không, có đổi mới, có cải cách hay không. Vòng 2 sẽ đại hội sau ĐH trung ương, để bầu ban chấp hành mới.
3- Đại hội các cấp dưới không thảo luận các báo cáo và nghị quyết từ trên đưa xuống mà xây dựng báo cáo từ dưới lên. Bớt kể thành tích, bàn nhiều hơn về việc đảng đặt lợi ích dân tộc lên trên như thế nào, trong tình hình mới nên thực hiện việc lãnh đạo như thế nào ( để tránh sự toàn trị ).
4- Trong đại hội toàn quốc phải tập trung thảo luận việc đổi mới, từ bỏ ý thức hệ và chủ nghĩa Mác Lênin đã lỗi thời. Nếu xu thế đổi mới thắng lợi thì đảng tuyên bố từ bỏ tên cộng sản, lấy lại tên Đảng Lao động. Nếu những người đổi mới bị thiểu số thì nên tách ra thành lập đảng mới, lấy tên là Đảng Lao động, là đảng đối lập với đảng cộng sản hiện hành.
Tôi biết mỗi lần chuẩn bị ĐH đảng có nhiều người ( đảng viên, ngoài đảng ) viết thư góp ý kiến gửi Bộ chính tri, Ban chấp hành trung ương, Ban trù bị ĐH. Phần nhiều thư ấy không được phản hồi. Vì vậy tôi viết các ý kiến này, xem là thư ngỏ, của một đảng viên, gửi Ban chấp hành trung ương và toàn thể đảng viên. Tôikhông được vinh dự cùng ký tên với 61 đảng viên vào bức thư ngỏ ngày 28 tháng 7 năm 2014 nên xinhọc và làm theo các đồng chí ấy.
Đảng CSVN bắt đầu chuẩn bị đại hội 12.Trong lúc một số không ít người dân mất lòng tin vào lãnh đạo và quản lý của chính quyền thì đa số vẫn đang rất trông chờ vào đại hội . Tại ĐH này, nếu có một số người lãnh đạo của đảng biết tự đổi mới, đặt quyền lợi dân tộc lên trên, thực thi dân chủ rộng rãi thì không những đưa được đất nước phát triển, giữ được độc lập, chủ quyền quốc gia, mang lại tự do, dân chủ, hạnh phúc cho nhân dân mà còn củng cố được uy tín,nâng cao được vai trò của đảng. Nếu những người lãnh đạo đảng không tự đổi mới, không tiến hành những cải cách dân chủ cần thiết, vẫn cố bảo vệ ý thức hệ đã lỗi thời, đặt lợi ích nhóm và cá nhân lên trên quyền lợi dân tộcthì rồi chưa biết sẽ kìm hãm sự phát triển đất nước đến bao lâu và cũng chưa biết chuyện gì sẽ xẩy ra, chỉ có thể khẳng định là sự mất lòng tin, sự uất hận của dân ngày càng tăng lên.
Để chuẩn bị đại hội người ta lo làm báo cáo chính trị ( tổng kết công việc, kể thành tích, tìm thiếu sót, nguyên nhân và bài học…), lo việc dự thảo nghị quyết, rồi họp hành thảo luận. Những việc như vậy, xét cho cùng, có rất ít tác dụng thiết thực mà lại tốn rất nhiều công sức, tiền của và thời gian.Tôi đã dự rất nhiều đại hội các cấp, các ngành và nhận ra rằng quan trọng nhất của mỗi đại hội là : 1- Bầu ai làm ban lãnh đạo mới. 2- Các đại biểu trao đổi, thảo luận các quan điểm gì về đường lối, thảo luân như thế nào. Những việc này, trong trường hợp dân chủ, chủ yếu do trí tuệ kết hợp với trách nhiệm của các đại biểu quyết định . Nếu đại biểu chỉ thiếu một trong hai (nguy hơn là thiếu cả hai) thì sự quyết định sẽ dễ mắc sai lầm, dễ bị thao túng bởi những người có quyền lực. Còn nếu không có dân chủ thật sự thì mọi việc chỉ là hình thức, chỉ là họp để hợp thức hóa quyết định có sẵn của một số ít người có quyền.Vậy vấn đề thành bại của một đại hội chủ yếu là do tinh thần dân chủ và chất lượng đại biểu.
Làm sao để chọn được đại biểu có chất lượng thực sự. Từ trước đến nay cách làm là chỉ đạo từ trên xuống. Họp chi bộ ( thôn, tổ dân phố , đơn vị công tác…) do đảng ủy ( của xã, phường, cơ quan…) chỉ đạo. Họp đảng ủy do huyện ủy, quận ủy. Họp huyện, quận do tỉnh, thành phố. Họp tỉnh, thành phố do trung ương. Do cấp trên chỉ đạo nhưng là cấp trên nào, dựa theo quan điểm nào. Rõ ràng là cấp trên hiện tại, nghĩa là cấp trên sắp được ( hoặc bị ) thay thế. So với đại hội thì đó là cấp trên cũ, theo quan điểm cũ. Nếu cái cũ còn rất tốt thì tạm được, nhưng nếu cái cũ đã quá hỏng, cần thay mới mà vẫn dùng nó để làm mẫu cho cái mới, để quyết định cái mới thì ôi thôi, đã hư hỏng rồi còn sẽ hư hỏng hơn. Thế rồi, mặc dầu khẩu hiểu được chăng rất nhiều, rất to là “ sáng suốt lựa chọn người này người kia…”, mặc dầu thông qua tiêu chuẩn “ có đủ cái này cái nọ…” nhưng rồi vì thiếu dân chủ, thiếu dũng cảm, thiếu trí tuệ, thiếu trách nhiệm… nên vẫn bầu ra các vị Nguyễn Y Vân, Vũ Như Cẫn. Nếu có bầu được vị nào mới thì cũng chủ yếu là “trung thành với người cũ, với việc cũ …”.Như thế thì lấy đâu ra đổi mới.
Cách bầu cử ( người đi dự đại hội cấp trên, người vào ban mới ) như vẫn làm trên đây được nhiều người cho là bắt buộc, phải theo, không thể làm khác.Số này có hai loại. Loại thứ nhất biết rằng đó là một thủ đoạn tinh vi,nhằm hạn chế dân chủ, tăng độc quyền, giữ nguyên quan điểm, đường lối cũ, họ chủ trương làm như vậy để lợi dụng, nhằm bảo vệ đặc quyền đặc lợi của một nhóm người nào đó. Loại thứ hai là những người vì quá tin tưởng vào cấp trên mà ít suy nghĩ cho thấu đáo, cứ tưởng làm như thế là hay, là tốt, là dân chủ. Thực tế cách bầu cử như trên khó bầu ra được những người thật sự xứng đáng ( có một số nơi cũng bầu ra được vài người ưu tú, chủ yếu là gặp may, gặp điều kiện thuận lợi…). Tôi xin kể câu chuyện. Năm 2008 tôi về quê, nghe các vị cán bộ, đảng viên than phiền ông bí thư đảng bộ kém đạo đức, thiếu năng lực. Tôi hỏiông ấy có phải do đại hội sáng suốt lựa chọn và bầu ra không. Các vị nói là chính họ bầu, nhưng mà phải bầu theo chỉ đạo của huyện ủy. Tôi nói, thế thì còn trách ai. Nói xong tôi thấy lạnh ở gáy vì nghĩ đến ông bí thư đảng ủy của trường tôi ( một trường đại học lớn, có gần một ngàn cán bộ trong đó có trên 5 trăm cán bộ giảng dạy, toàn có trình độ từ đại học trở lên), đại biểu đại hội nhiều người là giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ mà vẫn bầu ra một bí thư kém năng lực, bị nhiều cán bộ chê bai. Nhưng rồi xương sống lại lạnh hơn khi nhớ đến ông tổng bí thư Nông Đức Mạnh được đại hội của những “đại biểu ưu tú” bầu ra.
Để tiến hành đại hội 12 có kết quả tốt đẹp theo hướng đổi mới, tôi đề nghị nên chuẩn bị theo hướng ngược lại, vừa từ trên xuống, vừa từ dưới lên.
1- Từ trên xuống. Họp Bộ chính trị và trung ương, đề xuất phương châm “ Đặt quyền lợi dân tộc lên trên”, mở rộng dân chủ thực sự, kiên quyết đổi mới để cứu đảng, cứu dân tộc ( theo tinh thần bức thư của 61 đảng viên ), thông báo cho toàn đảng toàn dân biết.
2- Đại hội các cấp 2 vòng. Vòng một chỉ bầu người đi dự ĐH cấp trên. Bầu cử từ dưới lên, thật sự dân chủ, không có dự kiến và chỉ đạo của cấp trên. Ứng cử, tranh cử, bầu cử trên cơ sở thảo luận quan điểm có theo phương châm đặt quyền lợi dân tộc lên trên hay không, có đổi mới, có cải cách hay không. Vòng 2 sẽ đại hội sau ĐH trung ương, để bầu ban chấp hành mới.
3- Đại hội các cấp dưới không thảo luận các báo cáo và nghị quyết từ trên đưa xuống mà xây dựng báo cáo từ dưới lên. Bớt kể thành tích, bàn nhiều hơn về việc đảng đặt lợi ích dân tộc lên trên như thế nào, trong tình hình mới nên thực hiện việc lãnh đạo như thế nào ( để tránh sự toàn trị ).
4- Trong đại hội toàn quốc phải tập trung thảo luận việc đổi mới, từ bỏ ý thức hệ và chủ nghĩa Mác Lênin đã lỗi thời. Nếu xu thế đổi mới thắng lợi thì đảng tuyên bố từ bỏ tên cộng sản, lấy lại tên Đảng Lao động. Nếu những người đổi mới bị thiểu số thì nên tách ra thành lập đảng mới, lấy tên là Đảng Lao động, là đảng đối lập với đảng cộng sản hiện hành.
Tôi biết mỗi lần chuẩn bị ĐH đảng có nhiều người ( đảng viên, ngoài đảng ) viết thư góp ý kiến gửi Bộ chính tri, Ban chấp hành trung ương, Ban trù bị ĐH. Phần nhiều thư ấy không được phản hồi. Vì vậy tôi viết các ý kiến này, xem là thư ngỏ, của một đảng viên, gửi Ban chấp hành trung ương và toàn thể đảng viên. Tôikhông được vinh dự cùng ký tên với 61 đảng viên vào bức thư ngỏ ngày 28 tháng 7 năm 2014 nên xinhọc và làm theo các đồng chí ấy.
Nguyễn Đình Cống
ĐT 01689 578 620
Nguồn: boxitvn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét