Pages

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Người nông dân Việt Nam trở thành anh hùng sau cuộc bắn nhau với công an

Mike IvesAssociated Press
Lê Quốc Tuấn X-Cafe chuyển ngữ

(AP) – Khi công an địa phương vũ trang chống bạo động đến trục xuất gia đình Vươn, các thành viên trong gia đình đã sẵn sàng với những trái mìn tự chế và súng ngắn cải biến. Trong phong cách phục kích kiểu du kích quân gợi nhớ đến thời chiến chiến tranh Việt Nam, họ đã làm bị thương 6 viên chức.
Nhưng thay vì bị công luận lên án, cuộc bạo lực hiếm hoi hồi tháng trước nhằm giữ lấy mảnh đất thuê tại thành phố cảng Hải Phòng ở miền bắc của người nông dân nuôi cá đã khiến người chủ gia đình Đoàn Văn Vươn trở nên một anh hùng quốc gia và nổ ra một cuộc tranh luận về lối chiếm đoạt mạnh tay của chính quyền địa phương.
Mặc dù Vươn và ba thân nhân của mình vẫn còn bị giam giữ vì vai trò của họ trong vụ tấn công, một vị tướng quân đội đã nghỉ hưu và một cựu chủ tịch nước đã tham dự bênh vực cho ông.

Trường hợp này đã thu hút nhiều sự chú ý đến nỗi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải ra lệnh mở cuộc điều tra, và hôm thứ Sáu đã chỉ ra rằng rằng việc trục xuất là bất hợp pháp và những người chỉ đạo phải bị trừng phạt. Ông cũng khuyến khích chính quyền địa phương gia hạn việc thuê mướn đất đai cho gia đình này.
Nhiều người Việt Nam nhìn Vươn như một biểu tượng của hàng triệu người nông dân khác của đất nước, những người từng ngao ngán với việc bị mất tài sản hoặc phải lo lắng về việc các luật lệ đất đai mới sẽ ảnh hưởng đến mình ra sao khi chính phủ cân nhắc đến thời hạn 20 năm đất giao đất cho thuê sẽ hết hạn vào năm tới .
Vươn bị cáo buộc tổ chức tấn công và mưu giết công an, nhưng các phương tiện truyền thông nhà nước đã công khai thông cảm với ông trong các bài tường thuật điều tra. Các bản tin của của họ đã tố cáo quan chức Hải Phòng nói dối về các chi tiết của cuộc trục xuất. Họ cũng cho biết rằng gia đình này từng bị lừa vào năm 1993 khi chỉ được một hợp đồng thuê 14 năm thay vì phải được 20 năm.
Nguyễn Thị Thương, vợ của Vươn, nhớ lại sau khi đưa con mình đến trường vào ngày 5, khi trở về nhà thì thấy một đám đông công an vũ trang chống bạo động bao vây chung quanh ngôi nhà trang trại của mình. Cô nghe thấy tiếng súng và các tiếng nổ trước khi xe cứu thương ập đến và nhân viên y tế bắt đầu chở các cán bộ bị thương trên cáng.
“Gia đình chúng tôi bị dồn vào đường cùng” Thương nói với Associated Press qua điện thoại. “Chúng tôi đã bỏ hết công sức vào trang trại của mình, nhưng các cơ quan có thẩm quyền đã đuổi mà không bồi thường gì thì rất là bất công”.
Ngay cả trước cuộc chạm trán, những láng giềng của Vươn đã coi ông như một người địa phương nổi tiếng.
Người kỹ sư nông nghiệp từng được đào tạo qua bậc cao đẳng này đã bỏ ra 18 năm và vốn liếng dành dụm của đời mình để chuyển 40 ha (99 mẫu Anh) đất đầm lầy ven biển vô dụng thành một trang trại nuôi trồng thủy sản có hiệu quả. Trong quá trình này, nguời cháu và con gái của ông từng phải bị chết đuối, nhưng ông vẫn quyết tâm, để cuối cùng vẫn xây dựng được các đê điều có khả năng bảo vệ vùng bờ biển từ các cơn bão nhiệt đới.
Vươn, 49 tuổi, từ lâu đã có mâu thuẫn với chính quyền địa phương, và một số chuyên gia về pháp lý nói rằng hợp đồng thuê đất 14 năm của ông là bất hợp pháp ngay từ đầu. Phương tiện truyền thông nhà nước đã báo cáo rằng khu vực xung quanh dự kiến sẽ được phát triển thành khi dân cư và một sân bay quốc tế.
Năm 2009, Vườn và Vũ văn Luận, một nông dân đồng cảnh đã đệ đơn kiện, thách thức việc chiếm lại mảnh đất của họ. Luân cho biết tòa án đã đồng ý cho họ được ở lại trên mảnh đất nếu chịu từ bỏ vụ kiện. Nhưng khi họ làm theo như thế, việc trục xuất vẫn đã tiến hành.
Đó là lúc Vươn bị cáo buộc đã lên kế hoạch tấn công vào hơn 100 công an và binh lính. Theo các báo cáo từ báo chí, ông đã không ở hiện trường khi bạo lực nổ ra. Người nông dân này và một số thành viên gia đình ông hiện bị điều tra vì tấn công hoặc âm mưu giết người.
Sau cuộc đột kích, hai ngôi nhà của gia đình Vươn trên mảnh đất đã bị ủi xập và đốt bỏ, buộc vợ Vươn phải ở trong một lều nhựa. Thoạt tiên, các quan chức địa phương đã nhận trách nhiệm tiêu huỷ hai căn nhà nhưng sau đó lại chối – khiến những người theo dõi trên khắp nước vụ việc gia tăng cơn giận dữ và trút sự thất vọng của họ trên trực tuyến.
Ở Việt Nam tất cả đất đai thuộc về nhà nước, nhưng các cải cách kinh tế sâu rộng trong những năm 1980 đã đưa đến các pháp luật về đất đai vào năm 1993, theo đó đất đai sẽ cung cấp cho các nông dân thuê có điều kiện trong thời hạn 20 năm. Các chuyên gia pháp lý nói rằng những hợp đồng cho thuê có thể sẽ được gia hạn vào năm tới, đảm bảo quyền xử dụng bán tư nhân của giới nông dân. Tuy nhiên, những nghi vấn khác lơ lửng trong các điều khoản pháp luật Việt Nam cho phép nhà chức trách tịch thu ruộng đất vì cho an ninh quốc gia, quốc phòng, phát triển kinh tế hay lợi ích công cộng.
Trong một số trường hợp, các chuyển đổi ấy đã được trở thành đường cao tốc, khu công nghiệp mang lại việc làm cho người nghèo. Nhưng trong một số lượng ngày càng tăng của các trường hợp khác, sự chuyển đổi còn có nghĩa là tước đoạt các trang trại nuôi cá hay ruộng lúa để làm các sân golf và khu nghỉ mát phô trương dành riêng cho giới giàu có.
Hầu hết nông dân đã chấp nhận bồi thường và tiếp tục đời sống của mình, nhưng có một số lượng đang gia tăng chống lại bằng những hồ sơ kiện cáo, tổ chức các cuộc biểu tình hoặc, trong trường hợp hiếm, là đã chiến đấu với công an bằng gậy gộc , đá hoặc vũ khí. Hàng triệu người công nhân nghèo Việt Nam đang vất vả với cuộc sống khó khăn khi nhà nước cộng sản này chiến đấu với tỷ lệ lạm phát cao nhất châu Á.
Nông dân được bồi thường theo giá trị nông nghiệp của đất, chứ không dựa trên những cái giá đất mà những phát triển trả. Khi giá trị đất đai lên cao và cổ phần tài chính gia tăng, các cuộc tranh chấp về quyền đất đai đã phát triển “ngày càng công khai và giận dữ” ông Mark Sidel, một giáo sư luật tại Đại học Wisconsin, người tư vấn về cải cách pháp lý tại Việt Nam nói.
Với những cơn thất vọng phổ biến chồng chất chống lại “các nhà phát triển (đất) tham lam và các đồng minh của họ trong chính quyền địa phương”, ông nói thêm, “Hà Nội phải giải quyết những tranh chấp này với một số lo lắng”.
Và dù trường hợp riêng lẻ của Vươn sẽ không có khả năng thúc đẩy đất nước đi đến các thay đổi sâu rộng về pháp luật đất đai của mình, nhưng nó cũng không thể bị bỏ qua, đặc biệt bởi vì hơn 70% của 87 triệu dân vẫn sống ở vùng nông thôn.
“Các vấn đề đất đai ảnh hưởng đến tính hợp pháp của đảng bởi vì các vấn đề này đọ sức người nông dân với cơ cấu quyền lực địa phương trên một sân đấu mà lợi thế nghiêng về phía chính quyền”, ông Carlyle Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc ở Canberra nhận xét.
Trong trường hợp ở Hải Phòng, cuộc đấu tranh của Vươn được thắng lợi nhờ vào những người nhìn thấy việc tịch thu đất đai bừa bãi như một biểu tượng của lòng tham và nạn tham nhũng.
Một blogger tại Hà Nội đã quyên góp đưọc khoảng 223 triệu đồng (10.600 USD) để giúp các chi phí pháp lý cho gia đình Vươn và cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ca ngợi Vươn như một người công dân kiểu mẫu.
“Lẽ ra, ông cần phải được khuyến khích, nhưng lại bị đuổi ra khỏi nhà”, hôm thứ Ba ông Lê Đức Anh nói với tờ Giáo dục “Thật là tàn nhẫn”.
Hiện nay, những người láng giềng của Vươn đang lo rằng sắp tới họ có thể bị mất các trang trại của mình. Trước cuộc tấn công trong cộng đồng đánh cá buồn ngủ bên bờ biển này, họ đã từng có kế hoạch dựng một bức tượng danh dự cho người đàn ông từng khai hoang đầm lầy và thuần hóa các mối đe dọa mà sóng gió từng một thời đe dọa bờ biển của họ.
“Dân làng coi anh ấy là một người anh hùng”, ông Luân, người nộp đơn kiện chung với Vươn cho biết.
Nhưng hiện nay, khi Vươn bị tù vì tội âm mưu giết người, kế hoạch xây tượng đài của họ phãi hoãn lại.

Không có nhận xét nào: