Trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 13 vào ngày 20/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh quyết tâm của chính phủ thực hiện các cải cách này.
Tuy nhiên trong bài Bấm diễn văn dài, người ta không thấy Thủ tướng Dũng đề cập một từ nào tới Bấm Vinashin, tập đoàn nhà nước lớn thứ hai, có nguy cơ phá sản và đang lún sâu vì nợ hơn 90.000 tỷ đồng.
Trong bản tin phát đi ngày 14/11, hãng Reuters tỏ ý nghi ngờ liệu Việt Nam có thực hiện được việc cải cách doanh nghiệp nhà nước hay không.
Thật sự muốn cải cách?
Việc các sáng kiến cải cách có đem lại kết quả gì hay không còn tùy thuộc vào giới lãnh đạo Việt Nam đoàn kết như thế nào cũng như việc các doanh nghiệp nhà nước bị ảnh hưởng sẽ thọc gậy bánh xe như thế nào, Reuters nhận định."Kế hoạch cải cách mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra nhìn nhận ‘thẳng thắn và mạnh bạo hơn’ vào những yếu kém so với bản cáo của chính phủ mà ông Dũng trình Ban chấp hành trung ương"
TS Lê Đăng Doanh
Thủ tướng Dũng đã tham vấn các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước. Những người có mặt cho biết các cuộc gặp này thường rất thẳng thắn và chính phủ Việt Nam đã gặp phải nhiều chỉ trích. Tuy nhiên, Thủ tướng Dũng cũng cho thấy ông hiểu mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Một trong những cố vấn thân cận của ông Dũng hiện nay là cựu Bộ trưởng thương mại Trương Đình Tuyển, một nhân vật có đầu óc cải cách có biệt danh là "Ông WTO" do vai trò quan trọng của ông trong trong quá trình Việt Nam đám phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới năm 2006.
Tuy nhiên một số nhà chỉ trích vẫn không tin vào quyết tâm của ông Dũng, người mà họ cho rằng chính sự quản lý kinh tế yếu kém của ông trong nhiệm kỳ năm năm đầu tiên đã góp phần tạo nên vấn đề hóc búa như hiện nay.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho biết là kế hoạch cải cách mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra nhìn nhận ‘thẳng thắn và mạnh bạo hơn’ vào những yếu kém so với bản cáo của chính phủ mà ông Dũng trình Ban chấp hành trung ương.
Điều này cho thấy có thể đã xảy ra cãi vã giữa Đảng và chính phủ.
Báo cáo mơ hồ
Bản báo cáo của chính phủ ‘rất mơ hồ’ trong vấn đề cải cách các doanh nghiệp nhà nước vốn là một nội dung rất quan trọng trong bất kỳ một nghị trình cải cách nghiêm túc nào, TS Doanh nói.Khu vực kinh tế nhà nước đang thu nhỏ lại và hiện giờ chỉ còn chiếm tỷ lệ khoảng 40% của nền kinh tế quốc gia mặc dù nó đang tiêu thụ phần lớn miếng bánh đầu tư.
Một bản báo cáo của Viện quản lý kinh tế trung ương đề xuất bãi bỏ hoàn toàn các đặc quyền của các doanh nghiệp nhà nước để mặc thị trường quyết định chúng sống hoặc chết.
“Nếu chúng lỗ hoặc vỡ nợ, thì chúng nên được để phá sản như các doanh nghiệp khác. Nhà nước không nên có hình thức đảm bảo hoặc trả nợ nào cho chúng,” bản báo cáo viết.
"Khó khăn là các cải cách sẽ đụng chạm trực tiếp đến lợi ích của một số thế lực mà bộ máy điều hành đang dựa vào"
TS Trần Đình Thiên, Viện nghiên cứu kinh tế trung ương
“Đôi khi chúng ta nghe những lời tuyên bố rất mạnh mẽ, nhưng cái chúng ta cần là hành động, chứ không phải lời nói,” ông nói.
Bên cạnh đó, các lợi ích thâm căn cố đế của các doanh nghiệp cũng đang làm cản trở quá trình này.
Hồi cuối tháng 10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết họ vẫn chưa hoàn thành bản đề xuất cải cách doanh nghiệp nhà nước bởi vì họ không thể tiếp cận được dữ liệu từ phía các công ty.
Các doanh nghiệp nhà nước cũng đang chống lại kế hoạch của Bộ Tài chính hạn chế các khoản đầu tư của họ trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và chứng khoán, truyền thông trong nước đưa tin.
“Khó khăn là các cải cách sẽ đụng chạm trực tiếp đến lợi ích của một số thế lực mà bộ máy điều hành đang dựa vào,” TS Trần Đình Thiên của Viện nghiên cứu kinh tế Việt Nam, người tham gia vào hội đồng tư vấn cho chính phủ về các chính sách tài chính, nhận định.
“Tuy nhiên không tái cấu trúc lại nền kinh tế không phải là một chọn lựa,” ông nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét