Pages

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

Xung đột lợi ích

Hiệu Minh
Theo: blog Hiệu Minh
(TTHN) – Một đọc giả gửi link cho một bài viết hay của anh Hiếu Minh ở New York.
Tôi có viết một bài tương tự như bài này trước đây. CXN – Xung Đột Lợi Ích
Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn

Xung đột lợi ích
Khả năng xung đột lợi ích. Ảnh: internet


Hôm trước đọc tin lão Gingrich (Cựu Chủ tịch Quốc hội Mỹ) đang bị tố cáo là đã làm tư vấn cho Freddie Mac (công ty chuyên môi giới bất động sản – phá sản sau vụ thảm họa tài chính năm 2008 và bị chính phủ Mỹ mua lại) kiếm 1,5 triệu đô la từ năm 1999 đến 2007.
Năm 1998, ông ta đã thôi chức chủ tịch QH và có thể làm tư vấn kiếm tiền nuôi thân. Nhưng nay tranh cử Tổng thống 2012 nên đang bị báo chi lôi ra làm thịt. Họ đang hỏi liệu bố Gingrich có phạm vào lỗi xung đột lợi ích (Conflict of Interest – COI) hay không.
Xung đột lợi ích xảy ra khi một cá nhân hoặc tổ chức có liên quan đến nhiều lợi ích, một trong số lợi ích đó có thể có thể làm hại một lợi ích khác. Nếu Gingrich vừa làm Chủ tịch Quốc hội vừa làm tư vấn cho tư nhân là không thể được.
Muốn tiến tới dân chủ thực sự, cần có minh bạch để tránh tham nhũng và lạm quyền. Muốn minh bạch, cần nhiều việc phải làm, trong đó có việc tránh COI. Đó là một trong những chìa khóa của những quốc gia thu nhập trung bình (trên 1000$/năm/người như VN hiện nay) muốn gia nhập câu lạc bộ thu nhập cao (>10.000$/năm).
Khi tôi khai lý lịch (CV) để xin việc vào tổ chức quốc tế hiện nay có câu hỏi “Anh/chị có ai là họ hàng hiện đang làm việc tại tổ chức này?”. Họ hàng (relatives) được hiểu là vợ, con, bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng, anh chị em, cháu…
Sau khi vào làm việc, tôi mới hiểu đây là qui định quan trọng về tránh xung đột lợi ích và bất di bất dịch trong WB, IMF, IFC, UN và nhiều chính phủ phương Tây tiến bộ khác.
Nhớ hồi ở Hà Nội, cô bạn IT đặt mua hai cái printer của một công ty. Khi duyệt, sếp liền hỏi “Sao chị chọn công ty này?”. Cô trả lời “Đây là công ty của người bạn, tôi khá tin tưởng”. Lập tức cô bị sếp cho một bài học về cách tránh xung đột lợi ích.
Nếu có bố mẹ hay bất kỳ người thân đã làm trong tổ chức này thì bạn không có cơ hội xin việc nơi đó vì lý do tránh COI.
Tuy vậy, họ có ngoại lệ dành cho vợ/chồng vì lý do đảm bảo hạnh phúc gia đình. Dẫu vậy để tránh COI, vợ hoặc chồng phải làm việc ở các đơn vị khác nhau, và người này không quản lý trực tiếp hay gián tiếp người kia.
Tại một số nước thiếu dân chủ hay độc tài, thủ trưởng cơ quan quyết định thăng chức cho vợ, con, cháu, anh chị em ruột…được coi hết sức bình thường. Việt Nam ta có câu “Một người làm quan, cả họ được nhờ” là do không ai hiểu xung đột lợi ích.
Thử tưởng tưởng, vợ là thủ quỹ, chồng làm giám đốc, thì liệu chi tiêu trong cơ quan có kiểm soát nổi. Hy vọng gì sự minh bạch ở một đôi vợ chồng ngồi ghế lãnh đạo, ban ngày làm tiền ở cơ quan, ban đêm làm tình trên giường.
Gần đây, các chính thể ở Trung Đông lần lượt sụp đổ một phần do liên quan đến gia đình trị, mà nguyên nhân sâu xa là do vi phạm nghiêm trọng xung đột lợi ích.
Cha Mubarak bổ nhiệm con. Ảnh: internet
Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak tham vọng đưa con trai thứ lên kế vị. Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh tìm cách đưa anh, em, con cháu vào chính quyền.
Người vừa bị bắn chết là Gadhafi cũng không ngoại lệ. Các con toàn nắm các chức vụ chủ chốt. Các chính thể Suharto, Marcos, Jean-Claude “Baby Doc” Duvalier đều mắc những lỗi lầm sơ đẳng này.
Phần lớn, cha mẹ đưa con cái lên chức vụ cao lại làm cho chính sự nghiệp của họ tiêu vong. Cuối cùng, bị phết truất, ra đi trong nhục nhã, bị xử tù, bị bắn.
Xung đột lợi ích đã dẫn tới xung đột quốc gia. Khi dân chúng không thể chịu đựng nổi kiểu gia đình trị, ngồi xổm lên cả một dân tộc, thì khó ai đoán định được đất nước ấy đi về đâu.
Khi Saddam Hussein ký quyết định cho hai con trai Uday và Qusay Hussein nắm quyền hành để cha truyền con nối, không thể nghĩ rằng, ông đã vi phạm xung đột lợi ích. Chuyện COI tưởng nhỏ nhưng cuối cùng đã đưa Saddam, các con và cả chính thể đi vào…lịch sử.
HM. 13-11-2011.

Không có nhận xét nào: