Người Thượng Việt Nam trong trại tỵ nạn Ben Lung tại Cam Bốt năm 2001.
Ảnh: www.trust.org
Từ nhiều năm nay, Cam Bốt vẫn là nơi tạm lánh của khá đông người tỵ nạn trong khu vực, chủ yếu đến từ Miến Điện và Việt Nam hay Trung Quốc. Nhưng vài năm trở lại đây, theo báo cáo của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, số người tỵ nạn đến Cam Bốt thưa dần.Các trại tỵ nạn cũng đã đóng cửa gần hết.
Nguyên nhân là do chính quyền Phnom Penh đã có những thay đổi trong chính sách muốn cản trở người tỵ nạn. Cam Bốt trở thành nơi không còn an toàn cho người tỵ nạn chính trị. Chủ trương của Cam Bốt đang bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế lên án mạnh mẽ.
Thông tín viên Phạm Phan tường trình từ Phnom Penh:
Số lượng người tỵ nạn đến Cam Bốt cứ giảm dần theo năm tháng gần đây do Cam Bốt thay đổi chính sách tiếp nhận tỵ nạn chính trị
Vài năm trở lại đây, xứ Chùa Tháp đã trở thành nơi không thể dừng chân cho người tỵ nạn chính trị. Theo báo cáo mới đây của tổ chức Human Rights Watch và sự tường thuật của báo chí tại Phnom Penh thì con số người tỵ nạn tìm đến đất Cam Bốt dung thân đã giảm đi rõ rệt, nếu không muốn nói, mảnh đất này đã dập tắt hy vọng cho những người bị truy bức trên chính quê hương họ. Tình hình thực tế đó, tất nhiên đã đi ngược lại với công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền tỵ nạn của người dân.
Theo bà May Fong Choong, người phát ngôn của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc tại Cam Bốt, từ lúc chính quyền tiếp nhận trách nhiệm điều hành văn phòng Cao ủy Tỵ nạn tại Phnom Penh năm 2009 thì ngay sau đó người tỵ nạn thưa vắng dần đến mức hầu như không ai dám lai vãng đến văn phòng tỵ nạn do Bộ Nội vụ giám sát. Một lý do dễ hiểu và hết sức nguy hiểm, đó là người tỵ nạn lo sợ bị bắt giải giao lại nơi mà họ đã bỏ ra đi.
Thủ Tướng Hun Sen đã ký sắc lệnh tháng 12/2009 để cho cơ quan an ninh thay thế vai trò của văn phòng Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc tại Phnom Penh. Bộ Nội Vụ là cơ quan đứng ra giải quyết các đơn xin tỵ nạn mà phần lớn là người Việt Nam, gồm cả người Kinh lẫn người Thượng, cũng có người Trung Quốc, người Duy Ngô Nhĩ tìm đến Phnom Penh xin tỵ nạn.
Các con số thống kê ghi nhận: Năm 2008 có 250 người tỵ nạn đến Cam Bốt, năm 2009 con số này giảm còn 64 người, năm 2010 chỉ còn 48 người, và năm ngoái thì còn tệ hại hơn nhiều, chỉ có 10 người tỵ nạn liều mình đến Phnom Penh với niềm hy vọng mong manh như chuông đồng treo chỉ, không biết rơi rụng vào bẫy sập bắt người vào lúc nào.
Tuy nhiên người phát ngôn của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc cho biết, dù số người nộp đơn xin tỵ nạn đã giảm, nhưng đơn được chấp thuận lại tăng lên. Năm 2011, 64% số đơn được chấp nhận quy chế tỵ nạn, năm 2010 là 26%, năm 2009 là 37%, và năm 2008 là 16%. Cao ủy Tỵ nạn đưa ra con số trên nhưng không có lời giải thích vì sao đơn xin tỵ nạn trong năm 2011 được chấp thuận nhiều như thế dưới sự giám sát của bộ máy an ninh Cam Bốt. Trong lúc đó thì nhiều người tỵ nạn Việt Nam cứ bỏ trốn qua Thái xin được Cao ủy Tỵ nạn che chở vì không tin vào chính quyền Cam Bốt.
Tình trạng dòng người tỵ nạn chính trị Việt Nam chạy sang Cam Bốt trong những năm trước đây.
Kể từ năm 2001, có khoảng 2.000 đồng bào Thượng từ vùng Cao Nguyên Trung Phần, liều mình băng rừng bỏ chạy qua xứ Chùa Tháp để kiếm chỗ nương thân. Thời gian đầu, Hoa Kỳ đã rộng vòng tay đón nhận nhiều người Thượng. Đây được coi là tín hiệu tốt để mở đường cho nhiều người Thượng tiếp tục bỏ núi rừng chạy đến Phnom Penh xin tỵ nạn để tìm kiếm cuộc đời mới có tự do. Nhiều người tỵ nạn chính trị Việt Nam từ Bắc vô Nam cũng đã tìm đến Phnom Penh xin được che chở sau sự kiện năm 2001.
Tình hình đó đặt ra vấn đề khó xử cho chính quyền Cam Bốt, nếu hợp tác với Hoa Kỳ và Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc về vấn đề đồng bào Thượng và người tỵ nạn chính trị Việt Nam thì tất nhiên làm phật lòng láng giềng Việt Nam. Sau cùng thì chính quyền ông Hun Sen đã quyết định làm hài lòng chính quyền Việt Nam. Đây là điều mà mọi người cùng nghĩ: nó phải xảy ra.
Tháng 12 năm 2010, chính quyền Cam Bốt thông báo ngày 1/1/2011 sẽ đóng cửa Trung Tâm Sen Sok ở Phnom Penh, nơi người tỵ nạn đang tạm trú chờ thủ tục đinh cư ở nước thứ ba dưới quyền che chở của Cao Ủy Tỵ Nạn. Thời hạn chót này sau dời lại ngày 20/2/2011. Tình trạng như thế khiến 20 đồng bào Thượng đang ở trong Trung Tâm Sen Sok lo sợ cho số phận của họ. Sau cùng thì có 10 người Thượng được đi định cư, còn 10 người khác bị cưỡng bức hồi hương về lại Việt Nam.
Báo mạng Phnom Penh Post ngày 17/2/2012 cho biết, Việt Nam, Cam Bốt và Thái Lan đã ký một thỏa thuận để cưỡng bức hồi hương đồng bào Thượng. Người phát ngôn Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ thì nói một biên bản ghi nhớ được Cao Ủy Tỵ Nạn, Việt Nam, và Cam bốt ký năm 2005 để tìm giải pháp tái định cư ở bên ngoài lãnh thổ Cam Bốt cho số người Thượng nhưng lại không có lịch trình cụ thể thực thi giải pháp này.
Hiện nay vẫn còn nhiều người Việt (gồm Kinh lẫn Thượng) tỵ nạn chính trị đang tạm trú tại Băng Cốc, phần lớn họ từ Phnom Penh chạy qua. Đài truyền hình Việt Nam tường thuật hồi cuối tháng 11/2011, khi nữ Thủ Tướng Yingluck đến thăm Việt Nam, bà đã cam kết sẽ không để đất Thái là nơi ẩn náu của những phần tử chống chính quyền Việt Nam đương thời.
Liệu rằng đây có phải là lời cảnh báo số người Việt đang ở Thái chờ được duyệt xét quy chế tỵ nạn chính trị ? Từ trước đến nay, chính quyền Thái vẫn hành xử theo một quan điểm: Chỉ vì quyền lợi quốc gia Thái xét trong bối cảnh quốc tế, và chỉ vì quyền lợi đảng phái xét trong bối cảnh nội tình dân tộc, dù điều đó có đi ngược lại nhân quyền.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền chỉ trích chính sách của Cam Bốt không cho người tỵ nạn dung thân
Thời điểm chính quyền Cam Bốt cho đóng cửa trại tỵ nạn được coi là đỉnh điểm của chính sách không cho người tỵ nạn dung thân trên đất Chùa Tháp được thực thi dưới thời Thủ Tướng Hun Sen. Biện pháp này đã bị nhiều tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước chỉ trích mạnh. Theo ông Ou Virak, Chủ Tịch Trung Tâm Nhân Quyền Cam Bốt thì trước khi đóng cửa chính thức, chính quyền đã tiến hành nhiều vụ trục đuổi cưỡng bức những người Thượng về lại Việt Nam.
Ông Kok Ksor, người đứng đầu Tổ Chức Người Thượng có trụ sở tại Hoa kỳ nói, trong quá khứ Phnom Penh từng là đồng minh của chế độ Hà Nội gây tổn hại cho người thiểu số trên Cao Nguyên Trung Phần. Theo ông, chính quyền Cam Bốt cũng giống như chính quyền Việt Nam. Ông Phil Robertson Phó Giám Đốc khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch phát biểu rằng mối quan hệ chính trị đã tác động đến cách cư xử của Phnom Penh đối với người tỵ nạn chính trị.
Human Rights Watch cũng đề cập đến nhân quyền của người Khmer Krom từ vùng đồng bằng sông Cửu Long chạy đến Cam Bốt xin tỵ nạn chính trị, thường thì họ bị chính quyền Hun Sen cư xử không công bằng mặc dù họ cũng có chung nguồn gốc dân tộc với người Khmer đang sinh sống trên đất Chùa Tháp.
Thông tín viên Phạm Phan tường trình từ Phnom Penh:
Số lượng người tỵ nạn đến Cam Bốt cứ giảm dần theo năm tháng gần đây do Cam Bốt thay đổi chính sách tiếp nhận tỵ nạn chính trị
Vài năm trở lại đây, xứ Chùa Tháp đã trở thành nơi không thể dừng chân cho người tỵ nạn chính trị. Theo báo cáo mới đây của tổ chức Human Rights Watch và sự tường thuật của báo chí tại Phnom Penh thì con số người tỵ nạn tìm đến đất Cam Bốt dung thân đã giảm đi rõ rệt, nếu không muốn nói, mảnh đất này đã dập tắt hy vọng cho những người bị truy bức trên chính quê hương họ. Tình hình thực tế đó, tất nhiên đã đi ngược lại với công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền tỵ nạn của người dân.
Theo bà May Fong Choong, người phát ngôn của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc tại Cam Bốt, từ lúc chính quyền tiếp nhận trách nhiệm điều hành văn phòng Cao ủy Tỵ nạn tại Phnom Penh năm 2009 thì ngay sau đó người tỵ nạn thưa vắng dần đến mức hầu như không ai dám lai vãng đến văn phòng tỵ nạn do Bộ Nội vụ giám sát. Một lý do dễ hiểu và hết sức nguy hiểm, đó là người tỵ nạn lo sợ bị bắt giải giao lại nơi mà họ đã bỏ ra đi.
Thủ Tướng Hun Sen đã ký sắc lệnh tháng 12/2009 để cho cơ quan an ninh thay thế vai trò của văn phòng Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc tại Phnom Penh. Bộ Nội Vụ là cơ quan đứng ra giải quyết các đơn xin tỵ nạn mà phần lớn là người Việt Nam, gồm cả người Kinh lẫn người Thượng, cũng có người Trung Quốc, người Duy Ngô Nhĩ tìm đến Phnom Penh xin tỵ nạn.
Các con số thống kê ghi nhận: Năm 2008 có 250 người tỵ nạn đến Cam Bốt, năm 2009 con số này giảm còn 64 người, năm 2010 chỉ còn 48 người, và năm ngoái thì còn tệ hại hơn nhiều, chỉ có 10 người tỵ nạn liều mình đến Phnom Penh với niềm hy vọng mong manh như chuông đồng treo chỉ, không biết rơi rụng vào bẫy sập bắt người vào lúc nào.
Tuy nhiên người phát ngôn của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc cho biết, dù số người nộp đơn xin tỵ nạn đã giảm, nhưng đơn được chấp thuận lại tăng lên. Năm 2011, 64% số đơn được chấp nhận quy chế tỵ nạn, năm 2010 là 26%, năm 2009 là 37%, và năm 2008 là 16%. Cao ủy Tỵ nạn đưa ra con số trên nhưng không có lời giải thích vì sao đơn xin tỵ nạn trong năm 2011 được chấp thuận nhiều như thế dưới sự giám sát của bộ máy an ninh Cam Bốt. Trong lúc đó thì nhiều người tỵ nạn Việt Nam cứ bỏ trốn qua Thái xin được Cao ủy Tỵ nạn che chở vì không tin vào chính quyền Cam Bốt.
Tình trạng dòng người tỵ nạn chính trị Việt Nam chạy sang Cam Bốt trong những năm trước đây.
Tình hình đó đặt ra vấn đề khó xử cho chính quyền Cam Bốt, nếu hợp tác với Hoa Kỳ và Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc về vấn đề đồng bào Thượng và người tỵ nạn chính trị Việt Nam thì tất nhiên làm phật lòng láng giềng Việt Nam. Sau cùng thì chính quyền ông Hun Sen đã quyết định làm hài lòng chính quyền Việt Nam. Đây là điều mà mọi người cùng nghĩ: nó phải xảy ra.
Tháng 12 năm 2010, chính quyền Cam Bốt thông báo ngày 1/1/2011 sẽ đóng cửa Trung Tâm Sen Sok ở Phnom Penh, nơi người tỵ nạn đang tạm trú chờ thủ tục đinh cư ở nước thứ ba dưới quyền che chở của Cao Ủy Tỵ Nạn. Thời hạn chót này sau dời lại ngày 20/2/2011. Tình trạng như thế khiến 20 đồng bào Thượng đang ở trong Trung Tâm Sen Sok lo sợ cho số phận của họ. Sau cùng thì có 10 người Thượng được đi định cư, còn 10 người khác bị cưỡng bức hồi hương về lại Việt Nam.
Báo mạng Phnom Penh Post ngày 17/2/2012 cho biết, Việt Nam, Cam Bốt và Thái Lan đã ký một thỏa thuận để cưỡng bức hồi hương đồng bào Thượng. Người phát ngôn Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ thì nói một biên bản ghi nhớ được Cao Ủy Tỵ Nạn, Việt Nam, và Cam bốt ký năm 2005 để tìm giải pháp tái định cư ở bên ngoài lãnh thổ Cam Bốt cho số người Thượng nhưng lại không có lịch trình cụ thể thực thi giải pháp này.
Hiện nay vẫn còn nhiều người Việt (gồm Kinh lẫn Thượng) tỵ nạn chính trị đang tạm trú tại Băng Cốc, phần lớn họ từ Phnom Penh chạy qua. Đài truyền hình Việt Nam tường thuật hồi cuối tháng 11/2011, khi nữ Thủ Tướng Yingluck đến thăm Việt Nam, bà đã cam kết sẽ không để đất Thái là nơi ẩn náu của những phần tử chống chính quyền Việt Nam đương thời.
Liệu rằng đây có phải là lời cảnh báo số người Việt đang ở Thái chờ được duyệt xét quy chế tỵ nạn chính trị ? Từ trước đến nay, chính quyền Thái vẫn hành xử theo một quan điểm: Chỉ vì quyền lợi quốc gia Thái xét trong bối cảnh quốc tế, và chỉ vì quyền lợi đảng phái xét trong bối cảnh nội tình dân tộc, dù điều đó có đi ngược lại nhân quyền.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền chỉ trích chính sách của Cam Bốt không cho người tỵ nạn dung thân
Thời điểm chính quyền Cam Bốt cho đóng cửa trại tỵ nạn được coi là đỉnh điểm của chính sách không cho người tỵ nạn dung thân trên đất Chùa Tháp được thực thi dưới thời Thủ Tướng Hun Sen. Biện pháp này đã bị nhiều tổ chức nhân quyền trong và ngoài nước chỉ trích mạnh. Theo ông Ou Virak, Chủ Tịch Trung Tâm Nhân Quyền Cam Bốt thì trước khi đóng cửa chính thức, chính quyền đã tiến hành nhiều vụ trục đuổi cưỡng bức những người Thượng về lại Việt Nam.
Ông Kok Ksor, người đứng đầu Tổ Chức Người Thượng có trụ sở tại Hoa kỳ nói, trong quá khứ Phnom Penh từng là đồng minh của chế độ Hà Nội gây tổn hại cho người thiểu số trên Cao Nguyên Trung Phần. Theo ông, chính quyền Cam Bốt cũng giống như chính quyền Việt Nam. Ông Phil Robertson Phó Giám Đốc khu vực Châu Á của tổ chức Human Rights Watch phát biểu rằng mối quan hệ chính trị đã tác động đến cách cư xử của Phnom Penh đối với người tỵ nạn chính trị.
Human Rights Watch cũng đề cập đến nhân quyền của người Khmer Krom từ vùng đồng bằng sông Cửu Long chạy đến Cam Bốt xin tỵ nạn chính trị, thường thì họ bị chính quyền Hun Sen cư xử không công bằng mặc dù họ cũng có chung nguồn gốc dân tộc với người Khmer đang sinh sống trên đất Chùa Tháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét