Pages

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Thủ tướng Ấn Độ lần đầu tiên công du Hoa Kỳ

mediaThủ tướng Ấn Narendra Modi viếng Đài tưởng niệm 9/11 tại Manhattan, New York, ngày 27/09/2014.REUTERS/Carlo Allegri
    Thủ tướng Ấn Độ từ ngày 26/09/2014 đã khởi đầu chuyến viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên từ sau khi đắc cử hồi tháng Năm, với mục đích xúc tiến đầu tư.Trong ngày đầu thăm New York hôm nay, ông Narendra Modi phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trước khi đến Washington.






    Sau khi vừa đặt chân lên đất Mỹ, Thủ tướng Ấn đã gặp gỡ Thị trưởng New York Bill De Blasio và giám đốc Viện Ung thư Quốc gia, giải Nobel Harold Varmus. Ngày mai ông Modi sẽ tiếp một ngôi sao nhạc rock trước 18.000 người tại trung tâm thể thao Madison Square Garden, một sự kiện được các nhà hoạt động Mỹ gốc Ấn chuẩn bị từ lâu để tô điểm lại hình ảnh của nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa Ấn.
    Ông Narendra Modi sẽ dùng bữa tối với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trước buổi hội đàm chính thức vào thứ Ba tới. Thủ tướng Ấn cũng sẽ gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel, Ngoại trưởng John Kerry và bà Hillary Clinton, người tiền nhiệm của ông Kerry. Sự tiếp đón trọng thị này là một dạng phục hồi danh dự cho nhà lãnh đạo Ấn, vốn đã từng bị từ chối cấp visa vào Mỹ năm 2005 do các vụ nổi dậy đẫm máu chống người Hồi giáo ở bang Gujarat mà ông là lãnh đạo năm 2002.
    Tuy vậy ông Modi vẫn không tránh khỏi được hậu quả vụ này : các luật sư của American Justice Center (AJC) hôm qua loan báo việc khởi kiện dân sự đối với ông để đòi bồi thường cho sự kiện mà họ cho là « một âm mưu diệt chủng ». Thủ tướng Ấn luôn biện minh là lúc đó ông không làm ngơ cho bạo lực hoành hành và không hề bị cáo giác, nhưng các vụ bạo động trong quá khứ cũng đã ảnh hưởng đến sự nghiệp của ông. Chính quyền và cảnh sát bang Gujarat bị chỉ trích là đã không nhanh chóng can thiệp.
    Trong một bài báo đăng trên tờ Wall Street Journal hôm qua, ông Modi bày tỏ mong muốn phát triển hợp tác Mỹ-Ấn. Thủ tướng Ấn viết : « Ấn Độ và Hoa Kỳ có cùng lợi ích cơ bản trong sự thành công, nhân danh các giá trị và rất nhiều những ích lợi chung. Các thế mạnh bổ sung giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ có thể được sử dụng cho một sự phát triển toàn cầu, nhằm chuyển đổi cuộc sống trên thế giới ».

    Không có nhận xét nào: