Pages

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2015

Chia rẽ nội bộ chính phủ Mỹ về trừng phạt Trung Quốc bành trướng Biển Đông

Về phía ủng hộ Trung Quốc có Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert đã từng làm việc chặt chẽ với Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân...

                                        Lính hải quân Trung Quốc, ảnh: Bloomberg/Getty.

Bloomberg ngày 5/5 đưa tin, sau một năm Trung Quốc trắng trợn leo thang trong vùng biển (nước này nhảy vào) tranh chấp, một số quan chức ở Washington đang kêu gọi Tổng thống Obama hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới, RIMPAC. Một số nhà lãnh đạo trong Quốc hội và quân đội Hoa Kỳ muốn loại trừ Trung Quốc, cảnh báo sự tích tụ quân sự của Bắc Kinh ở Hoa Đông và Biển Đông.

Động thái này bao gồm các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông mà Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ Harry Harris đã gọi là "Vạn lý trường thành bằng cát". Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain nói rằng: "Tôi sẽ không mời họ thời gian này vì hành vi xấu của họ. Những tháng cuối năm ngoái họ đã bồi lấp 60 mẫu Anh xung quanh quần đảo này (Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam), trong năm nay họ đã bồi lấp 600 mẫu Anh và đang xây dựng một đường băng. Tôi không nghĩ có bất kỳ nghi ngờ gì về tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc".

Bắc Kinh đã chính thức được mời tham dự cuộc tập trận chung RIMPAC lần đầu tiên vào năm ngoáicùng 21 quốc gia, bao gồm cả Việt Nam và Philippines. Trung Quốc đã gây bất ngờ trong bài tập cuối cùng của RIMPAC bằng cách phái một tàu do thám giám sát vốn không có trong kế hoạch và càng không được hoan nghênh.

Ông McCain nói rằng sự tích tụ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông có thể dẫn tới khả năng nước này đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không như đã làm ở Hoa Đông năm 2013. Mỹ đã phản đối động thái đó ngay năm 2013, nhưng Thượng nghị sĩ John McCain cho rằng Nhà Trắng cần phải làm nhiều hơn để ngăn chặn Trung Quốc lặp lại điều này ở Biển Đông.

"Đó sẽ là khẳng định trong thực tế rằng đấy là không phận Trung Quốc. Tôi không nghĩ có bất kỳ nghi ngờ nào về việc Trung Quốc đang hoạt động một cách tích cực. Tư lệnh Hạm đội 7 của chúng tôi đã đưa ra cảnh báo, nhưng hình như đã bị bỏ qua", Thượng nghị sĩ John McCain cho biết.

Trong chính phủ Mỹ hiện nay có sự chia rẽ, căng thẳng về việc liệu Mỹ có nên tăng cường hợp tác với Trung Quốc để duy trì quan hệ hay là giữ khoảng cách giữa quân đội 2 nước. Về phía ủng hộ Trung Quốc có Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert đã từng làm việc chặt chẽ với Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc. Năm ngoái Greenert đề nghị đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc là có 1 tàu sân bay Mỹ thăm nước này và mở cửa cho các sĩ quan Trung Quốc lên thăm.

Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ. Ảnh: USNI News.

Tháng Hai vừa qua, ông McCain đã gửi thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel phản đối ý tưởng này. Một tháng sau, tân Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter trả lời ông McCain rằng, chuyến thăm Trung Quốc của một tàu sân bay sẽ không xảy ra. "Môi trường khu vực hiện nay và những cân nhắc cân bằng quân sự sẽ cung cấp phân tích cho Bộ Quốc phòng. Và như ngài đề nghị, một tàu sân bay Mỹ sẽ không hỗ trợ các mục tiêu đó vào thời điểm này", ông Carter cho biết.

Kể từ khi nhậm chức, ông Ash Carter đã đóng một vai trò nổi bật trong các vấn đề an ninh liên quan đến châu Á. Một nguồn tin cho biết, Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã thông báo cho Hải quân nước này rằng Lầu Năm Góc không muốn Trung Quốc được mời tham gia RIMPAC 2016 vì hành vi gần đây, nhưng quan điểm của Hải quân Mỹ vẫn muốn mời Trung Quốc. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái BÌnh Dương, Đô đốc Samuel Locklear là người ủng hộ đẩy mạnh hợp tác quân sự với Trung Quốc.

Nhà Trắng được cho là cởi mở với ý tưởng không mời Trung Quốc tham dự RIMPAC để thể hiện lập trường cứng rắn hơn trước sự xâm lăng của Bắc Kinh trên Biển Đông, nhưng cho đến nay vẫn chưa ngã ngũ trong các cuộc tranh luận. Người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Patrick Ventrell từ chối bình luận cụ thể về RIMPAC. Patrick Cronin, người đứng đầu Chương trình An ninh châu Á - Thái Bình Dương từ Trung tâm An ninh mới của Mỹ nói rằng, Washington nên đòi hỏi nhiều hơn cái giá ngoại giao và danh tiếng cho các hành vi xấu của Trung Quốc.

"Chúng tôi đang cố gắng tránh bị qua mặt bởi một Trung Quốc rất năng động và hung hăng. Khi họ làm những việc vi phạm nguyên tắc, chúng ta phải đảm bảo rằng họ không được hưởng lợi", Cronin bình luận. Nhưng cái giá ấy không nhất thiết phải là loại trừ họ khỏi RIMPAC, mà phụ thuộc vào những gì RIMPAC nên triển khai với Trung Quốc. "Đối với chúng tôi, có Trung Quốc tham dự là quan trọng, nhưng không có nghĩa là Trung Quốc đang đến với ý định tốt".

Các chuyên gia khác cho rằng ngay cả khi không có rủi ro an ninh quốc gia để mời Bắc Kinh tham gia RIMPAC, Trung Quốc chỉ đơn giản không xứng đáng với vinh dự được tham gia. "Họ không được giữ bất kỳ bí mật nào tại RIMPAC. Vấn đề lớn hơn là thái độ và hành vi của họ. Bạn duy trì các tiêu chuẩn nhất định và nếu Trung Quốc không đáp ứng được những tiêu chuẩn này, họ không nên có được lời mời quay lại", Michael Auslin từ Viện Doanh nghiệp Mỹ bình luận.

Quan hệ Mỹ - Trung khá phức tạp và quyết định trừng phạt Trung Quốc nên được thực hiện với sự quan tâm kỹ lưỡng. Nhưng chỉ có một số quan chức Hải quân Mỹ đang cho rằng chống lại hành vi xấu của Trung Quốc là thiển cận. Rõ ràng là cho đến nay Trung Quốc đang không phải trả giá cho những hành vi gây hấn của nó. Cho đến khi chính quyền Nhà Trắng thay đổi, Bắc Kinh sẽ còn tiếp tục thay đổi thực trạng (trên Biển Đông) có lợi cho họ.

Hồng Thủy

(Giáo Dục)

Không có nhận xét nào: