Thanh Trúc, phóng viên RFA
2011-11-23
Để bảo đảm cũng như quân bình nguồn điện trong nước, Việt Nam đề kế hoạch xây thêm nhiều đập thuỷ điện từ nhiều năm qua. Tuy nhiên những đập thuỷ điện xây tràn lan khắp nơi được báo chí mô tả là lợi bất cập hại khi các hồ chứa xã bớt nước làm tăng mức độ nguy hiểm vào khi lũ đang cao. Mời quí vị cùng tìm hiểu với Thanh Trúc:
Về câu hỏi của báo chí là có phải việc xả lũ từ những đập thuỷ điện, tức lượng nước chưa trong hồ để phục vụ sản xuất điện, đang gây nguy hại cho đời sống của người dân, điển hình khu vực Quảng Nam, Phú Yên chẳng hạn, ông bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Nguyễn Minh Quang noí là có qui trình xã lũ ở nhiều hồ chứa nhưng vấn đề là làm đúng và kiểm soát được tình hình.
Ông bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường Nguyễn Minh Quang cũng nhìn nhận rằng đúng là thủy điện còn nhiều bất cập, cần phải tính toán và có giải pháp phù hợp mà quan trọng nhất là sự quản lý của nhà nước đối với các hồ chứa.
Đây là mặt trái của kế hoạch thủy điện, ông nói tiếp, mà nếu muốn hạn chế thì phải có sự nghiên cứu và điều chỉnh.
"Hồ Phú Ninh cũng đã mấy lần suýt gây ra tai hoạ, do nó được làm từ lâu quá rồi, từ hồi bao cấp, kéo dài mấy chục năm đến bây giờ thì các bờ đập bị xuống cấp.Theo tôi được biết hàng năm họ có gia cố nhưng mà chắc không thật đầy đủ cho nên vẫn có nguy cơ.
Hiện nay thực sự chưa có chuyện bể các bờ đập, nhưng nếu có và chẳng may bể bờ đập Phú Ninh thì toàn bộ tỉnh Quảng Nam, trong đó có thành phố Tam Kỳ, bị chìm sâu trong nước ngay. May là chưa xảy ra nhưng đó là một cảnh báo một nguy cơ. Còn một số các hồ đập nhỏ thì đã có xảy ra rồi, cũng may lượng nước chưa trong đó không lớn nên chưa gây ra những cái gọi là “đại hồng thuỷ”, chứ còn nếu hồ lớn và chưa nước lớn thì mỗi lần mà thực sự bị bể thì khủng khiếp lắm."
Đó là chưa bàn đến việc xả lũ của những hồ thuỷ điện lớn, nhà báo Thanh Thảo giải thích tiếp:
"Vì xả lũ thuỷ điện để tự cứu mình thì đã gây chết chóc cho dân rồi. Do tích nước quá nhiều, đến lúc lũ thì bắt buộc phải xả, mà phải xả gấp vì sợ bể, lo cứu thân mình trước thì tự nhiên là chết dân."
Về qui trình xả lũ từ những hồ chứa nước ở các đập thủy điện, chủ đầu tư thủy điện chỉ thông báo việc xả lũ trước hai tiếng, nghĩa là thời gian quá ngắn cho người dân kịp thời di chuyển hay sơ tán. Được hỏi về điều này, bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Nguyễn Minh Quang cho rằng vấn đề liên quan đến nhiều bộ ngành, trong đó có trách nhiệm của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường.
Một cư dân Quảng Nam góp ý rằng thủy điện là một vấn đề an sinh xã hội, thế nhưng khâu quản lý và cách điều hành mới là quan trọng:
"Cái điều hành ở chỗ này: anh không dự đoán được cái lượng mưa, anh không chịu đầu tư để dự đoán lượng mưa năm nay, anh cứ đoán chừng chừng, cứ tích nước lại để đủ lượng nước xài cho thuỷ điện cái đã. Khi nào mưa quá thì xã, đó là cách thức họ cứ làm như vậy.
Thành ra nói tới mức độ nguy hại của việc xả lũ là không cần nói cũng biết rồi. Đập thủy điện ngoài việc phát sinh ra điện cho dân còn phải là một nơi điều tiết lượng nước cho con sông, chứ không phải là cứ xây đập thuỷ điện để anh giữ nước lại, đến giờ anh xả ra đâu, đó là suy nghĩ của người dân mình vậy thôi. Rồi cái thứ hai là xây thuỷ điện tràn lan, vì có mục đích lợi chi đó họ mới cây nhiều. Đó là kế hoạch của họ chứ mình noí cũng chịu thôi."
Khi được hỏi là một người quen sống cùng lũ, nếu được thông báo hai tiếng trước khi đập thuỷ điện xả nước ra thì liệu có kịp chuẩn bị không. Lại nữa, trong trường hợp đã có sự xác định xả nước là lý do khiến lũ lụt thêm nghiêm trọng thì chủ đầu tư có bồi thường cho dân không? Vẫn cư dân Quảng nam này trả lời:
"Quá ngắn để người dân chuẩn bị. Ví dụ tôi đi làm, từ trong Quảng Nam tôi ra tới Đà Nẵng. Hai tiếng đồng hồ mà chạy về nhà dọn nhà cửa, đồng án hoặc bất cứ thứ gì phải hai ngày cũng chưa dọn xong.
Còn nếu họ xác nhận gây lũ thì họ phải đền, nhưng cái quan trọng đền thì thủ tục thế nào, mình không có đủ lý lẽ để mình buộc ông chủ đầu tư ông chủ nhà máy thuỷ điện là gây ra lụt cộng hưởng với thiên tai. Còn nếu đủ chứng cứ để buộc tội rồi thì để mà lấy đồng tiền mới là khó. Chính xác nhất là đời nào mấy ông nhận mấy ông làm lũ. Rõ ràng như vậy thôi, không bao giờ có! "
Tuy nhiên trong tất cả các loại điện thì điện than sắp hết, điện khí cũng có hạn. Lượng thải của cả khí cả than đều lớn cả, cho nên chỉ còn thuỷ điện và điện gió là tương đối thân thiện với môi trường nhất. Tuy nhiên điện gió thì hiện nay rất đắt, nếu phát triển nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến giá điện chung. Vì vậy, phát triển thuỷ điện là một trong những hướng ưu tiên hiện nay, đáp ứng nhu cầu điện ngày càng cao. Đặc biệt thuỷ điện đóng vai trò quan trọng trong sơ đồ điện chung vì nó có nhiệm vụ cố định và rất quan trọng.
Về việc xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện mà đã bị chỉ trích là tràn lan, quyền viện trưởng Viện Nghiên Cứu Thủy Lợi Miền Nam Nguyễn Ngọc Anh nói đối với nhiều nước phát triển nói riêng và trong tiến trình phát triển nói chung thì đều phải có sự đánh đổi, đánh đổi tới đâu và tới mức nào thì có thể chấp nhận được:
Theo nguồn tin do báo trong nước loan tải, vì đã có quá nhiều đập thuỷ điện bên cạnh những báo cáo về tác động môi trường rồi những vấn đề lợi bất cập hại khác, các nhà khoa học, người dân và Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Đồng Nai đề nghị chính phủ xem xét hoặc bãi bỏ việc xây dựng đập thuỷ điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A. Ông Nguyễn Ngọc Anh phân tích:
Để phát triển thì chắc chắn chúng ta phải đánh đổi một cách nào đấy về mặt môi trường. Thực tế thì thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A thì chỉ có ảnh hưởng một ít diện tích rừng thuộc Vườn Quốc Gia Cát Tiên.
Tuy nhiên cũng phải nói thế này, rừng đó không phải quá lớn, đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai là Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A đều là hai đập thuỷ điện điều tiết ngay, tức là chỉ làm ngập cái phần diện tích được tính toán đấy trong khoảng một đến hai giờ, trong khi sông Đồng Nai vào mùa lũ có thể gây ngập từ mười lăm ngày đến hai mươi ngày. Vì thế cho nên cái ngập do thuỷ điện không phải là nguyên nhân chính để ảnh hưởng và tác động đến môi trường của Vườn Quốc Gia Cát Tiên.
Nêu thí dụ về thành phố Hồ Chí Minh với dân số hiện tại khoảng bảy tám triệu người, ông Nguyễn Ngọc Anh cho biết việc mất điện một ngày hay mất nước một ngày cũng là vấn đề môi trường cần phải đặt ra, có nghĩa là phải cân nhắc phải đánh đổi một ít rừng mà ông cho là không phải quá lớn so với việc phát triển kinh tế xã hội của một đô thị lớn.
Chính vì thế tôi cho rằng việc xây dựng đập thuỷ điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai, tuy có tác động môi trường lớn hơn các đập thuỷ điện khác, nhưng không đến nỗi quá đáng mà chúng ta cần phải xem xét và đánh đổi.
Thế nhưng trước dư luận về nhiều đập thuỷ điện tràn lan, ông Nguyễn Ngọc Anh cũng nhìn nhận:
Thực tế cũng cần phải nói trừ những đập thuỷ điện lớn do những công ty lớn của nhà nước, thủy điện nhỏ là do một vài cơ sở tư nhân mà năng lực còn hạn chế hoặc là sau khi xây xong thì việc điều tiết và qui định vận hành chưa được hợp lý, hãy còn điểm này điểm nọ thì cũng gây nhiều ảnh hưởng nhất định.
Những điểm tiêu cực đó vẫn có thể khắc phục được, ông Nguyễn Ngọc Anh nói, nếu như có sự quản lý chặc chẽ hơn trong quá trình phê duyệt, xây dựng, thi công và quá trình vận hành.
Trả lời báo chí tuần trước, đích thân bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cũng cam kết rằng để hạn chế mọi tiêu cực, bất cập và nhất là ngăn chận lũ lụt do nhân tai, có nghĩa là do việc điều tiết và xã lũ từ các đập thủy điện, Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường sẽ tiếp thu, xem xét, nghiên cứu hầu có đề nghị chỉnh sửa những điều bất hợp lý.
Quá ưu tiên cho thủy điện
Trả lời câu hỏi của báo chí bên lề một cuộc họp ở quốc hội tuần trước, bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường, ông Nguyễn Minh Quang, cho rằng nhà nước dành nhiều ưu tiên cho việc xây dựng đập thuỷ điện và hệ lụy có thể xảy ra từ những đập thuỷ điện mọc tràn lan khắp nơi như hiện giờ.Về câu hỏi của báo chí là có phải việc xả lũ từ những đập thuỷ điện, tức lượng nước chưa trong hồ để phục vụ sản xuất điện, đang gây nguy hại cho đời sống của người dân, điển hình khu vực Quảng Nam, Phú Yên chẳng hạn, ông bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Nguyễn Minh Quang noí là có qui trình xã lũ ở nhiều hồ chứa nhưng vấn đề là làm đúng và kiểm soát được tình hình.
Ông bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường Nguyễn Minh Quang cũng nhìn nhận rằng đúng là thủy điện còn nhiều bất cập, cần phải tính toán và có giải pháp phù hợp mà quan trọng nhất là sự quản lý của nhà nước đối với các hồ chứa.
Đây là mặt trái của kế hoạch thủy điện, ông nói tiếp, mà nếu muốn hạn chế thì phải có sự nghiên cứu và điều chỉnh.
Hiện nay thực sự chưa có chuyện bể các bờ đập, nhưng nếu có và chẳng may bể bờ đập Phú Ninh thì toàn bộ tỉnh Quảng Nam, trong đó có thành phố Tam Kỳ, bị chìm sâu trong nước ngay. May là chưa xảy ra nhưng đó là một cảnh báo một nguy cơ.Nhà báo Thanh Thảo, cũng là một cư dân Quảng Ngãi thường theo dõi tình hình xả lũ trong khu vực, cho biết không chỉ việc xả lũ là nguy cơ từ những đập thuỷ điện mà chính vì sự xuống cấp của những đập thuỷ điện đó:
Nhà báo Thanh Thảo
"Hồ Phú Ninh cũng đã mấy lần suýt gây ra tai hoạ, do nó được làm từ lâu quá rồi, từ hồi bao cấp, kéo dài mấy chục năm đến bây giờ thì các bờ đập bị xuống cấp.Theo tôi được biết hàng năm họ có gia cố nhưng mà chắc không thật đầy đủ cho nên vẫn có nguy cơ.
Hiện nay thực sự chưa có chuyện bể các bờ đập, nhưng nếu có và chẳng may bể bờ đập Phú Ninh thì toàn bộ tỉnh Quảng Nam, trong đó có thành phố Tam Kỳ, bị chìm sâu trong nước ngay. May là chưa xảy ra nhưng đó là một cảnh báo một nguy cơ. Còn một số các hồ đập nhỏ thì đã có xảy ra rồi, cũng may lượng nước chưa trong đó không lớn nên chưa gây ra những cái gọi là “đại hồng thuỷ”, chứ còn nếu hồ lớn và chưa nước lớn thì mỗi lần mà thực sự bị bể thì khủng khiếp lắm."
Đó là chưa bàn đến việc xả lũ của những hồ thuỷ điện lớn, nhà báo Thanh Thảo giải thích tiếp:
"Vì xả lũ thuỷ điện để tự cứu mình thì đã gây chết chóc cho dân rồi. Do tích nước quá nhiều, đến lúc lũ thì bắt buộc phải xả, mà phải xả gấp vì sợ bể, lo cứu thân mình trước thì tự nhiên là chết dân."
Về qui trình xả lũ từ những hồ chứa nước ở các đập thủy điện, chủ đầu tư thủy điện chỉ thông báo việc xả lũ trước hai tiếng, nghĩa là thời gian quá ngắn cho người dân kịp thời di chuyển hay sơ tán. Được hỏi về điều này, bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Nguyễn Minh Quang cho rằng vấn đề liên quan đến nhiều bộ ngành, trong đó có trách nhiệm của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường.
Cái điều hành ở chỗ này: anh không dự đoán được cái lượng mưa, anh không chịu đầu tư để dự đoán lượng mưa năm nay, anh cứ đoán chừng chừng, cứ tích nước lại để đủ lượng nước xài cho thuỷ điện cái đã. Khi nào mưa quá thì xã, đó là cách thức họ cứ làm như vậy.Chính vì thế, ông khẳng định, trong tư cách một cơ quan chính phủ chuyên quản lý về tài nguyên nước, Bộ Tài Nguyên Môi Trường sẽ phải xem xét, nghiên cứu và điều chỉnh những điều bất hợp lý.
Cư dân Quảng Nam
Một cư dân Quảng Nam góp ý rằng thủy điện là một vấn đề an sinh xã hội, thế nhưng khâu quản lý và cách điều hành mới là quan trọng:
"Cái điều hành ở chỗ này: anh không dự đoán được cái lượng mưa, anh không chịu đầu tư để dự đoán lượng mưa năm nay, anh cứ đoán chừng chừng, cứ tích nước lại để đủ lượng nước xài cho thuỷ điện cái đã. Khi nào mưa quá thì xã, đó là cách thức họ cứ làm như vậy.
Thành ra nói tới mức độ nguy hại của việc xả lũ là không cần nói cũng biết rồi. Đập thủy điện ngoài việc phát sinh ra điện cho dân còn phải là một nơi điều tiết lượng nước cho con sông, chứ không phải là cứ xây đập thuỷ điện để anh giữ nước lại, đến giờ anh xả ra đâu, đó là suy nghĩ của người dân mình vậy thôi. Rồi cái thứ hai là xây thuỷ điện tràn lan, vì có mục đích lợi chi đó họ mới cây nhiều. Đó là kế hoạch của họ chứ mình noí cũng chịu thôi."
Khi được hỏi là một người quen sống cùng lũ, nếu được thông báo hai tiếng trước khi đập thuỷ điện xả nước ra thì liệu có kịp chuẩn bị không. Lại nữa, trong trường hợp đã có sự xác định xả nước là lý do khiến lũ lụt thêm nghiêm trọng thì chủ đầu tư có bồi thường cho dân không? Vẫn cư dân Quảng nam này trả lời:
"Quá ngắn để người dân chuẩn bị. Ví dụ tôi đi làm, từ trong Quảng Nam tôi ra tới Đà Nẵng. Hai tiếng đồng hồ mà chạy về nhà dọn nhà cửa, đồng án hoặc bất cứ thứ gì phải hai ngày cũng chưa dọn xong.
Còn nếu họ xác nhận gây lũ thì họ phải đền, nhưng cái quan trọng đền thì thủ tục thế nào, mình không có đủ lý lẽ để mình buộc ông chủ đầu tư ông chủ nhà máy thuỷ điện là gây ra lụt cộng hưởng với thiên tai. Còn nếu đủ chứng cứ để buộc tội rồi thì để mà lấy đồng tiền mới là khó. Chính xác nhất là đời nào mấy ông nhận mấy ông làm lũ. Rõ ràng như vậy thôi, không bao giờ có! "
Cần cái nhìn tổng thể
Thực tế thì nên tránh việc cho xây nhiều đập thuỷ điện thay vì dành quá nhiều ưu tiên cho kế hoạch này? Ông Nguyễn Ngọc Anh, quyền viện trưởng Viện Nghiên Cứu Thuỷ Lợi Miền Nam, giải thích Việt Nam đang phát triển và phấn đấu để trở thành một nước công nghiệp đến năm 2020, vì thế cần rất nhiều năng lượng mà đặc biệt là điện:Tuy nhiên trong tất cả các loại điện thì điện than sắp hết, điện khí cũng có hạn. Lượng thải của cả khí cả than đều lớn cả, cho nên chỉ còn thuỷ điện và điện gió là tương đối thân thiện với môi trường nhất.Hiện nay ta đang có thuỷ điện, điện khí, điện than, điện dầu và một số loại điện tài tạo khác thì dụ điện gió và đang triển khai điện hạt nhân.
Ông Nguyễn Ngọc Anh
Tuy nhiên trong tất cả các loại điện thì điện than sắp hết, điện khí cũng có hạn. Lượng thải của cả khí cả than đều lớn cả, cho nên chỉ còn thuỷ điện và điện gió là tương đối thân thiện với môi trường nhất. Tuy nhiên điện gió thì hiện nay rất đắt, nếu phát triển nhiều thì sẽ ảnh hưởng đến giá điện chung. Vì vậy, phát triển thuỷ điện là một trong những hướng ưu tiên hiện nay, đáp ứng nhu cầu điện ngày càng cao. Đặc biệt thuỷ điện đóng vai trò quan trọng trong sơ đồ điện chung vì nó có nhiệm vụ cố định và rất quan trọng.
Về việc xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện mà đã bị chỉ trích là tràn lan, quyền viện trưởng Viện Nghiên Cứu Thủy Lợi Miền Nam Nguyễn Ngọc Anh nói đối với nhiều nước phát triển nói riêng và trong tiến trình phát triển nói chung thì đều phải có sự đánh đổi, đánh đổi tới đâu và tới mức nào thì có thể chấp nhận được:
Theo nguồn tin do báo trong nước loan tải, vì đã có quá nhiều đập thuỷ điện bên cạnh những báo cáo về tác động môi trường rồi những vấn đề lợi bất cập hại khác, các nhà khoa học, người dân và Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Đồng Nai đề nghị chính phủ xem xét hoặc bãi bỏ việc xây dựng đập thuỷ điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A. Ông Nguyễn Ngọc Anh phân tích:
Để phát triển thì chắc chắn chúng ta phải đánh đổi một cách nào đấy về mặt môi trường. Thực tế thì thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A thì chỉ có ảnh hưởng một ít diện tích rừng thuộc Vườn Quốc Gia Cát Tiên.
Tuy nhiên cũng phải nói thế này, rừng đó không phải quá lớn, đó là cái thứ nhất. Cái thứ hai là Đồng Nai 6 và Đồng Nai 6A đều là hai đập thuỷ điện điều tiết ngay, tức là chỉ làm ngập cái phần diện tích được tính toán đấy trong khoảng một đến hai giờ, trong khi sông Đồng Nai vào mùa lũ có thể gây ngập từ mười lăm ngày đến hai mươi ngày. Vì thế cho nên cái ngập do thuỷ điện không phải là nguyên nhân chính để ảnh hưởng và tác động đến môi trường của Vườn Quốc Gia Cát Tiên.
Để phát triển thì chắc chắn chúng ta phải đánh đổi một cách nào đấy về mặt môi trường. Thực tế thì thuỷ điện Đồng Nai 6 và 6A thì chỉ cóảnh hưởng một ít diện tích rừng thuộc Vườn Quốc Gia Cát Tiên.Cái thứ hai là trên thượng lưu hiện nay đã có Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 và hiện đang xây dựng Đồng Nai 5. Đặc biệt Đồng Nai 3 có dòng chuyển rất lớn để cắt lũ, bên cạnh có thuỷ điện Hàm Thuận cũng cắt lũ tốt. Ở dưới cùng thì có thuỷ điện Trị An là hồ thuỷ điện cắt lũ rất tốt cho phía hạ lưu. Chính vì vậy nhiệm vụ của Đồng Nai 6 và 6A đối với lũ không phải là quá quan trọng.
Ông Nguyễn Ngọc Anh
Nêu thí dụ về thành phố Hồ Chí Minh với dân số hiện tại khoảng bảy tám triệu người, ông Nguyễn Ngọc Anh cho biết việc mất điện một ngày hay mất nước một ngày cũng là vấn đề môi trường cần phải đặt ra, có nghĩa là phải cân nhắc phải đánh đổi một ít rừng mà ông cho là không phải quá lớn so với việc phát triển kinh tế xã hội của một đô thị lớn.
Chính vì thế tôi cho rằng việc xây dựng đập thuỷ điện Đồng Nai 6 và Đồng Nai, tuy có tác động môi trường lớn hơn các đập thuỷ điện khác, nhưng không đến nỗi quá đáng mà chúng ta cần phải xem xét và đánh đổi.
Thế nhưng trước dư luận về nhiều đập thuỷ điện tràn lan, ông Nguyễn Ngọc Anh cũng nhìn nhận:
Thực tế cũng cần phải nói trừ những đập thuỷ điện lớn do những công ty lớn của nhà nước, thủy điện nhỏ là do một vài cơ sở tư nhân mà năng lực còn hạn chế hoặc là sau khi xây xong thì việc điều tiết và qui định vận hành chưa được hợp lý, hãy còn điểm này điểm nọ thì cũng gây nhiều ảnh hưởng nhất định.
Những điểm tiêu cực đó vẫn có thể khắc phục được, ông Nguyễn Ngọc Anh nói, nếu như có sự quản lý chặc chẽ hơn trong quá trình phê duyệt, xây dựng, thi công và quá trình vận hành.
Trả lời báo chí tuần trước, đích thân bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cũng cam kết rằng để hạn chế mọi tiêu cực, bất cập và nhất là ngăn chận lũ lụt do nhân tai, có nghĩa là do việc điều tiết và xã lũ từ các đập thủy điện, Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường sẽ tiếp thu, xem xét, nghiên cứu hầu có đề nghị chỉnh sửa những điều bất hợp lý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét