TTXVN (Bắc kinh 20/11)
Bài của nhóm tác giả Trương Khiếu Thiên và Vương Giai Hâm thuộc Ban Giáo dục Nghiên cứu chiến lược, Đại học Quốc phòng, đăng trên báo “Quốc phòng Trung Quốc” số ra gần đây về bốn nhân tố quyết định quan hệ chiến lược quốc tế của Trung Quốc tương trong thời gian tới,cho rằng trong thời kỳ ngắn hạn, bốn nhân tố này đã quyết định quan hệ chiến lược quốc tế cơ bản của Trung Quốc, đồng thời việc xác lập quan hệ chiến lược quốc tế trên cơ sơ bốn nhân tố đó sẽ không có thay đổi lớn. Tuy nhiên có thể sau năm 2025, sự thay đổi về nội dung và phương thức trao đổi kinh tế của Trung Quốc với các nước sẽ dẫn tới biến động trong quan hệ giữa các đối tượng giao lưu, khiến quan hệ giữa các nước có chút thay đổi. Đồng thời sau đó có thể có sự phân hóa trong quan hệ tùy theo thực lực tổng hợp của Trung Quốc và các nước lúc đó có đồng đều hay không. Nội dung cụ thể bài viết sau:
Ngày 3-4/11, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6 của nhóm G.20 tổ chức tại thành phố Cannes của Pháp, chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc tham gia hội nghị và có bài phát biểu. Các nước có thị trường mới nổi đã tham gia tích cực, phát huy phai trò xây dựng quan trọng đưa đến thành công của hội nghị. Đó là bước đi của thời đại, thể hiện bước điều chỉnh sâu sắc và quá trình thay đổi mang tính lịch sử trong trật tự chính trị quốc tế, từ đó cũng có thể nhận thấy rằng trong hệ thống thế giới, quan hệ chiến lược quốc tế là không ngừng thay đổi.
Do ảnh hưởng của các yếu tố quan trọng nên những thời kỳ khác nhau sẽ xuất hiện tình trạng phân hóa, hợp thành khác nhau, thể hiện cơ cấu trật tự khác nhau. Đối với Trung Quốc, ngoài phát triển thực lực, lợi ích quốc gia và sách lược ngoại giao cụ thể, thì ảnh hưởng của bốn nhân tố dưới đây là tương đối rõ nét, quyết định xu hướng cơ bản của quan hệ chiến lược quốc tế của Trung Quốc trong 20 năm tới.
1/Vị trí địa lý: Vai trò cơ sở
Ảnh hưởng của vị trí địa lý đối với vai trò chiến lược quốc gia là mang tính cơ sở, chủ yếu thể hiện trong ba phương diện sau:
Thứ nhất, vị trí địa lý quyết định mảng khối địa duyên mà một quốc gia tồn tại. Ví dụ nước Mỹ nằm ở phía Bắc châu Mỹ, nước Anh nằm ở Tây Âu , Nhật Bản nằm ở rìa của Đông Á, vị trí địa lý có ảnh hưởng nhất định đối với quan hệ chiến lược quốc gia của nước đó.
Thứ hai, vị trí địa lý quyết định lân bang ở xung quanh nước đó. Vì vị trí địa lý của nước Mỹ đã quyết định cho nước Mỹ ở gần với các nước Canađa, Mêhicô, vị trí của nước Anh quyết định cho nước Anh liền kề với Ailen, và trông sang nhau với các nước Tây Âu ở phía bờ biển đối diện.
Thứ ba, vị trí địa lý quyết định nguồn tài nguyên thiên nhiên mà nước đó được hưởng. Vị trí của nước Nga quyết định cho nước này có diện tích đất đai rộng lớn, nguồn dầu mỏ và khí đốt tự nhiên phong phú, nguồn năng lượng và khoáng sản tiềm tàng. Nhật Bản do vị trí địa lý nên lãnh thổ nước này nhỏ hẹp theo chiều dài đất nước, tài nguyên tương đối khan hiếm.
Đối với Trung Quốc, ảnh hưởng của vị trí địa lý hết sức rõ ràng. Trung Quốc nằm về phía Đông của lục địa Âu-Á và phía Tây của Thái Bình Dương, thuộc mảng khối chủ thể của Đông Á, và ở khu vực trung tâm của thế giới. Vị trí địa lý đã quyết định cho Trung Quốc nằm liền kề với hơn 10 nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Mông Cổ, Nga v.v. môi trường địa lý vùng biên giới hết sức phức tạp.
2/ Ý niệm chính trị: quyết định quan hệ chiến lược cơ bản với cộng đồng quốc tế
Trong các công việc quốc tế, ảnh hưởng của ý niệm chính trị quốc gia đối với quan hệ chiến lược quốc tế là hết sức rõ rệt. Những cách nói như “ý chí đồng nhất hướng đi hòa hợp”, “hướng đi khác nhau không thể bàn mưu kế giống nhau” đều là cách mô tả xác thực về ảnh hưởng này. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cả Mỹ và Liên Xô đều coi ý thức hệ là tiêu chuẩn cực kỳ quan trọng để phân biệt thành hai tập đoàn lớn đối địch nhau. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ theo lối tư duy chính trị của chủ nghĩa bá quyền, tích cực lôi kéo các nước đồng minh, can thiệp công việc nội bộ của các nước khác bằng nhiều cớ khác nhau trong phạm vi thế giới, từ đó đã xác lập quan hệ chiến lược quốc tế cơ bản của họ trong phạm vi thế giới.
Khác với Mỹ, trong các công việc quốc tế, Trung Quốc chủ trương các nước trên thế giới, dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo cũng đều phải đối xử với nhau bình đẳng, phát triển quan hệ với tất cả mọi quốc gia yêu chuộng hòa bình trên cơ sở “5 nguyên tắc chung sống hòa bình”. Trung Quốc đã xác định quan hệ chiến lược quốc tế cơ bản của mình trong phạm vi thế giới trên cơ sở ý tưởng nhận thức như vậy.
3/ Quan hệ kinh tế: Đóng vai trò thúc đẩy quan trọng
Trong phạm vi thế giới, bất kỳ một nước nào cũng đều phải giao lưu kinh tế với nước khác, không có quốc gia nào khép kín tuyệt đối. Giao lưu kinh tế phải tuân theo quy luật thị trường, không phân theo ý thức hệ, chế độ nhà nước, ý tưởng chính trị quốc gia, nó tồn tại giữa các quốc gia có vị trí địa lý khác nhau, ý tưởng chính trị khác nhau. Trên cơ sở giao lưu kinh tế sẽ hình thành nên các kiểu quan hệ chiến lược quốc tế đa dạng. Hơn nữa ảnh hưởng của nhân tố giao lưu kinh tế đối với quan hệ quốc tế và công việc quốc tế cũng đang không ngừng được tăng cường. Nếu tính chất bổ trợ về kinh tế giữa một số quốc gia mạnh hơn thì lâu ngày, giao lưu kinh tế sẽ thúc đẩy quan hệ chính trị đi vào chiều sâu. Nói một cách tương đối thì có những quốc gia tuy chế độ chính trị gần giống nhau nhưng trao đổi kinh tế ít, thậm chí thương mại không ngừng sung đột, lâu ngày như thế sẽ ảnh hưởng đến quan hệ chính trị giữa họ với nhau.
Đối với Trung Quốc, ngoài ảnh hưởng của vị trí địa lý và ý niệm chính trị, quan hệ chiến lược với rất nhiều nước đang phát triển mạnh dần lên trên cơ sở giao lưu kinh tế. Đi liền với thực tế này, tình hình phát triển kinh tế thay đổi cũng ảnh hưởng tương ứng đến quan hệ chiến lược giữa các quốc gia, như vậy tính ổn định của quan hệ chiến lược là tùy thuộc vào giao lưu kinh tế giữa các nước với nhau . Trong quan hệ của Trung Quốc với các nước như Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản, nhân tố giao lưu kinh tế chiếm tỉ trọng rất lớn.
4/ Giai đoạn phát triển: Thời điểm xem xét quan trọng để xây dựng quan hệ chiến lược quốc tế
Giai đoạn phát triển có ảnh hưởng lớn đến chiến lược của quốc gia, đó là điểm bắt đầu của rất nhiều chính trị gia để sử lý các công việc quốc tế, là một trong những điểm cơ bản để cho người lãnh đạo của rất nhiều nước đề xuất tư tưởng chiến lược . Trong khi đàm thoại với lãnh đạo của các nước trên thế giới thứ ba vào tháng 2 năm 1974 , Mao Trạch Đông đã nói: “Tôi thấy Liên Xô và Mỹ là thuộc thế giới thứ nhất, phái trung gian, Nhật Bản, châu Âu, Ôxtrâylia, Canađa là thuộc thế giới thứ hai. Chúng ta thuộc thế giới thứ ba … Châu Á ngoài Nhật Bản, đều là nước thế giới thứ ba, toàn bộ châu Phi, khu vực Mỹ Latinh cũng là thế giới thứ ba”. Việc đề xuất tư tưởng này, ngoài hiện thực về chính trị quốc tế lúc đó, đề xuất như vậy cũng bao hàm cả việc xem xét giai đoạn phát triển của các nước lúc đó là ở giai đoạn nào. Hiện nay cộng đồng quốc tế cũng thường xuyên sử dụng cách nói về “nước phát triển” và “nước đang phát triển” để biểu thị tình hình phát triển của các nước, có học giả còn phân chia trạng thái chiến lược của các nước hiện nay thành bốn nhóm là nhóm được thế, nhóm giữ thế, nhóm thất thế và nhóm yếu thế. Như vậy giai đoạn phát triển khi đó của quốc gia rõ ràng là nhân tố xem xét quan trọng để xác định phương thức phân chia.
Trong nền chính trị quốc tế, các nước ở giai đoạn phát triển tương tự sẽ có nhu cầu chiến lược tương tự nhau. Ví dụ, các nước Nga, Ấn Độ, Braxin , Trung Quốc ở giai đoạn phát triển nhanh đều đòi hỏi có môi trường chiến lược tương đối hòa bình và tình hình quốc tế ổn định vững chắc. Các nước trạng thái phát triển chậm như Mỹ, EU đều tích cực chủ trương củng cố thế cân bằng chiến lược đã có và hạn chế mở rộng các sản phẩm kỹ thuật cao. Do ở vào các giai đoạn phát triển giống nhau nên Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Braxin là các nước đang trong giai đoạn thực lực tăng lên có nhu cầu chiến lược giống nhau trong một thời kỳ nhất định, mặc dù giữa các nước có sự khác biệt trong giao lưu kinh tế và yêu cầu chính trị nhưng lại có những quan tâm chiến lược giống nhau trong rất nhiều công việc quốc tế.
Kết luận
Trong thời kỳ ngắn hạn, bốn nhân tố nói trên đã quyết định quan hệ chiến lược quốc tế cơ bản của Trung Quốc, việc xác lập quan hệ chiến lược quốc tế trên cơ sở bốn nhân tố đó sẽ không có thay đổi lớn. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng sau một thời kỳ, tạm thời xác định là sau năm 2025, giai đoạn phát triển được xác định ở thời kỳ này và nhân tố giao lưu kinh tế có thể sẽ có những điều chỉnh nhỏ và tế nhị trong quan hệ chiến lược quốc tế.
Thứ nhất, thay đổi trong quan hệ chiến lược thiết lập trên cơ sở giao lưu kinh tế. Sau năm 2025, sự thay đổi về nội dung và phương thức giao lưu kinh tế của Trung Quốc sẽ dẫn đến biến động trong quan hệ giữa các đối tượng giao lưu. Ví dụ, do sự chuyển biến về phương thức phát triển kinh tế, nếu giao lưu kinh tế với một số quốc gia giảm đi nhanh chóng hoặc nội dung, phương thức giao lưu kinh tế thay đổi sẽ khiến quan hệ giữa các nước có chút thay đổi. Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế khi đó có thay đổi rõ rệt cũng sẽ ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế thiết lập trên cơ sở giao lưu kinh tế.
Thứ hai, thay đổi trong giai đoạn phát triển sẽ dẫn đến thay đổi trong quan hệ chiến lược. Xét đặc điểm hiện nay, một số nước ở cùng giai đoạn phát triển tương tự như Trung Quốc cũng có nhu cầu chiến lược giống Trung Quốc. Nhưng sau một thời kỳ sẽ không thể đảm bảo những nước đó có còn ở cùng giai đoạn phát triển như Trung Quốc hay không, lại càng không thể đảm bảo sau khi sự khác biệt về thực lực phát triển lớn hơn thì có còn mối quan tâm chiến lược chung như thế nữa hay không, một số nước khó tránh khỏi lo lắng, không biết Trung Quốc sau khi lớn mạnh sẽ có mục tiêu chiến lược và ý đồ chiến lược như thế nào.
Trong một số nước lớn, cùng với thực lực của Trung Quốc tăng lên, Mỹ bắt đầu coi trung Quốc là lực lượng thách thức tiềm tàng lớn nhất. Đối với Ấn Độ, nước này đang ở cùng giai đoạn phát triển với Trung Quốc nhưng lại đố kỵ về tốc độ tăng trưởng nhanh của Trung Quốc, thường xuyên đóng vai trò hỗ trợ nước lớn bên ngoài khu vực kiềm chế Trung Quốc. Sau thời kỳ phát triển dài, khoảng cách chênh lệch giữa hai nước vẫn tồn tại, hoặc sau khi chênh lệch lớn thêm, việc Ấn Độ sẽ đóng vai trò như thế nào lại càng khó xác định hơn. Đối với Nga, ngoài truyền thống hứu nghị thì nền tảng hợp tác mật thiết cũng còn ở chỗ hai bên đều cùng ở thời kỳ quan trọng là thực lực tổng hợp tăng lên, có quan điểm giống nhau trong nhận thức đối với các vấn đề lớn và tình hình quốc tế. Nếu giai đoạn phát triển của cả hai nước có thay đổi lớn, hoặc hình thành một cách giả tạo như vậy sẽ khiến cho chiều sâu hợp tác bị ảnh hưởng.
Nói tóm lại, cùng với sự thay đổi về giai đoạn phát triển và nhân tố giao lưu hợp tác, quan hệ chiến lược quốc tế có thể phát sinh một số thay đổi mới, vừa có thể bắt nguồn từ sự hiểu lầm của nước đương sự đối với Trung Quốc, cũng vừa có thể bắt nguồn từ sự lôi kéo chiến lược của nước khác. Vì thế cần phải tăng cường tiếp cận, thấu hiểu lẫn nhau với các nước khác, làm cho các nước khác nhận biết, lý giải về tư tưởng chiến lược phát triển hòa bình, hợp tác cùng thắng, thế giới hài hòa, phát triển lợi ích chung tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, củng cố và là sâu sắc hơn quan hệ chiến lược quốc tế, tạo dựng khuôn khổ chiến lược trong tương lai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét