Pages

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Những yếu điểm của Hải quân Trung Cộng.

Tham vọng chiếm trọn khu vực biển Đông, quần đảo Trường Sa (Spratly Islands), và tranh giành ảnh hưởng vùng biển Tây Thái Bình Dương với Hoa Kỳ, kể cã muốn kiểm soát luôn vùng biển Ấn Độ Dương là chính sách bá quyền Đại Hán của Trung Cộng (TC) hiện nay. Trong những năm gần đây, Hải quân Trung Cộng (HQTC) thường hay khiêu khích và xâm nhập trái phép lãnh hải thuộc chủ quyền của các nước trong vùng, nhứt là quần đảo Trường Sa và khu vực biển miền Trung của Việt Nam, tịch thu tàu thuyền và vô cớ bắn giết ngư dân Việt, cho thấy họ quá tàn ác và bạo ngược, hành động của HQTC chẳng khác gì bọn cướp biển của Thế Kỹ 21 đội lớp Hải quân !.
Từ một Hải quân hạng trung bình của thập niên 80, chỉ trong vòng 20 năm, HQTC đã trỡ nên hùng mạnh được xếp vào hạng thứ ba trên thế giới, sau Hải quân Hoa Kỳ và Nga tính theo quân số và số lượng chiến hạm, chiến đỉnh.
Nhiều Học giả, Giáo sư, cùng với giới phân tích quân sự chuyên về lãnh vực Hải quân Thế giới và nhiều Sĩ quan cao cấp Hài quân Hoa Kỳ đã tường trình, phân tích, nhận định về chiến lược và sự phát triễn lớn mạnh của HQTC trong giai đoạn hiện nay đều cho rằng: ”HQTC luôn là mối đe doạ, gây bất ổn cho an ninh trong khu vực Á Châu và hoà bình trên thế giới”.

Reuters pictures. Tàu kiểm soát hàng hải Haixun 31 thuộc lực lượng kiểm sóat hàng hải Trung cộng (China Marine Surveillance – SMC), tàu của SMC thường xâm nhập hài phận, bắt và tịch thu tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam.

Hải quân Trung Cộng qua các thời Kỳ.
- Trong thập niên 60, HQTC còn rất yếu không đáng kể.

- Cho đến thập niên 70, mới được trang bị vài chiếc Khu trục hạm hoả tiễn (Guided Missile Destroyer) Luda Class và một số Khinh tốc đỉnh hoả tiễn (Fast Attack Craft Missile) OSA I/ Huangfen và Komar là lực lượng chiến hạm và chiến đỉnh chủ lực trên mặt biển (Surface Combatants), còn lại là vài loại Hộ tống hạm (Frigates) Chengdu, Jiangnan và Krongstadt, cùng với một số Tuần duyên đỉnh (Large Patrol Boats) Hainan, Shanghai, Swatow chỉ trang bị trọng pháo, và một số Tiềm thuỷ đỉnh tuần duyên (Patrol Submarines) Romeo/Ming class trang bị Ngư lôi. Thời kỳ này HQTC mới có đủ khã năng đương đầu với Hải quân vài nước trong vùng, trong đó có Hải quân Việt Nam Cộng Hoà (HQVNCH).
Cần nhắc lại, năm 1974 Hoa Kỳ đã rút quân khỏi Việt Nam, chấm dứt trợ giúp Việt Nam Cộng Hoà (VNCH), thời điểm đó Quân Lực VNCH phải chống trã với quân xâm lược cộng sàn Bắc Việt, nhân cơ hội đó HQTC liền đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH. Kể từ khi thành lập vào năm 1949, đây là trận hải chiến đầu tiên giữa HQTC với HQVNCH, và TC đã một giá đắt với 2 chiến hạm bị chìm và 2 chiếc khác bị hư hại nặng, cùng với nhiều Sĩ quan, Thuỷ thù chết và bị thương.
- Thập niên 80, HQTC chỉ đóng thêm một số Khu Truc Hạm Luda class, Hộ tống hạm Jianghu, Jiangdong classs, và 4 Tiềm thuỷ đỉnh Han Class. Vào tháng 3 năm 1988, HQTC chiếm 6 bải đá ngầm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, bắn chìm 2 tàu vận chuyển và 1 Dương vận hạm của Hải quân Việt Cộng (HQVC). Qua trận Trường Sa năm 1988, giới am tường về Hải quân rất ngạc nhiên trước chiến thuật của HQVC đưa 3 tàu vận chuyển đổ bộ thuỷ binh lên chiếm các bải đá ngầm, nhưng lại không phái các chiến hạm, chiến đỉnh trang bị trọng pháo theo hộ tống và yễm trợ?.
- Thập niên 90, là thời điễm HQTC phát triễn hải lực đóng mới một số Khu truc hạm hoả tiễn, Luhu, Luhai class, 14 Hộ tống hạm hoả tiễn Jiangwei I/II class, 1 Tiềm thủy đỉnh chiến lược nguyên tử XIA class và các loại chiến đấu cơ XAC JH-7, J-8H Findback và CAC J-7 Hải quân không chiến. Cũng trong thập niên này, từ cuối năm 1991 đến năm 1992, Trung Cộng đã từng có ‎‎kế hoạch bất ngờ tấn công, chiếm đóng các đảo trong quần đảo Trường Sa do HQVC trú phòng, trong cuộc thao dượt hành quân thuỷ bộ phối hợp hải, lục và không quân cùng với lực lượng phi đạn tấn công DF-25 tầm 1700 km làm thành phần trừ bị để san bằng các vị trí trú phòng của HQVC !.
- Từ thập niên 2000 đến nay, HQTC phát triễn mạnh, tái tạo lại Hàng không Mẫu hạm Thi lang, đóng mới các loại Khu truc hạm Luzhou, Luyang I/II, Jiangkai I/II, 2 chiến hạm yễm trợ thuỷ bộ Type 071 LPD, Tiềm thuỷ đỉnh chiến lược nguyên tử Jin class, Tiềm thuỷ đỉnh tuần duyên Yuan/Song class và mua 4 chiếc khu trục hạm Soveremenny class, 13 Tiềm thuỷ đỉnh Kilo class, và chiến đấu cơ Sukhoi 30/33 của Nga, nâng hải lực trở nên hùng mạnh thành cường quốc Hài quân hạng 3 trên Thế giới.
Hộ tống hạm Jiangwei class FFG-540 HQTC, chiến hạm chủ lực của thập niên 90. Hiện nay 14 chiếc đang hoạt động.


Khu truc hạm Luda class DDG-109 HQTC, chiến hạm chủ lực của thập niên 70 và 80. Hiện nay 13 chiếc vẫn còn hoạt động.



Hộ tống hạm Jianghu class FFG-561 HQTC, chiến hạm chủ lực của thập niên 70 và 80. Hiện nay 28 chiếc vẫn còn hoạt động.
Quân số đông và nhiều chiến hạm chưa phải là hùng mạnh trên biển!.
Tính theo quân số hiện nay, HQTC có khoảng 250000 Sĩ quan và Thuỷ thủ, cùng với 25000 Hải quân không chiến (naval air force), khoảng 8000 đến 10000 Thuỷ quân lục chiến, và 28000 thuộc Lực lượng phòng thủ bờ biển (không phài lực lượng cảnh sát biển – China Coast Guard/ Maritime Police).
Số lượng các loại chiến hạm, chiến đỉnh, tiềm thuỷ đỉnh và phi cơ HQTC.
Chiến hạm và chiến đỉnh:
- 1 Hàng không mẩu hạm.
- 26 Khu trục hạm hoả tiễn.
- 52 Hộ tống hạm hoả tiễn.
- 2 Tàu yễm trợ thuỷ bộ LPD.
- Và khoảng 1059 chiến hạm và chiến đỉnh các loại.
Tiềm thuỷ đỉnh:
- 3 Tiềm thuỷ đỉnh chiến lược nguyên tử.
- 5 Tiềm thuỷ đỉnh tấn công.
- 1 Tiềm thuỷ đỉnh chiến lược.
- 48 Tiềm thuỷ đỉnh tuần duyên.
Phi cơ Hải quân không chiến:
- 18 Chiến đấu cơ J-15 (Sukhoi 33).
- 24 Chiến đấu cơ Sukhoi 30 MK2.
- 39 trực thăng Z-8 Super Frelon/Z-8C Haitun/Kammov K-28
- Và khoảng 540 phi cơ các loại.
Theo tài liệu kỷ yếu Hài quân thế giới Jane’s Fighting Ships 2011-2012, tính theo quân số và số lượng tàu chiến thì HQTC được xếp hạng thứ ba trong mười cường quốc Hải quân trên thế giới… Nhưng nhận định về tiềm lực và phân tích khã năng tác chiến và kỷ thuật quân sự của HQTC so với 4 cường quốc Hải quân Hoa Kỳ, Nga, Anh và Pháp cho thấy, HQTC chưa thật sự là cường quốc HQ hạng thứ ba, mà chỉ là một HQ mạnh mà thôi !.
Bốn cường quốc Hải quân thế giới như: Hoa Kỳ, Nga, Anh và Pháp tự chế tạo và đóng tất cả các loại Hàng không mẫu hạm, Tiềm thuỷ đỉnh, Khu trục hạm, cũng như chế tạo phi đạn tấn công, hoả tiễn chống chiến hạm và phi cơ, trọng pháo, Radar điện tử, và chế tạo Chiến đấu cơ, Trực thăng Hải quân không chiến v.v…
Là một cường quốc Hải quân hạng 3 thế giới, nhưng Trung Cộng chưa chế tạo được một số vũ khí tối tân trang bị cho Hải quân, phải mua lại của Nga, Pháp, Hoà lan và các nước Tây Phương !.
- TC chưa đóng được Hàng không mẫu hạm (HKMH), chiếc Thi Lang hiện nay là loại HKMH hạng trung mua laị từ Ukraina, nguyên là chiếc Varyag Kuznetsov class của Nga chỉ đóng xong 70% phần vỏ. TC vừa tái tạo lại, chỉ dùng để huấn luyện.
- TC mua của Nga chiến đấu cơ sukhoi 30/33 để trang bị cho Hài quân và Không quân, loại chiến đấu cơ này là tiềm lực chính yếu cùa họ, và 10 trực thăng chống Tiềm thuỷ đỉnh Kamov Ka-28.
- TC mua cùa Pháp trực thăng Dauphin (Zhi-9 Haitun) và hoả tiễn chống phi cơ Crotale (HQ-7) trang bị trên một số Khu trục hạm Luhu Class và Hộ tống hạm Jiangwei class.
- TC mua đại bác chống hoả tiễn AK-630 của Nga và copy kiểu Type-730 của Hoà Lan (Goalkeeper CIWS) và copy của nga trọng pháo 76 ly, các loại vũ khí trên được trang bị trên các chiên hạm đời mới của HQTC.
- TC mua 4 chiếc khu trục hạm Soveremenny class và 13 Tiềm thuỷ đỉnh Kilo class của Nga là tiềm lực chính của HQTC.
- Và một số loại Radar cùng với hệ thống điện toán trang bị trên các chiến hạm phải mua của các nước Tây phương.
Tình trạng kỷ thuật lổi thời của các chiến hạm và Tiềm thuỷ đỉnh HQTC:
- Hệ thống phòng thủ trên 58 chiếc Khu truc hạm và Hộ tống hạm (1 chiếc Luhai, 2 chiếc Luhu,13 chiếc Luda, 28 chiếc Jianghu và 14 chiếc Jiangwei classes.) trong số 78 chiến hạm chủ lực trên mặt biển (Surface Commbatants) kém, không được trang bị đại bác điện tử AK-630 và Type-730 chống hoả tiễn.
- HQTC không có kinh nghiệm sử dụng Hàng không mẫu hạm, chiếc Thi Lang hiện nay chỉ để huấn luyện cho thuỷ thủ đoàn và phi công tập đáp và cất cánh cũng như vận chuyển trên biển hơn là hoạt động chính thức trong hải đội tác chiến HKMH. Ngoài ra, HKMH này không có phi cơ trang bi Radar kiểm báo tiền sát (Airborne Early Warning Command and Control Aircraft) để chỉ huy, kiểm soát, và báo động sớm cho HKMH.
- Trong số 57 chiếc Tiểm thuỷ đỉnh, ngoại trừ 12 chiếc Kilo class, còn lại hầu hết khi vận chuyển dưới mặt biển đều phát ra tiếng động lớn, dễ bị phi cơ và trực thăng chống Tiềm thuỷ đỉnh phát giác. Ngoài ra, còn có 19 chiếc Ming class đã lồi thời, khã năng tác chiến kém.
Qua các tài liệu tham khảo Hải quân phân tích cho thấy, HQTC chỉ sở hữu nhiều Tàu chiến, Tiềm thuỷ đỉnh lổi thời và quân số đông, nhưng chưa thật sự là cường quốc Hải quân hạng thứ ba trên Thế giới, mà chỉ là Hải quân mạnh hàng đầu thuộc Thế giới thứ ba mà thôi !.
Hàng không mẫu hạm Thi Lang HQTC chỉ để huấn luyện.

Tiềm thuỷ đỉnh tuần duyên Ming class HQTC của thập niên 70. Hiện nay 19 chiếc vần còn hoạt động.
So sánh 2 cường quốc Hải quân: HQTC hạng thứ ba và HQ Hoa Kỳ hạng nhứt thế giới:
HQTC:
1 Hàng không mẫu hạm.
2 chiến hạm yễm trợ thuỷ bộ.
26 Khu trục hạm (13 chiếc Khu truc hạm Luda class lổi thời khã năng tác chiến kém).
52 Hộ tống hạm (33 chiếc Hộ tống hạm Jianghu quá củ kỷ, khã năng tác chiến kém).
4 Tiềm thuỷ đỉnh chiến lược nguyên tử.
5 Tiềm thuỷ đỉnh tấn công.
48 Tiềm thuỷ đỉnh tuần duyên. (19 Tiềm thuỷ đỉnh tuần duyên Ming class đóng vào thập niên 70, chỉ trang bị ngư lôi khã năng tác chiến kém).
621 phi cơ Hải quân không chiến.
HQ Hoa Kỳ:
11 Hàng không mẫu ham.
10 Chiến hạm yễm trợ thuỷ bộ trực thăng (Hàng không mẫu hạm trực thăng).
22 chiến hạm yễm trợ thuỷ bộ.
22 Tuần dương hạm.
61 Khu trục hạm.
29 Hộ tống hạm.
18 Tiềm thuỷ đỉnh chiến lược nguyên tử.
53 Tiềm thuỷ đỉnh tấn công.
Trên 2000 phi cơ Hải quân không chiến.

Phóng đồ của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ. Thuỳ lộ vận chuyển trên 80% nhiên liệu nhập cảng từ Trung Đông và Phi Châu.
Những yếu điễm của HQTC.
- Trung Cộng là một nước đang phát triễn Kỹ nghệ, cần sử dụng nhiều nhiên liệu, hơn 80% nhiên liệu phải nhập cảng từ Trung Đông và các nước Phi Châu, phải vận chuyển bằng tàu dầu từ các quốc gia nầy qua eo biển Malasca đến biển Đông ngang qua quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa rồi mới vào Trung hoa luc địa. Thử nghì, nếu Trung cộng bị phong toả thuỷ lộ vận chuyển nhiên liệu tại biển Đông trong một thời gian thì sẽ bị ảnh hưỡng ra sao? (mời coi phóng đồ thuỷ lộ vận chuyển nhiên liệu của TC).
- Hiện nay HQTC chì hoạt động từ biển Hoàng Hải (Yellow Sea) đến Đông Hài (East Sea) xuống biển Đông và bị giới hạn tại khu vực quần đảo Trường Sa, dù họ đã chiếm đóng khoàng 7 đến 8 bải đá ngầm tại đây. Các khu vực biển kể trên là biển hẹp (Narrow Sea) và cạn (Shallow Sea). Ngoại trừ khu vực biển Đông có nơi sâu lên đến trên 4000 mét. Riêng tại khu vực biển Hoàng Hải thì lại rất cạn, độ sâu nhứt khoảng 152 mét, và Đông Hải từ 188 mét cho đến nơi sâu nhứt khoảng 2782 mét.
- Biển hẹp không thích hợp với Hàng Không mẩu hạm, sẽ là mục tiêu cho phi cơ, Khu trục hạm và Tiềm thuỷ đỉnh đối phương trang bị hoà tiễn chống chiến hạm (antiship Missile) dễ dàng bắn chìm. Cần bên biết về các loại hoả tiễn chống chiến hạm của Hải quân các nước trong vùng được trang bị hiện nay:
HQ Nhựt Bổn: Hapoon tầm 130 km, Mishubtshi tầm 200 km.
HQ Nam Hàn: Hapoon tầm 130 km, MM38 Exocet tầm 42 km.
HQ các nước tranh chấp quần đảo Trường Sa:
HQ Đài Loan: Hapoon tầm 130 km, Hslung Feng II tầm 130 km, Hslung Feng III tầm 200 km.
HQ Mã Lai Á: MM 40 Exocet tầm 70 km, OTO Merara tầm180 km.
HQ Việt Cộng: SS-N-25, SS-N-2D.
HQ Hoa Kỳ – Đệ thất hạm đội: RGM/UGM-109B Tomahawk Anti-Ship Missile (TASM) tầm 450 km từ Tuần dương hạm, Khu trục hạm, Tiềm thuỷ đỉnh và Hapoon Block 3 tầm 280 km từ các Tuần dương hạm, Khu trục hạm, chiến đấu cơ F-18 và Phi cơ tuần thám duyên hài P-3.
- Biển cạn gây trỡ ngại cho hoạt động của Tiềm thuỷ đỉnh, nhút là các loại Tiềm thuỷ đỉnh chiến lược nguyên tử (Strategic Missile Submarines) Jin class, XIA class, Golf class, và Tiềm thuỷ đỉnh tấn công (Attack Submarines) Han class, Shang class, kể cà Tiềm thuỷ đỉnh tuần duyên ( Patrol submarines) Kilo class, Song class và Yuan class, sẽ là nhừng mục tiêu cho Phi cơ và Trực thăng đối phương trang bị Hỏa tiễn và Ngư Lôi chống Tiềm thuỷ đỉnh tiêu diệt.
Phóng đồ của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ. Chiến lược hai tuyến phòng thủ cùa HQTC.
HQTC và chiến lược 2 tuyến phòng thủ.
Hiện nay HQTC đang tiến hành từng giai đoạn hình thành chiến lược hai tuyến phòng thủ (The First and second Island Chains).
- Tuyến phòng thủ thứ nhứt, bao gồm khu vực lưởi bò từ khu vực biển Hoàng Hải đến Đông Hải xuyên qua biển Đông xuống tận eo biển Malacca. Kế hoạch chiếm trọn khu vực nầy thời gian bắt đầu từ năm 2010 cho đến 2020.
- Tuyến phòng thủ thứ hai, bao gồm hơn một nữa khu vực Tây Thái Bình Dương đến tận đảo Guam. Kế hoạch chiếm trọn khu vực nầy sẽ bắt đầu thời gian từ năm 2020 đến năm 2040. (mời coi phóng đồ 2 tuyến phòng thủ cùa HQTC).
- HQTC muốn vượt ra khỏi những yếu điễm họ đang mắc phải như:
- Lo sợ thuỷ lộ vận chuyển nhiên liệu bị phong toả khi có xung đột với các nước trong vùng, nhứt là Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ.
- Họat động của HQTC còn bị giới hạn trong khu vực biển hẹp và cạn từ Hoàng Hài, Đông Hải xuống đến tận biển Đông và phải dừng lại tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
- Chiếm trọn biển Đông sẽ giúp cho các tàu vận chuyển nhiên liệu của TC hải hành tự do qua khu vực nầy, đồng thời HQTC sẽ tiến xa hơn về phía Nam kiểm soát, cũng như khống chế được các nước trong vùng, ngoài ra còn khai thác được một trữ lượng dầu hoả rất lớn tại nơi đây, cho nên TC đã có kế hoạch chiếm dóng khu vực biển Đông bắt dầu từ thập niên 70.
- Năm 1974, chiếm một số đảo trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hoà. Năm 1988, chiếm 6 bải đá ngầm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Năm 1995, chiếm bãi đá Vành Khăn (Misschief Reef) cùa Phi Luật Tân taị quần đảo Trường Sa. Và cho đến nay TC sẽ tiếp tục chiếm phần còn lại tại quần đảo nầy.
- Chiếm hay Thống nhứt được Đài Loan sẽ giúp HQTC mở rộng khu vực hoạt động về phía Đông tiến đến vùng biển Thái Bình Dương chia đôi khu vực nầy với Hoa Kỳ.
Cho nên không lấy làm lạ khi thấy HQTC luôn có hành động hung hăng, ngang ngược, không tôn trọng chủ quyền lãnh hải của các nước trong vùng, và thường hăm doạ dùng võ lực, nhứt là đối với Hải quân các nước tranh chấp chủ quyền quần đảo Trường Sa,
Phóng đồ Tình báo Hải quân Hoa Kỳ. HQTC chỉ hoạt động trong khu vực biển màu xanh dương (Blue), và tham vọng mở rộng thêm khu vực hoạt động sang màu Xanh lá cây (Green).
HQTC như đang bị bao vây, các Chiến hạm của họ là những mục tiêu trong vùng biển hẹp.
Dù HQTC có được trang bị thêm một số Hàng không Mẫu Hạm, Tiềm thủy đỉnh chiến lược nguyên tử, Khu trục hạm hoả tiễn đời mới và Chiến đấu cơ Sukhoi-30 MK 2 và Shengyang J-15 (Sukhoi 33) Hải quân không chiến, thì vẫn bị giới hạn khu vực hoạt động (mời coi phóng đồ khu vực hoạt động hiện nay của HQTC). Vậy thì có khác chi đang bị nhốt trong vùng biển hẹp, trỡ thành những mục tiêu chí mạn trên biển cho các Khu Trục hạm, Hộ tống hạm và chiển đấu cơ của các nước trong vùng, nhứt là Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ? Đây chính là yếu điểm của HQTC!.
Vì thế Trung Cộng phải chiếm trọn khu vực biển Đông để kiểm soát được thuỷ lộ vận chuyển nhiên liệu, đồng thời Hạm đội Nam Hải (South Sea Fleet) sẽ hoạt động xa hơn về phía Nam và tiến đến kiểm soát khu vực Ấn Độ Dương, kề cã Châu Đại Dương.
Chiếm được Đài Loan, Hạm đội Bắc Hải (North Sea Fleet) và Hạm đội Đông hải (East Sea Fleet) sẽ tiến xa hơn về phía Đông để tranh giành ảnh hưởng với Hoa Kỳ khu vực Tây Thái Bình Dương mà chính là để thoát ra khỏi yếu điễm trên!.
Nhìn về phương diện chiến lược của Hải quân các nước Á Châu cho thấy, dường như Hải quân các nước thân Hoa Kỳ trong thời điểm nầy như: Nhựt Bổn, Nam Hàn, Đài Loan, các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, cùng với Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ đang bao vây, không để cho Hải quân Trung Cộng thoát ra khỏi vùng biển hẹp.Viết theo tài liệu tham Khảo:
Jane’s Fidhting Ships 1963-1964; 1974-1975; 1984-1985; 1993-1994; 1996-1997; 2007-2008 & 2011-2012.
Jane’s All the World Aircraft 2011-2012.
Combat Fleets of the World 1975-1976; 1984-1985; 2003-2004 & 2007.
The Military balance 2005, 2007, 2009, 2010 & 2011.
Asia – Pacific Defence Reporter 2010-2011, Directory Sourece Book.
China’s Strategic Seapower.
China Navy 2007; The People’s Liberation Army Navy – USNI.
I would especially like to thank the Photographers and the Authors from the U.S Department of Defence, O.N.I, Proceeding USNI and other Websites for their Maps, photos and articles.
Những yếu điểm của Hải quân Trung Cộng không sao tránh khỏi những thiếu sót ngoài ý muốn, mong được quý độc giả thông cảm. Chân thành cám ơn.
Trần Quang Tuấn. November 2011.

Không có nhận xét nào: