Đức Đạt Lai Lạt Ma là lãnh tụ tinh thần Tây Tạng. Ngài cùng hàng ngàn Phật tử rời Tây Tạng lưu vong sang Ấn Độ từ năm 1959, tức là 10 năm sau khi Mao toàn thắng ở lục địa Trung Hoa.
Ngài lãnh đạo nhân dân Tây Tạng chống lại cuộc xâm lăng và chiếm đóng của Trung Cộng từ hồi đó đến giờ. Cuộc chiến đấu dai dẳng và bền bĩ kéo dài, tính ra đã nửa thế kỷ.
Nhân dân Tây Tạng và thế giới Tự do có điều lo lắng vì Ngài năm nay đã 75 tuổi. Lỡ như ngài “vãng sanh cực lạc” thì công cuộc chiến đấu đang còn dang dở, ai sẽ là người có đủ khả năng và uy tín để lãnh đạo nhân dân Tây Tạng, tiếp tục công cuộc kháng chiến để đi tới thành công.
Thế rồi mới đây, hôm 10 tháng 3 năn 2011, trong một bài diễn văn đọc tại Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ, nơi đặt chính phủ lưu vong Tây Tạng, Ngài chính thức loan báo ý định từ bỏ vai trò chính trị, để nhường chỗ cho một lãnh đạo mới “được bầu lên một cách tự do”.
Tuy nhiên, Ngài nói thêm, việc chuyển giao quyền hành không có nghĩa là Ngài từ bỏ trách nhiệm lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng.
Sáu mươi mốt năm trước, khi được chọn vào trách nhiệm lãnh đạo đất nước nầy, Ngài mới 15 tuổi. Cuộc nổi dậy năm 1959 thất bại. Ngày 10 tháng 3 hàng năm là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa thất bại nầy.
Khi tuyên bố từ bỏ vai trò chính trị, Đức Lạt Lai Lạt Ma nhắc lại rằng: “Ngay từ những năm 1960, tôi vẫn luôn nói rằng Tây Tạng cần phải có một lãnh đạo do nhân dân bầu lên một cách tự do, để tôi có thể chuyển giao quyền hành. Nay đã đến lúc thực hiện điều này”
Mặc dù vậy, Ngài sẽ không rút khỏi cuộc đấu tranh chính trị và sẽ vẫn tiếp tục đảm nhận vai trò của Ngài “vì chính nghĩa của Tây Tạng”.
Trong suốt bao nhiêu năm tranh chiến đấu cho Tự do của nhân dân Tây Tạng, Ngài đã đi nhiều nơi trên thế giới, gặp gỡ thăm viếng nhiều nhà lãnh đạo các siêu cường, kể cả tổng thống Mỹ để vận động và làm sáng tỏ chính nghĩa của nhân dân Ngài.
Ngài là biểu tượng cho cuộc đấu tranh giành tự do cho dân tộc Ngài.
Qua hành động từ bỏ vai trò chính trị, người ta thấy một điều hay ở hành động của Ngài. Từ trước tới nay, Ngài vừa là một lãnh tụ tôn giáo vừa là một nhà lãnh đạo chính trị. Nhự vậy, sự kiện ấy có nghĩa là Tôn giáo ở trong Chính trị hay Chính trị ở trong Tôn giáo? Nó có mang tính chất thần quyền trong việc cai trị một đất nước như đã từng xảy ra ở Châu Âu mấy trăm năm trước. Đó là hiện tượng của một xã hội lạc hậu, các nước Châu Âu đã cởi bỏ, nhưng một số nhà lãnh đạo tôn giáo ở một số quốc gia chậm tiến vẫn còn muốn bảo tồn như thời Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa hay các nước Hồi giáo hiện tại.
Tầm nhìn tiến bộ văn minh đúng với con đường đi tới nhân loại như thế, không phải bây giờ Đức Đạt Lai mới nghĩ ra, mới thấy được, mà, như Ngài nói: ““Ngay từ những năm 1960, tôi vẫn luôn nói rằng Tây Tạng cần phải có một lãnh đạo do nhân dân bầu lên một cách tự do, để tôi có thể chuyển giao quyền hành. Nay đã đến lúc thực hiện điều này”
Ngài đã nhìn thấy đều ấy là đúng, là phải làm, ngay từ những năm 1960 – khi chế độ Đệ Nhứt Việt Nam Cộng Hòa đang còn vững mạnh – tại sao bây giờ Ngài mới thực hiện? Phải chăng, ngoài vai trò lãnh đạo tinh thần nhân dân Tây Tạng, Ngài còn ham muốn nắm thêm vai trò lãnh đạo chính trị?
Có lẽ người ta không nghĩ vậy. Nhưng với Tây Tạng là một quốc gia hầu hết dân chúng là tín đồ Phật giáo, Phật giáo lại là Quốc giáo, đang chịu đựng sự cai trị khắc nghiệt và đang gặp nguy khốn vì Cộng Sản Tầu, lại có nguy cơ bị tiêu vong về cả hai mặt đất nước và tôn giáo, thì vai trò lãnh đạo về cả hai mặt tôn giáo và dân tộc quan trọng ngang nhau. Công cuộc đấu tranh chống lại người Tầu trên cả hai bình diện nói trên, không thể tách rời nhau ra được. Trong ý nghĩa đó, Ngài phẳi nắm giữ cả hai vai trò lãnh đạo tôn giáo và chính trị, mặc dầu, Ngài vẫn tự cho mình chỉ là “nhà sư Phật giáo đơn giản.”
Trong tư tưởng và cách hành xử của Ngài, có những điều rất tiến bộ và sát thực. Xưa nay, những người lãnh đạo tôn giáo thường tự gán cho mình một “tính cách thần bí”, một sự “truyền cảm siêu nhiên” đến với họ trong vai trò đứng đầu một tôn giáo, thậm chí ngay cả những ông đạo ở miền Tây Nam bộ như đạo sờ, đạo liếm, cũng tự cho mình có những phù phép, quyền lực thần thánh từ “cõi trên” ban cho. Vậy mà, với một đạo Phật theo Mật Tông, một tông phái có xử dụng, thậm chí có khi lạm dụng sự huyền bí của tôn giáo, là “môi trường” tốt để các lãnh tụ tôn giáo có thể xử dụng nó như một đòn phép nhằm mê hoặc tín đồ, thì Đức Đạt Lai Lạt Ma có một quan điểm, một tầm nhìn hết sức văn minh, tiến bộ. Ngài nói: “Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo.”
“Cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo.”???
Nhắm bộ Ngài không nghĩ rằng, trong lịch sử nhân loại hàng ngàn năm nay, những nhà lãnh đạo tôn giáo ở Châu Âu, khi cầm quyền lãnh đạo đất nước, họ không tuyên bố rằng đó là một nhiệm vụ do Thượng Đế giao phó cho họ hay sao? Nói chi xa, ngay cả ông Ngô Đình Diệm, khi nắm quyền cai trị miền Nam Việt Nam trước đây, ông ta đã không từng tuyên bố rằng “ơn trên” đã trao cho ông vai trò lãnh đạo đất nước và dân tộc để chống Cộng Sản vô thần?
Một người không phải là nhà tu hành, tự mình thấy mình có vai trò một tôn giáo để chống Cộng, còn chính Đức Đạt Lai Lạt Ma, một lãnh tụ tôn giáo, đang lãnh đạo dân tộc mình chống lại sự đô hộ của Tầu cộng lại thấy mình:
“Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ của tôi. Thế nên, một cách tự nhiên, tôi tự cảm thấy mình nhiều phần là người của tôn giáo hơn. Ngay cả trong đời thường của tôi, tôi có thể nói rằng tôi để 80% thời gian của mình cho các sinh họat tâm linh và 20% cho Tây Tạng.”
Tôi không rõ ý nghĩa hai tiếng chính trị trong câu nói sau đây của Ngài. Ngài nói: “Còn về chính trị, tôi không có được sự giáo dục hiện đại nào, ngọai trừ chút ít kinh nghiệm. Đó là một trách nhiệm lớn đối với người không được trang bị kỹ càng. Đây không phải công việc thiện nguyện, nhưng là điều mà tôi cảm thấy tôi phải theo đuổi vì dân tộc Tây Tạng đã đặt hy vọng và niềm tin vào tôi.”
Tôi không nghĩ Ngài là một nhà chính trị. Nói cho đúng ra, theo cách nghĩ của tôi, Ngài là một nhà cách mạng. Nhà cách mạng lãnh đạo dân tộc của Ngài đánh đổ ách cai trị của người Tầu.
Thật ra, không ai sinh ra để làm cách mạng. Ngay như ở nước ta cũng rõ ràng. Cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh, ông Nguyễn Thái Học, ông Nguyễn Tường Tam và cả ông Hồ Chí Minh, ông Ngô Đình Diệm… không ai sinh ra để làm cách mạng cả. Họ trở thành nhà cách mạng, chẳng qua là do tình cờ lịch sử dân tộc. Họ sinh ra và lớn lên trong một đất nước nô lệ, và do hoàn cảnh lịch sử, do ý thức được thân phận mình và thân phận dân tộc, nên họ đi theo con đường cách mạng. – Con đường cách mạng và con người cách mạng -, nhưng khi có người trong họ trở thành những nhà chính trị cai trị miền Nam hoặc cai trị miền Bắc thì việc đảm nhiệm vai trò mới ấy, vai trò những người làm chính trị, lại dở ẹc.
Theo quan điểm tiến bộ như ngày nay, Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tôn giáo không muốn đóng vai trò chính trị. Chính trị thì phải có Tự do, Dân chủ. Lãnh đạo chính trị phải do dân chúng bầu lên, bầu tự do như các nước văn minh Âu Mỹ, hay bầu gian lận, bầu mánh mung như “đảng cử dân bầu” là trò xỏ lá của Dziệt Cộng. Bằng cách nào thì lãnh tụ chính trị phải do dân chúng bầu lên.
Đất nước Tây Tạng, hiện do Tầu cộng đô hộ. Nhưng từ lâu, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng muốn nhân dân Tây Tạng sống trong Tự do, Dân chủ. Vì vậy, “Ngay cả hồi năm 1963, sau bốn năm sống lưu vong, chúng tôi đã soạn bản dự thảo Hiến Pháp cho một nước Tây Tạng tương lai dựa vào chế độ dân chủ.”
Năm 1969, Ngài xác nhận lại một lần như thế nữa.
Đối với Ngài, dù là một Đạt Lai Lạt Ma lãnh đạo tôn giáo hay thủ tướng lãnh đạo chính trị của nhân dân Tây Tạng, cũng chỉ là những định chế nhân tạo. Ngài nói: “Vấn đề định chế Đạt Lai Lạt Ma còn duy trì hay không là tùy thuộc hoàn toàn vào ước muốn của dân Tây Tạng. Họ sẽ quyết định.” Và “Hiến Pháp nói rõ rằng quyền lực của Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể bị gỡ bỏ bởi tỉ lệ phiếu hai phần ba các thành viên Quốc Hội.”
Trong hoàn cảnh hiện tại “thì định chế Đạt Lai Lạt Ma hữu dụng cho văn hóa và dân tộc Tây Tạng.”
Vào năm 2001, nhân dân Tây Tạng đã bầu ra một thủ tướng (lưu vong).
Rõ ràng, ở đây, trong định chế tôn giáo và chính trị của Tây Tạng, dưới nhãn quan của Đức Đạt Lai Lạt Ma, không có cái gì là siêu nhiên, phù phép, thần quyền cả.
Điều nầy khá buồn cười!
Lãnh thổ Tây Tạng nằm ở nóc nhà của thế giới, nơi cao nhất và có nhiều kỳ bí nhất. Dân tộc Tây Tạng, sinh sống trên vùng đất xa xôi hẻo lánh nhất với thế giới loài người, cũng không thiếu tính chất kỳ bí của dân tộc đó. Đạo Phật Tây Tạng, theo Mật tông, cũng mang nhiều tính chất kỳ bí tôn giáo.
Tất cả những kỳ bí đều biến mất dưới nhãn quan của Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính quyền Tự do – Dân chủ của nhân dân Tây Tạng.
Chính sự biến mất của tính chất kỳ bí đó, làm cho nhân loại ngày nay đang chán nãn với những trò phù phép, viễn vông, thiếu thực tế, bỗng nghe những gì Đức Đạt Lai Lạt Ma nói ra, ngay khi Ngài ở tại thủ đô tỵ nạn của người Tây Tạng, hay khi ngài đi thuyết giảng ở Âu Mỹ, Úc, Á, ngay tại các trường Đại học danh tiếng, không có cái nào là do từ ơn phước siêu nhiên ban phát cho ta. Sự ổn định tâm linh, sự thanh thản của tâm hồn, và ngay cả sự an bình của xã hội, đều do từ con người biết tu học, biết rèn luyện mà ra cả. Đó là một thứ tôn giáo mang tính thực tiển, đi vào cuộc sống, khoa học và hiện đại, dù tôn giáo ấy xuất hiện đã mấy ngàn năm nay, là cần thiết cho xã hội loài người bây giờ, có quá nhiều bất ổn và có quá nhiều sức nặng tâm lý.
Những thành đạt của Đức Đạt Lai Lạt Ma thu đạt được trên toàn thế giới làm cho người Tầu cộng bao giờ cũng xem Ngài là một “kẻ ly khai, nguy hiểm”. Chỉ vài giờ sau khi Đức Đạt-Lai Lạt-Ma loan báo ý định rời bỏ vai trò chính trị, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố đây chỉ là một “mưu mẹo” để “đánh lừa cộng đồng quốc tế”.
Thật ra, trong phương cách đối đầu với Trung Cộng, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma tỏ ra Ngài rất thực tế, rất phải chăng, biết mình, biết người.
Trước hết, so sánh Trung Cộng ngày nay và trước kia, Ngài thấy Trung Cộng có thay đổi. Ngài nói: “Trung Quốc đang trong tiến trình biến đổi. Nếu quý vị so sánh Trung Quốc hôm nay với hồi mười hay hai mươi năm trước, đã có thay đổi rất lớn lao. Trung quốc không còn bị cô lập nữa. Bây giờ là một phần của cộng đồng thế giới rồi. Sự tương thuộc toàn cầu, đặc biệt về mặt kinh tế và môi trường làm cho các nước không thể cô lập mãi được.”
Trong tình hình đó, biết cái thế mạnh của Trung cộng dân đông, nước lớn. Biết cái thế yếu của Tây Tạng nước nhỏ, dân ít, lại nằm kế cận Trung Hoa, nên Ngài không chủ trương độc lập, tách rời khỏi Trung cộng. Giờ đây, Ngài chỉ đòi hỏi “cho Tây Tạng được tự trị về văn hóa, chứ không hoàn toàn độc lập với Trung quốc.”
Có lần, Ngài phát biểu: “Tôi không đòi hỏi ly khai ra khỏi Trung quốc. Tôi gắn bó với phương pháp trung dung rằng Tây Tạng vẫn nằm trong Cộng hòa Nhân dân Trung quốc, trong khi được hưởng mức độ cao về tự trị.”
Với phương cách ấy, Ngài thấy: “Nó có lợi chung cho cả người Tây Tạng lẫn người Trung hoa. Chúng tôi người Tây Tạng sẽ có thể phát triển Tây Tạng với trợ giúp của Trung quốc, trong khi cùng lúc gìn giữ nền văn hóa độc đáo của chúng tôi, kể cả kho tàng tâm linh, và môi trường mong manh của chúng tôi.”
Nếu Trung quốc giải quyết một cách khôn ngoan và khéo léo như thế về vấn đề Tây Tạng, thì Trung quốc sẽ có thể đóng góp cho chính sự ổn định và thống nhất của chính Trung quốc.
Chúng ta có thể thấy, trong quan điểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma, bảo tồn bản sắc văn hóa đặc biệt của người Tây Tạng là điều hết sức hệ trọng. Chủ trương tự trị của Ngài là nhằm mục đích bảo tồn ấy.
Bản sắc văn hóa ấy của người Tây Tạng đang phải đối đầu với nguy cơ bị xóa bỏ, tiêu diệt vì chủ trương đồng hóa của người Tầu. Trong khi đó thì văn hóa Tầu không có gì đặc biệt cả, bởi vì người Tầu nói thì hay nhưng làm thì dở. Chỉ một việc Nhân Nghĩa là điều người Tầu đã nói cả hàng ngàn năm nay, nhưng việc ăn thịt người thì người Tầu đã ăn từ hàng ngàn năm nay, ngày xưa, khi họ gặp nạn đói, hay như bây giờ, đã giàu có, cũng ăn thịt trẻ em vì họ cho rằng đó là loại thịt bổ nhứt, tốt cho sức khỏe của họ nhứt.
Như vậy thì dân tộc Tây Tạng, liệu họ có thể ăn thịt người như người Tầu, hay họ sợ nếu như bị người Tầu đồng hóa, để có thể bị người Tầu ăn thịt trẻ con của họ, hay họ sẽ ăn thịt trẻ con như người Tầu hiện nay, liệu họ có thể từ bỏ đạo Phật để trở thành người Tầu “tàn ác như sư tử, xảo quyệt như hồ ly, nhát gan như thỏ đế” theo nhận xét của Lỗ Tấn về dân tộc của ông.
Từ ý nghĩa đó, việc Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ trương cần được tự trị để bảo vệ văn hóa của người Tây Tạng đậm mầu sắc Phật giáo là điều rất đúng, rất chính đáng, không ai có thể phản biện được.
Cũng vì chủ trương đó, nhiều lần Đức Đạt-Lai Lạt-Ma muốn trở về Lhasa, thủ đô của Tây Tạng. Sự xuất hiện của Ngài ở đó làm cho chính nghĩa của Ngài và của nhân dân Tây Tạng sáng tỏ hơn, sức tự vệ mạnh hơn, và sức xâm lăng của Tầu cộng, về cả hai mặt vũ lực và văn hóa sẽ yếu đi.
Người Tầu biết vậy, và đã không ít lần họ nuốt lời hứa, bày trò hai mặt để Ngài không về được.
Về căn bản, Ngài từng nói: “Theo hiến pháp, Tây Tạng không giống như các tỉnh khác, nên được hưởng quy chế tự trị. Năm 1956, Chu Ân Lai từng nói với Thủ tướng Ấn Độ Jarwarhal Nehru rằng Bắc Kinh coi Tây Tạng là một trường hợp rất đặc biệt.”
Thế nhưng người Tầu có thực hiện những điều qui định do chính họ viết trong hiến pháp hay điều như thủ tướng Chu của họ đã từng nói với thủ tướng Ấn Độ hay không?!
Trong niềm mong ước quan hệ bình thường với Trung Cộng, Đức Đạt Lai Lạ Ma kể lại: “Từ năm 1979, chúng tôi đã phát triển các mối liên hệ trực tiếp với chính quyền Bắc Kinh. Ở vào thời điểm đầu những năm 80, đó là một niềm hy vọng thật sự. Không khí rất tích cực. Thế rồi đến giữa năm 80, Trung Quốc thay đổi thái độ. Họ theo đuổi những chính sách cứng rắn hơn. Vào năm 1993, quá trình tiếp xúc chấm dứt. Đầu năm ngoái, chúng tôi phát triển kênh đối thoại bán chính thức nhưng cũng chẳng đi đến đâu. Tới tháng chín năm ngoái, chúng tôi lại khởi động các cuộc tiếp xúc một lần nữa với chính phủ Trung Quốc.”
Rõ ràng Ngài đã kiên nhẫn và nhiều thiện chí.
Thiện chí đó lại tiếp tục:
“Lãnh tụ tinh thần Tây Tạng mới đây khẳng định sẽ chấm dứt gần nửa thế kỷ sống lưu vong ở Ấn Độ nếu Trung Quốc cho phép Ngài trở về thủ phủ Lhasa mà không đặt ra một điều kiện nào. Có tin Đức Đạt-Lai Lạt-Ma bí mật thỏa hiệp với Trung Quốc, sau khi hai phái viên của Ngài tới Bắc Kinh hồi tháng 9 năm ngoái.”
Không phải Trung cộng không hiểu và nghi ngờ những gì Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đề nghị với họ, nhưng ngay như việc Ngài trở về Lhasa một cách bình thường mà thôi, thì việc ấy đã là một bất lợi cho chính sách cai trị và đồng hóa của họ ở Tây Tạng rồi. Và để ngăn ngừa những bất lợi đó xảy ra, buộc lòng Bắc Kinh phải trở mặt, phải gây khó khăn cho việc trở về Lhasa của Ngài, và vu cáo cho Ngài. Trung Cộng cáo gian Ngài là người “cực đoan”, theo “chủ nghĩa ly khai” và “đứng đằng sau mọi hoạt động chính trị tôn giáo ngoại giao.”
Như thế nào Trung Cộng gọi Ngài là người cực đoan?
- Vì Ngài muốn Trung Cộng phải thực hiện những điều ghi trong hiến pháp của họ: “Theo hiến pháp, Tây Tạng không giống như các tỉnh khác, nên được hưởng quy chế tự trị.”
- Ngài cũng không phải là người theo “chủ nghĩa ly khai.” Nếu Ngài theo chủ nghĩa đó thì Ngài đòi độc lập cho Tây Tạng chứ không phải chỉ là tự trị mà thôi, mà lại là “tự trị về văn hóa”.
- Từ hai vu cáo trên, cái đuôi của nó phải là “đứng đằng sau mọi hoạt động chính trị tôn giáo và ngoại giao.”
“Cách mạng vô sản” là cách mạng triệt để, dĩ nhiên Bắc Kinh không muốn chia quyền cho ai hết, dù chỉ là quyền tự trị về tôn giáo. Chế độ Cộng sản Tầu là chế độ trung ương tập quyền, nên Đức Đạt-Lai Lạt-Ma sẽ không được một cái quyền gì hết, dù là quyền săn sóc về đời sống tôn giáo và văn hóa của nhân dân Tây Tạng. Trong ý nghĩa đó, sự có mặt của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma ở Lhasa là điều Bắc Kinh không chấp nhận bao giờ.
Khi Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trở về Lhasa và chỉ hoạt động tự trị trong lãnh vực văn hóa, thì hoạt động của Ngài cũng sẽ không nằm trong “chánh sách đường lối” do đảng Cộng Sản Tầu vạch ra. Điều đó không thể được Bắc Kinh chấp thuận. Vậy thì làm sao Trung cộng lại có thể chấp thuận cho Ngài trở về, ngay cả khi Ngài đã nằm trong quan tài.
Điều cần thiết là Trung cộng phải thay đổi nhiều hơn, không chỉ trong lãnh vực kinh tế mà ngay trong lãnh vực chính trị, văn hóa. Chỉ có kinh tế là cởi mở, trong khi chính trị còn độc tôn, văn hóa còn độc tôn thì việc trở về của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma còn nhiều khó khăn, ngoại trừ khi Trung cộng biểu lộ một sự bắt đầu về thay đổi toàn diện chế độ của họ.
Bởi vì bản chất của Trung cộng không thay đổi nên việc trở về Lhasa của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma còn xa vời, cần có thời gian, không thể xảy ra trong môt sớm một chiều, mặc dù, Ngài muốn trở về càng sớm càng tốt để đối đầu với chính sách đồng hóa cả về mặt chủng tộc và văn hóa của người Tầu, càng để lâu, càng nguy hiểm cho nhân dân Tây Tạng.
Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu như thế nào về việc từ bỏ vai trò chính trị của Ngài với “Phong trào Cách mạng hoa Lài” đang diễn ra ở Trung Đông, Bắc Phi. Liệu hương thơm hoa lài đã bay tỏa cao lên tận nóc nhà của thế giới. Hai sự kiện: Hành động từ bỏ vai trò chính trị của Ngài và “Cách mạng Hoa Lài” xảy ra trùng hợp hay có hợp đồng? Nói cho đúng, còn quá sớm để có một kết luận.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quên rằng “người ta vẫn sợ, nếu chẳng may Đức Đạt Lạt Ma qua đời, người Tây Tạng sẽ không còn đoàn kết đấu tranh như hiện nay, mà sẽ bị phân hóa. Nên nhớ rằng trong cộng đồng Tây Tạng lưu vong, đặc biệt là trong giới trẻ, vẫn tồn tại một xu hướng cực đoan hơn nhiều so với đường lối trung dung của Ngài.
Nếu Ngài còn sống, với đường lối trung dung của Ngài, khuynh hướng cực đoan trong giới trẻ không phát triển lên được. Nếu bây giờ, Ngài vẫn còn sống, nhưng Ngài từ bỏ vai trò lãnh đạo chính trị thì phong trào cực đoan của giới trẻ sẽ có cơ hội phát triển lên chăng? Khi không còn đảm nhận vai trò chính trị, tức là Ngài mặc nhiên để cho xu hướng cực đoan của giới trẻ được tự do phát triển lên chăng? Hay Ngài còn đó, Ngài sẽ kềm giữ khuynh hướng cực đoan đó. Không lãnh đạo chính trị, Ngài vẫn còn đó để làm cố vấn cho giới trẻ, làm một Thái thượng hoàng, huấn luyện cho thế hệ tiếp nối sau Ngài.
Đến lúc đó, Ngài không còn nắm vai trò chính trị, giới trẻ hoạt động tích cực hơn, khuynh hướng cực đoan sẽ mạnh hơn thì người Tầu cộng mới thấy vai trò của Ngài ở Lhasa là cần thiết. Khi đó thì họ không cần Ngài phải xin về mà chính họ rước Ngài về.
Người ta có thể không đồng ý với khuynh hướng chủ quan vừa nói. Vấn để đích thực là khuynh hướng tích cực. Tích cực hơn và mạnh hơn chớ không phải khuynh hướng trung dung của Ngài kéo dài hơn năm chục năm nay. Với Cộng Sản, sự “biết điều” của Ngài không có hiệu quả gì cả. Không ai có thể biết điều với môt kẻ cứng đầu, với một con rắn độc. Phải đập cho con rắn dập đầu ra. Trong ý nghĩa đó thì nó phù hợp với xu hướng cực đoan của giới trẻ Tây Tạng.
Làm sao có thể đem trung dung của Khổng Tử mà đối đầu với Trung cộng! Có thể tới bây giờ, gần cuối đời, Ngài mới nhận ra kinh nghiệm đắng cay khi đối đầu với Cộng sản hay sao?
Bạo lực chống bạo lực là một nguyên tắc chống Cộng. Từng đối đầu với Cộng Sản Bắc Việt trong mấy chục năm đầy gian khổ và xương máu, người Quốc gia miền Nam Việt Nam hiểu rõ điều ấy hơn ai hết. Với người miền Nam chống Cộng thì “Cộng sản dùng súng trường, ta dùng súng máy. Cộng sản dùng súng máy, ta dùng xe tăng. Cộng sản dùng xe tăng, ta dùng máy bay.” (tổng thống Nguyễn Văn Thiệu). Bạo lực chống Cộng bao giờ chúng cũng phải “cấp cao hơn” bạo lực Cộng Sản. Ấy là con đường để chiến thắng Cộng Sản.
Trong viễn tượng đó, việc Ngài từ chức là nhằm để cho giới trẻ có khuynh hướng cực đoan sẽ mạnh thêm.
Thế nào là có khuynh hướng cực đoan?
Trước hết, sẽ không còn là khuynh hướng trung dung của Ngài. Nó có nghĩa là sẽ đấu tranh mãnh liệt hơn. Nó có nghĩa là không hoàn toàn là bất bao động như đã từng xảy ra từ trước đến nay. Nó có nghĩa là sẽ có bạo động, bạo động mạnh hơn. Mạnh hơn có nghĩa là bạo lực mạnh hơn. Bạo lực mạnh hơn là có ý nghĩa như người miền Nam Việt Nam chống Cộng đã từng làm.
Theo cách nhìn của các nhà chuyên môn về chiến tranh, Tây Tạng có sức mạnh về chiến tranh nhân dân, mà du kích chiến là mặt nổi bật của nó. Lợi thế của Tây Tạng là địa thế và nhân dân. Địa thế là vùng núi rừng âm u rậm rạp hiểm trở. Một người du kích ở đây có thể chiến đấu ngang hàng với vài chục lính Trung cộng. Thứ hai là thế nhân dân. Nhân dân Tây Tạng đứng về phía nào trong cuộc đấu tranh nầy thì phía ấy sẽ thắng. Ấy là chưa kể về mặt chiến thuật. Người dân Tây Tạng quen di chuyển với núi rừng là lợi thế mà người lính Tầu không có được.
Tình hình mới đã đến thật chăng khi một nhà sư vừa mới tự thiêu. Xin đọc bản tin sau đây:
“Theo AFP, ngày hôm qua (17/3), một tu viện Tây Tạng tại tỉnh Tứ Xuyên thuộc miền tây nam Trung Quốc, đã bị công an vây kín, sau khi một nhà sư tại đây tự thiêu. Chính quyền lo ngại hành động này có thể làm bùng phát một phong trào phản kháng.
Một nhân chứng dấu tên, nhân viên một khách sạn nằm gần tu viện Kirti nói trên, cho AFP biết qua điện thoại: “công an chặn tất cả các ngã đường dẫn đến tu viện. Mọi người vẫn có thể đến đó, nhưng các nhà sư thì không được phép ra ngoài”. Nhân chứng cho biết thêm, đã nhìn thấy cảnh các công an đánh đập một nhà sư và hai thanh niên trong tu viện.”
Việc tự thiêu sẽ chấm dứt ở đây hay nó sẽ mang lại những hậu quả gì nữa trong công cuộc đấu tranh của người Tây Tạng thì chưa biết được.
Điều đáng nói là ngưòi Tầu không bao giờ chịu ở yên trong cương giới của họ. Lịch sử nước Tầu cho thấy họ thường đem quân đánh phá nước nầy, xâm lăng nước kia, đô hộ nước nọ. Những nước nhỏ chung quanh nước Tầu như Triểu Tiên, Mãn Châu, Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng, Việt Nam, v.v… là nạn nhân của họ.
Trong mối quan hệ tâm lýgiữa các nước nầy, công cuộc kháng chiến của nước nầy thất bại là nỗi đau cho các nước kia. Sự chiến thắng quang vinh của nước nầy là mối khích lệ cho các nước kia.
Thế tại sao các nước ấy không đoàn kết lại, nó sẽ trở thành mối lo lớn cho nước Tầu “ở giữa”. Khi nhân dân Duy Ngô Nhĩ đứng lên, nhân dân Tây Tạng không thể ngồi yên. Khi nhân dân Tây Tạng nổi lên, nhân dânViệt Nam không thể nhắm mắt lại được. Sự chiến thắng của nhân dân Tây Tạng sẽ có tác động mạnh mẽ lên các dân tộc bị áp bức khác ở chung quanh nước Tầu. Các nước nhỏ nầy, các dân tộc nầy sẽ cứu lẫn nhau.
Nhìn chung, không chỉ riêng một vai trò chính trị, ảnh hưởng tư tưởng, những nhận xét và quan điểm về các vấn đề đất nước và nhân loại của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma ngày nay vượt xa tầm của Dharamsala mà lan tỏa khắp thế giới.
Về đời sống tôn giáo, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma có nhiều tư tưởng tiến bộ, khoa học và hiện đại.
Về thế giới hiện tại, Ngài nghĩ rằng: “Cuộc sống thiếu tâm linh của mọi người, là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay.”
Rồi một lần nữa, “trong tuần thuyết pháp cầu nguyện tại thánh địa Varanasi, Ngài đã nói với các Phật tử rằng “Nguyên nhân chính của sự tham nhũng hối lộ lan tràn trên thế giới hiện nay đang hủy hoại văn hoá và tinh thần của nhân loại.”
Trong khi đó, Giáo Hoàng Benedict thứ 16 thì cho rằng sự tan vỡ và sụp đổ của hệ thống tài chính và thị trường chứng khoán, thì tiền bạc không có nghĩa lý gì, chỉ có lời phán xét dạy bảo của Đức Chúa Trời mới thật sự có giá trị.
Tôi khó bày tỏ ý kiến về cả hai nhận xét nầy, để tùy độc giả.
hoànglonghải
Ghi chú: Tài liệu rút từ BBC, ACTD và VOA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét