Gia đình ông Vươn chỉ còn lại phụ nữ và trẻ con
Theo: BBC
Theo: BBC
“Vật chất đồ dùng bọn em giờ bị san bằng hết chẳng còn cái gì, thiếu thốn thì thiếu nhiều lắm. Bọn em chả có nhà nên chả biết trôi dạt về đâu nhưng phải dựng cái chòi cho các cháu còn đi học hành Tinh thần của chúng em bây giờ là vượt lên khó khăn mà sống.” – Nguyễ̉n Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn
Vợ con hai anh em ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý đã trải qua Tết Nhâm Thìn trong chòi tạm dựng trên mảnh đất đầm tôm bị cưỡng chế trong tiết trời giá lạnh. Bà Nguyễn Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn, đã cho biết như thế trong cuộc phỏng vấn với BBC qua điện thoại.
Chòi được dựng bằng vải bạt và là nơi cư ngụ tạm của hai chị em dâu là bà Thương và bà Phạm Thị Hiền, vợ ông Đoàn Văn Quý, cùng bốn người con của hai ông trong đó lớn nhất học lớp 11 và bé nhất chỉ mới 5 tuổi.
Chòi được dựng bằng vải bạt và là nơi cư ngụ tạm của hai chị em dâu là bà Thương và bà Phạm Thị Hiền, vợ ông Đoàn Văn Quý, cùng bốn người con của hai ông trong đó lớn nhất học lớp 11 và bé nhất chỉ mới 5 tuổi.
Bà nói hoàn cảnh nhà bà bây giờ ‘nan giải lắm’ và ‘gia đình chỉ biết dựa vào nam giới là trụ cột mà bây giờ chỉ toàn là phụ nữ và trẻ con.’
‘Vượt khó mà sống’.
“Vật chất đồ dùng bọn em giờ bị san bằng hết chẳng còn cái gì,” bà nói, “Thiếu thốn thì thiếu nhiều lắm.”
“Bọn em chả có nhà nên chả biết trôi dạt về đâu nhưng phải dựng cái chòi cho các cháu còn đi học hành,” bà nói và cho biết vào những ngày mưa gió thì các cháu về trên làng với cô bác và vẫn đi học bình thường.
“Tinh thần của chúng em bây giờ là vượt lên khó khăn mà sống.”
Nguyễ̉n Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn
“Lạnh thì phải chịu chứ việc bây giờ đã như thế rồi,” bà nói thêm.
“Tinh thần của chúng em bây giờ là vượt lên khó khăn mà sống,” bà cho biết và cũng nói rằng gia đình bà từng ở ngoài rừng nên cũng quen với điều kiện sống vất vả.
“Ngày Tết chỉ có hai chị em và các cháu trong căn chòi ngoài đầm,” bà kể.
“Gia đình vừa đoàn tụ như thế mà giờ nan giải thế thì sốc quá,” bà nói và kể rằng bà và các con rất ‘thiếu thốn tình cảm gia đình’ trong dịp Tết vừa qua.
“Chị em bảo nhau thôi phải vượt lên và không nên nghĩ cái gì nan giải quá,” bà nói, “Các cháu buồn thì có buồn nhưng cũng hiểu ra.”
Bản thân bà Thương cũng đang bị ốm kể từ khi vụ việc cưỡng chế xảy ra.
Tuy nhiên, bà cho biết hai gia đình của bà và em dâu từ ngày xảy ra sự cố đã sống trong sự yêu thương đùm bọc của bà con lối xóm, họ hàng và những người thông cảm gần xa.
“Mọi người quan tâm lắm chứ không bỏ rơi bọn em đâu,” bà nói.
“Người dân ở đây rất tốt. Nhà nào có gì thì giúp nấy,” bà nói thêm và cho biết có người giúp đỡ gạo, có người giúp đỡ tiền mặt tuy không nhiều trong khi ‘nhiều người gần xa cứ điện về động viên’.
Bà nói gia đình bà ‘cám ơn bà con và nhận lấy những tấm lòng vàng’ và nhờ đó mà gia đình bà ‘cũng vững vàng hơn’.
“Chúng em cũng tin vào Đảng, vào chính quyền và cô bác xa gần giúp chúng tôi soi xét công việc rõ ràng, công minh,” bà nêu nguyện vọng.
‘Ông Vươn có công’
Luật sư Nguyễn Hồng Bách, giám đốc công ty luật hợp doanh Hồng Bách ở Hà Nội, cũng xác nhận với BBC là gia cảnh của bà Thương và bà Hiền hiện nay ‘rất khó khăn’ và ‘cần sự giúp đỡ của cả cộng đồng’.
Công ty luật Hồng Bách đã cử ông và ba luật sư khác nữa tham gia bào chữa miễn phí cho anh em ông Đoàn Văn Vươn.
Ông Bách cho biết trong ngày thứ Tư 1/2, công ty của ông đã làm việc với cơ quan cảnh sát điều tra thành phố Hải Phòng để hoàn tất thủ tục xin giấy chứng nhận bào chữa cho các bị can trong vụ việc.
Thủy sản trị giá cả tỷ đồng trong đầm ông Vươn đã bị vét sạch
Cũng trong chuyến đi đến Hải Phòng, ông Bách đã gặp gỡ bà Thương, bà Hiền, Hiệp hội nuôi trồng thủy sản của huyện Tiên Lãng, một số chủ đầm khác trong khu vực, bà con lối xóm của ông Vươn và chính quyền nơi ông Vươn có hộ khẩu thường trú.
“Họ (gia đình anh em ông Vươn) hiện ở trên túp lều được dựng lên trên chính nền cái nhà đã bị phá. Tết của họ ở đây,” ông nói.
Ông Bách cũng cho biết là hai chị em dâu bà Thương đang phải nhờ vả vào anh em họ hàng cũng như các chủ đầm cảm thông khác. Ông nói nhận xét chung của mọi người về ông Vươn là ‘ông là người tốt và có công’.
“Người dân ở đây rất tốt. Nhà nào có gì thì giúp nấy.”
Nguyễn Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn
“Ông Vươn có công khai phá và chắn gió bão mỗi khi mùa bão về,” ông Bách thuật lại lời người dân địa phương nói với ông.
Ngay cả các quan chức ở xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, nguyên quán của ông Vươn, cũng đánh giá ông Vươn là ‘công dân tốt’ vì ông ‘chưa có vấn đề gì khó khăn hoặc mâu thuẫn, gây mất đoàn kết hay chống đối chính sách của địa phương’.
Tuy nhiên lãnh đạo xã Bắc Hưng cũng phê bình ông Vươn đã ‘vội vàng nôn nóng’ trong cách hành xử khi đoàn cưỡng chế đến.
Cơ hội giảm nhẹ
Luật sư Bách nói ông hy vọng rất nhiều ở cơ hội cho ông Vươn trong phiên xử sắp tới.
“Bản chất của pháp luật Việt Nam vừa là răn đe vừa là giáo dục do đó đối với hành vi và con người ông Vươn tôi tin rằng pháp luật sẽ khoan hồng và áp dụng các tình tiết giảm nhẹ,” ông nói.
Ông cho biết để bào chữa cho ông Vươn, ông sẽ xoáy sâu vào nguyên nhân, điều kiện và hoàn cảnh phạm tội của ông Vươn.
“Tôi tin rằng trong quá trình xét xử, các cơ quan tố tụng sẽ xem xét các yếu tố này để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho ông (Vươn),” ông nói.
“Có thể do bức xúc – người dân cho rằng chính quyền làm sai đẩy họ đến bước đường cùng nên họ mới kháng cự như thế,” ông phân tích, nhưng vẫn cho rằng về mặt nguyên tắc ông Vươn vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về những việc ông đã làm sai.
LS Bách cho biết ông đã nghiên cứu sơ bộ hồ sơ vụ việc và có kết luận ban đầu là ‘quyết định thu hồi đất (của chính quyền huyện Tiên Lãng) là không hợp lý’.
Ông giải thích là Luật Đất đai năm 1993 quy định thời hạn giao đất là đến 20 năm nên quyết định thu hồi đất của ông Vươn khi thời hạn sử dụng chưa đến 20 năm là không đúng luật.
“Quyết định thu hồi không đúng nên quyết định cưỡng chế cũng không đúng,” ông nói.
Còn về tài sản nuôi trồng trong đầm của ông Vươn bị thất thoát, LS Bách phân tích rằng nếu chứng minh được ông Vươn vẫn còn quyền sử dụng đất thì chính quyền phải chịu trách nhiệm.
Cảnh sát điều tra Hải Phòng đã tiếp nhận toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận bào chữa cho các bị can của ông trong ngày 1/2 và ba ngày sau sẽ có quyết định cấp giấy bào chữa cho ông hay không, ông Bách cho biết.
Trước đó, bà Thương cũng đã có đơn mời và ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với công ty Hồng Bách.
Khi có đầy đủ tư cách là luật sư bào chữa cho ông Vươn, LS Bách sẽ tiếp xúc với chính quyền xã Vinh Quang và huyện Tiên Lãng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét