Pages

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Vì sao sư sãi Tây Tạng tự thiêu?

Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, góp
phần làm chính phủ Ngô Đình Diệm sụp đổ
Vào sáng ngày 11/06/1963, tại ngã tư đông đúc ở Sài Gòn, khi chứng kiến Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, nhà báo Mỹ David Halberstam đã viết trong cơn sốc:

“… Ngọn lửa phát ra từ một con người. Thân thể ông cháy héo khô dần và teo nhăn lại, đầu ông đen dần và hóa than… Khi cháy, ông không hề cử động một cơ bắp nào, không hề bật ra một âm thanh nào. Sự điềm tĩnh của ông thật trái ngược với những người đang rền rĩ khóc than xung quanh”.
Thế giới bị sốc trước hình ảnh tự thiêu kinh hoàng của vị hòa thượng phản đối những tội lỗi của chính thể Nam Việt Nam được Mỹ bảo trợ.
Một loạt các vụ tự thiêu ở Tây Tạng từ tháng Ba năm nay cũng gây sốc đến nỗi truyền thông và người quan sát không thấy dễ dàng để tường thuật và phân tích khách quan.

Vì sao tự thiêu?
Từ ngày 11/03, nhiều người Tây Tạng đã tự thiêu, trong đó có 6 người chết vì các vết thương.
Chính quyền Trung Quốc cáo buộc lãnh đạo tinh thần lưu vong Dalai Lama và các ủng hộ viên đã khuyến khích các vụ phản đối như vậy.
Dalai Lama thì nói “chính sách tàn nhẫn” của Trung Quốc với người Tây Tạng đã gây ra những cái chết do tự thiêu gần đây.
Woser, một blogger Tây Tạng có tiếng, dẫn lời Gyaltsen Rinpoche, hội phó Hội Phật giáo Tứ Xuyên thân Trung Quốc, nói rằng, “tự sát là tội nặng chiếu theo lời Phật dạy, tự gây hại cho cơ thể mình vì bất kỳ lý do gì cũng đi ngược bản tính con người; một loạt các vụ tự hủy thân xác của các vị sư đã gây bối rối và kinh hoàng trong xã hội.”
Nhưng Woser chỉ ra rằng những người Tây Tạng tự thiêu đã hy sinh thân mình giống y như Hòa thượng Thích Quảng Đức 48 năm trước – họ đều là những tử sĩ vĩ đại.
Theo blogger Woser, những người tự thiêu phản đối ở Tây Tạng gửi thông điệp cảnh báo cho những kẻ đàn áp và gây chú ý cho thế giới. Woser cảm thấy “chính những kẻ bạo chúa và chính thể ác độc mới chống nhân loại, mới thiêu đốt các nhà sư và người dân Tây Tạng.”
Quy trách nhiệm
Đã có nhiều vụ nhà sư tự thiêu ở Tây Tạng gần đây
Người Tây Tạng có nhất thiết phải tự thiêu để phản đối? Liệu các vụ tự thiêu có dẫn đến sự bắt chước? Những vụ như thế sẽ thay đổi chính trị Tây Tạng ra sao?
Dibyesh Anand, học giả về quan hệ quốc tế ở Đại học Westminster, London, nghĩ rằng giới chức Trung Quốc và chính phủ lưu vong Tây Tạng dưới quyền tân lãnh đạo Colan Tripa Sangay đã đổ lỗi cho nhau quanh các vụ tự thiêu. Nhưng ông nói cả hai phía đều không làm đủ để ngăn khả năng xảy ra thêm các vụ mất mạng mới trong tương lai.
Giáo sư Anand tin rằng không có khả năng một quốc gia nào sẽ cảm thấy đủ mạnh để gây sức ép buộc Trung Quốc thực thi những thay đổi cần thiết và cải thiện tình hình ở Tây Tạng.
Theo ông, chính phủ Tây Tạng lưu vong và người ủng hộ có thể làm nhiều hơn để ngăn không có thêm người chết vì tự thiêu. Nhưng họ lại bày tỏ đoàn kết với những người này, và như thế có thể khuyến khích người Tây Tạng tự hủy thân xác để phản đối sự cai trị của Trung Quốc.

Chiến thuật này có thể tan vỡ vì các vụ tự thiêu có thể bị truyền thông Trung Quốc sử dụng để mô tả người Tây Tạng là những kẻ cuồng tín tôn giáo.

Phản ứng chính thức của Trung Quốc là hành vi này cần lên án, và chê trách phong trào ly khai Tây Tạng “cổ vũ” những vụ như thế.
Sức mạnh từ bên dưới
"Trong mắt một số người Tây Tạng lưu vong, mâu thuẫn giữa chính phủ lưu vong và chính quyền Trung Quốc là một yếu tố, nhưng lực đẩy thật của các vụ phản đối – những người Tây Tạng bình thường sống bên trong Trung Quốc – đã bị đánh giá chưa đúng tầm."
Trong quá khứ, Dalai Lama luôn lên án các vụ tự thiêu. Nhưng Dalai Lama lại bày tỏ quan điểm khác khi nói về các vụ tuyệt thực của người Tây Tạng lưu vong diễn ra ở Ấn Độ đầu thập niên 1990. Kể từ đó, Dalai Lama tỏ ra thận trọng hơn và khó biết quan điểm của ngài về các vụ phản đối.
Trong mắt một số người Tây Tạng lưu vong, mâu thuẫn giữa chính phủ lưu vong và chính quyền Trung Quốc là một yếu tố, nhưng lực đẩy thật của các vụ phản đối – những người Tây Tạng bình thường sống bên trong Trung Quốc – đã bị đánh giá chưa đúng tầm.
Chính phong trào biểu tình “bình dân” này có thể làm tương lai các cuộc phản đối trở nên khó đoán và khó được cả hai phe kiềm chế.

Mặt khác, Wang Lixiong, một học giả độc lập người Trung Quốc viết về Tân Cương và Tây Tạng, thường xuyên bày tỏ lo ngại rằng tình cảm dân tộc chủ nghĩa của người Hán có thể không kiểm soát nổi một khi chính trị được cởi trói bớt. Ông lo ngại khi đó, chủ nghĩa dân tộc có thể bắt chính trị trở thành “con tin”.
Nếu kịch bản đó xảy ra, giới chính khách Trung Quốc có thể đối mặt với sự kháng cự của người Tây Tạng và Tân Cương. Nó có thể tạo ra thêm các biện pháp đàn áp khắc nghiệt hơn, thậm chí đổ máu do xung đột sắc tộc.

Không có nhận xét nào: