Pages

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

KHÔNG THỂ ĐỐI THOẠI NỮA RỒI

Một trong những nguyên tắc khôn ngoan để duy trì hòa hợp và hòa bình đó là : đối thoại.
Trong đó, phản biện đóng vai trò quan trọng nhằm điều chỉnh và bổ túc nhận thức cho các bên trong quá trình tham dự đối thoại.
Phương thức đối thoại trực tiếp nhằm nâng cao nhận thức trước các vấn đề mà cuộc sống con người đặt ra. Ở đó, sự phản biện nhằm công bố những nhận thức đa chiều, tác động vào nhận thức đối tượng, tìm tiếng nói chung trong hoàn cảnh có những bất đồng đang tồn tại và dễ trở thành sự phản đối, phê phán, bài xích, thậm chí là bạo động.


Có thể nói, phản biện là kênh giao tiếp duy nhất có thể tác động vào tư tưởng người khác, nhằm cân bằng nhận thức trước sự phong phú đa dạng của các luồng tư tưởng khác biệt trong xã hội.
Loại trừ sự khác biệt không nằm trong nguyên tắc ứng xử của đối thoại.
Và vì thế, khi một trong các bên tham gia đối thoại có động cơ ban đầu là mục đích “loại trừ” thì không nên đặt ra các giá trị khác như công lý, hòa bình, lắng nghe… trên bàn đối thoại.
Trong các xã hội văn minh, thì con đường đối thoại duy nhất với nhà nước mà mỗi công dân (trong nước hay ngoài nước) có được đó là pháp luật.
Ai cũng biết rằng sự khó khăn trong hầu hết các cuộc đối thoại đều đến từ lực cản của nhận thức chủ quan, cảm tính và định kiến.
Do đó đối thoại chỉ trở thành những ứng xử văn hóa có tầm khi nhận thức của những người tham gia đối thoại đều phải ở một mức độ bao quát và quan sát rộng.
Những khác biệt trong nhận thức là thực tế khách quan của xã hội. Trong khi đối thoại người ta phải trải qua giai đoạn đấu tranh mâu thuẫn để điều chỉnh nhận thức.
Nhìn vào những gì đang diễn ra hôm nay, theo quan sát của tôi, rõ ràng là không có giải pháp đối thoại để giải quyết những mâu thuẫn nội tại giữa chính quyền và nhân dân.
Những sai phạm về mặt khiếu kiện liên quan đến các vấn đề dân sự, hình sự, dân oan… đều được đẩy đến bước giải quyết bằng luật pháp nhiêu khê và lòng vòng.
Chưa kể đến xu hướng biến “lổi hệ thống”, thành lổi cá nhân, lỗi địa phương, nhằm phân tán sự tập trung của đám đông vào thủ phạm chính là cái hệ thống sản sinh ra toàn bộ các sai lầm không thể khắc phục sau nhiều năm ròng.
Những sai lầm của lịch sử có lẽ nào lại không xuất phát từ sự hà khắc, bất dung trong tư tưởng?
Thế nhưng kết cục cuối cùng thì sao, sau 82 năm, không có một cuộc đối thoại thực sự nào, thừa nhận sự sai lầm mang tính hệ thống, và chúng ta thì mãi loay hoay với việc giải quyết từng khâu, từng lỗi cá nhân trong cái hệ thống vận hành đấy.
Không thể đối thoại với nhân dân, hay nói đúng hơn là khi tự cắt đứt con đường đối thoại với nhân dân bằng cách chuyển hướng và né tránh các sai phạm do “lổi hệ thống” gây ra, đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng tỏ mình thiếu dũng khí lãnh đạo và thể hiện bản chất chuyên chính độc tài.
Viết cho ngày 3 tháng 02 năm 2012
Facebook’s Mẹ Nấm

Không có nhận xét nào: