Pages

Thứ Sáu, 10 tháng 2, 2012

Sự thật về Thác Bản Giốc

Phần 1


Mai Thái Lĩnh
Kỳ 1 – AI LÀ CHỦ NHÂN THỰC SỰ CỦA THÁC BẢN GIỐC?
Vào những tháng cuối năm 2011, “Thác Bản Giốc” bỗng nhiên lại trở thành đề tài hàng đầu của báo chí trong nước. Điều khiến cho các nhà báo cảm thấy bức xúc là tình trạng mất cân đối giữa hai bên: trong khi ngành du lịch Trung Quốc thu hút được gần một triệu du khách hàng năm nhờ vào thắng cảnh này thì về phía Việt Nam, số lượng du khách đến thăm Thác Bản Giốc chỉ vào khoảng 30 ngàn. Nhiều lý do đã được nêu ra để lý giải: do cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, do “Hiệp định hợp tác khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc” chưa được ký kết, v.v. Thậm chí, trên báo Thanh Niên, các phóng viên còn biểu lộ lòng yêu nước bằng cách phê phán các báo phương Tây (như trang mạng News.com.au của Úc hay tạp chí Life của Mỹ) đã “xâm hại nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam” khi chú thích ảnh chụp Thác Bản Giốc là “Detian Falls, China” (Thác Đức Thiên, Trung Quốc)[1].

Vấn đề đặt ra là: tại sao trong khi chưa ký kết “hiệp định hợp tác”, phía Trung Quốc vẫn có thể tiến hành khai thác du lịch một cách có hiệu quả không cần đến sự hỗ trợ của phía Việt Nam? Ngược lại, tại sao phải cần đến một “hiệp định hợp tác” thì Thác Bản Giốc của nước ta mới có thể “cất cánh”? Hơn thế nữa, tại sao Thác Bản Giốc lại trở thành Thác Đức Thiên, tại sao một thác nước trước đây được coi là của riêng ViệtNamnay lại trở thành “thác nước chung” của hai quốc gia? Trên báo chí hợp pháp (thường được gọi là báo chí “lề phải”), chưa thấy ai đặt ra những câu hỏi tương tự. Nhưng đó lại là những câu hỏi quan trọng cần được giải đáp nghiêm túc trước khi trả lời câu hỏi “ai mới thật sự là kẻ xâm hại nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ ViệtNam?”.
1. Thác Bản Giốc có gì lạ?
Ảnh 1: Bản đồ huyện Thượng Lang – Cao Bằng thời Pháp thuộc.  Hai chữ Ban Gioc trên bản đồ là “làng” Bản Giốc ở gần thác nước.
Ảnh 1: Bản đồ huyện Thượng Lang – Cao Bằng thời Pháp thuộc. Hai chữ Ban Gioc trên bản đồ là “làng” Bản Giốc ở gần thác nước.
Thác Bản Giốc là một thắng cảnh nổi tiếng của nước ta ở vùng biên giới Việt – Trung. Vào thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc, thác này nằm trong địa phận của huyện Thượng Lang, ngày nay thuộc huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Trên các bản đồ của vùng này, vị trí của thác nước thường không được ghi rõ; hai chữ “Bản Giốc” được nhìn thấy trên bản đồ thật ra nhằm để chỉ một bản (làng) của người Tày ở gần thác nước chứ không nhằm chỉ vị trí của thác nước (Ảnh 1).
Điều gì làm cho Thác Bản Giốc trở thành đặc sắc so với tất cả các thác nước trên toàn cõi Việt Nam? Trong cuốn Thiên nhiên Việt Nam (ấn bản năm 1977), nhà địa lý học Lê Bá Thảo đã miêu tả Thác Bản Giốc như sau: “Sông Quây Sơn ở phía bắc Thượng Lang sau khi chảy qua một vùng đá vôi rộng lớn đến Bản Giốc thì đổ vào khu vực đá phiến tạo thành ba bậc thác nước chênh nhau đến 34 m. Vào mùa lũ (từ tháng 5 đến tháng 9), nước từ các hốc ngầm đá vôi ở thượng lưu tuôn đến đổ xuống các bậc tung bọt nước trắng xóa, làm đoạn thung lũng ở phía dưới thác mở ra rất rộng. Đứng trên bãi cát ven sườn thung lũng, người ta có cảm tưởng bị vây quanh bởi những bức tường nước đồ sộ nhưng chúng không hề gây cho chúng ta cảm giác sợ hãi. Trái lại, phong cảnh lại cực kỳ đẹp đẽ và bình dị” [2]. “Ba bậc thác nước chênh nhau đến 34 m” chính là vẻ đẹp cốt lõi của Thác Bản Giốc, làm cho nó khác hẳn tất cả các thác nước khác ở nước ta.
Ảnh 2: Toàn cảnh Thác Bản Giốc vào mùa nước cạn. Bờ nam (hữu ngạn) của sông Quây Sơn là lãnh thổ của Việt Nam. Bờ bắc (tả ngạn) ngày nay thuộc lãnh thổ của Trung Quốc.
Ảnh 2: Toàn cảnh Thác Bản Giốc vào mùa nước cạn. Bờ nam (hữu ngạn) của sông Quây Sơn là lãnh thổ của Việt Nam. Bờ bắc (tả ngạn) ngày nay thuộc lãnh thổ của Trung Quốc.
Nếu nhìn một cách toàn diện, Thác Bản Giốc bao gồm hai phần. Phần thác chính ở phía bắc là “ba bậc thác nước chênh nhau đến 34m” như trên vừa nói – tạm gọi là “thác ba tầng”; phần thác phụ ở phía nam là “ba dòng thác” đổ từ trên cao xuống tương tự những thác thường thấy trong khắp cả nước, không có gì đặc sắc. Vào mùa nước lớn, khi nước chảy tràn trề, người ta có thể nhìn thấy rõ ba dòng thác làm nên thác phụ; nhưng đến mùa khô, nơi đây chỉ còn các dòng nước teo tóp đổ vào một vũng nước hẹp. Vì thế có thể nói phần thác chính mới là “linh hồn” của Thác Bản Giốc. Những hình ảnh ngày xưa thường thấy trên các sách ảnh hay lịch treo tường thường là ảnh của phần thác chính. Do đó trước đây mỗi khi nghe nói đến Thác Bản Giốc, ít ai biết đến phần thác phụ. Điều đáng nói hơn cả là: vẻ đẹp của Thác Bản Giốc – dù là thác chính nói riêng hay toàn bộ hai phần của thác, chỉ thể hiện một cách trọn vẹn khi được nhìn ngắm từ chính diện hay từ phía “bờ bên kia”, tức là bờ phía bắc (tả ngạn sông Quây Sơn). Từ bờNam(hữu ngạn), chúng ta không thể nhìn thấy toàn cảnh của hai phần thác. Nếu chịu khó đi ra tận doi đất ven sông ở hạ lưu, chúng ta vẫn có thể nhìn thấy “thác ba tầng”, nhưng chỉ có thể nhìn nghiêng chứ không thể nhìn được chính diện (ảnh 3).
Ảnh 3: Dòng chính của Thác Bản Giốc nhìn từ doi đất ở hữu ngạn thuộc lãnh thổ Việt Nam
Ảnh 3: Dòng chính của Thác Bản Giốc nhìn từ doi đất ở hữu ngạn thuộc lãnh thổ Việt Nam
Như vậy, không cần phải là chuyên gia về du lịch, chúng ta cũng có thể thấy ngay được sự thật: ai sở hữu được bờ bắc (tả ngạn sông Quây Sơn) sẽ nắm được thế thượng phong trong khai thác du lịch vì từ phía này, người ta có thể nhìn thấy toàn cảnh của thác (kể cả hai phần chính và phụ), có thể đi ngược dòng sông bằng thuyền bè đến tận chân thác, thậm chí có thể trèo lên tận đỉnh thác để ngắm cảnh, chụp ảnh… Trong khi đó, người nắm giữ bờ phía nam không thể giúp du khách nhìn ngắm tất cả các vẻ đẹp của thác – trừ khi phải nhờ cậy phía bên kia.
Kể từ khi sở hữu được bờ bắc của sông Quây Sơn, nhà cầm quyền Trung Quốc đã đưa Thác Bản Giốc vào danh sách các điểm du lịch với cái tên mới là Đức Thiên (德天 , Detian). Theo lộ trình thông thường, các du khách đi từ phía Trung Quốc sẽ được chở bằng xe ca đến một địa điểm ở phía đông-nam của thác. Sau đó du khách sẽ đi bộ một quãng đường và trên đường đi, họ có thể chụp được các tấm ảnh toàn cảnh đẹp như tranh vẽ – kể cả phần thác phụ nằm trên lãnh thổ ViệtNam. Du khách cũng có thể dùng bè để đi đến chân thác.
Ảnh 4: Hình ảnh thơ mộng chụp từ phía Trung Quốc
Ảnh 4: Hình ảnh thơ mộng chụp từ phía Trung Quốc
Ảnh 5: Du khách dùng bè để đi đến chân thác
Ảnh 5: Du khách dùng bè để đi đến chân thác
Một lợi thế khác của bờ bắc là du khách có thể trèo lên thượng nguồn, mua sắm ở chợ trời biên giới để rồi sau đó trở lại phía hạ lưu, không cần phải sang bờ phía nam.
Tóm lại, phía Trung Quốc có thể tự mình khai thác du lịch ở thắng cảnh này. Ngược lại, nếu muốn khai thác du lịch có hiệu quả, lôi kéo được khách quốc tế, phía ViệtNambuộc phải nhờ vả ông bạn “16 chữ vàng”, mà đã nhờ vả thì đương nhiên phải chấp nhận các điều kiện do phía bên kia đặt ra.
Ảnh 6: Thác Bản Giốc: đường lên thượng nguồn từ bờ bắc.
Ảnh 6: Thác Bản Giốc: đường lên thượng nguồn từ bờ bắc.
Việc Trung Quốc nắm được ưu thế trong kinh doanh du lịch ở khu vực Thác Bản Giốc không cần đến Việt Nam đã mặc nhiên bác bỏ luận điệu của các nhà ngoại giao khi cho rằng “trong việc phân chia, ta vẫn được phần nhiều hơn vì được toàn bộ phần thác phụ cộng với một nửa phần thác chính”. Thật ra, cách lập luận này của ông Vũ Dũng (Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) vào năm 2009 chỉ là một sản phẩm của thuật ngụy biện nhằm lừa dối dư luận. Nếu xem xét Thác Bản Giốc như một thắng cảnh đẹp, một tài nguyên thiên nhiên thì vấn đề chính không phải là giữ được phần nhiều hơn (toàn bộ thác phụ cộng với một nửa của thác chính), bởi vì phần bị mất đi (nửa thác chính) tuy ít hơn, nhưng cộng với toàn bộ bờ bên trái sông Quây Sơn lại chính là phần đẹp nhất, phần quan trọng nhất của thắng cảnh. Bài toán chủ quyền không chỉ đơn thuần là một bài toán cộng trừ như ông Vũ Dũng (và những người lãnh đạo ở phía sau) đã “tính toán”. Đó là chưa kể đến giá trị của bờ bắc (tả ngạn) sông Quây Sơn xét về mặt quốc phòng, giá trị mà không có bài toán số học nào có thể lấp liếm được, như chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau.
2. Tại sao phải chia một phần Thác Bản Giốc cho Trung Quốc?
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn dành cho Thu Uyên (phóng viên của trang mạng VASC Orient) [3] vào đầu năm 2002, ông Lê Công Phụng (lúc đó là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) đã phát biểu như sau:
“Ông LCP: Về thác Bản Giốc, thì đây là điều rất phức tạp. Chúng tôi cũng rất lạ là trong sách sử của chúng ta và Trung Quốc từ năm 1960 đến nay, không ai nói thác Bản Giốc có phần là của Trung Quốc. Ngay Trung Quốc cũng không nói đấy là của Trung Quốc. Còn đối với chúng ta, thác này đã đi vào sử sách, nhất là sách giáo khoa của học sinh, thành di tích, điểm du lịch được nhiều người ưa chuộng. Đây là điều mà chúng tôi rất khó hiểu, bởi lẽ trong công ước giữa nhà Thanh và Pháp, thác Bản Giốc chỉ thuộc về chúng ta có 1/3 thôi; và theo thực trạng cột mốc được cắm từ thời nhà Thanh, thì chúng ta cũng chỉ được 1/3 thác.
VASC Orient: Tức là cột mốc đang tồn tại đã được cắm từ thời Thanh?
Ông LCP: Đúng vậy. Cột mốc đang tồn tại đã được cắm từ thời Thanh, xác định chỉ có chưa được một nửa thác Bản Giốc là ở bên phía ta. Theo quy định quốc tế, khi phân giới cắm mốc thì thác được coi như một dòng sông, một dòng suối. Đã là sông suối thì đường biên giới đi qua luồng chính, tức là chỗ tàu thuyền đi lại được. Còn đối với sông suối nơi tàu thuyền không đi lại được, thì đường biên giới phải đi theo rãnh sâu nhất.
VASC Orient: Chẳng nhẽ tất cả các khách du lịch, trong đó có những người có trách nhiệm, đi thăm thác Bản Giốc mà không phát hiện ra cột mốc nằm đó hay sao?
Ông LCP: Cột mốc không nằm sát Bản Giốc. Khi chúng tôi khảo sát thì mới thấy cột mốc nằm trên một cồn nhỏ ở giữa suối, cách đấy khoảng mấy trăm thước. Vì vậy nên cũng không mấy ai quan tâm đến cột mốc ở thác Bản Giốc.
Trước tình hình như vậy, chúng tôi nghĩ rằng trong đàm phán phải hợp lý, thỏa đáng phù hợp với mặt pháp lý. Chúng ta phải căn cứ vào những thỏa thuận pháp lý Thanh – Pháp, căn cứ vào biểu đồ, căn cứ vào cột mốc hiện có mà dân địa phương nói là cột mốc đó từ xưa đến nay chưa ai thay đổi cả. Cuối cùng, lãnh đạo chúng ta cũng nhất trí trong tất cả các điều kiện ấy, không thể đòi hỏi thác Bản Giốc phải là của chúng ta hoàn toàn được. Lẽ ra theo thực tiễn thì chúng ta chỉ được 1/3. Nhưng sau đàm phán, chúng ta và bạn đã thỏa thuận thác Bản Giốc được chia đôi, mỗi bên được 50%. Hiện nay cả 2 bên đang tiến hành khai thác du lịch phía bên mình.
Ở chỗ này, nếu nói chúng ta bán đất thì hoàn toàn vô lý. Pháp lý lẫn thực tiễn đều không cho phép chúng ta giữ chủ quyền trên toàn bộ thác Bản Giốc” [4].
Tóm lại, theo ông Lê Công Phụng, do phát hiện một cột mốc “nằm trên một cồn nhỏ ở giữa suối” cách Thác Bản Giốc “khoảng mấy trăm thước”, cho nên đoàn đàm phán của Việt Nam mới phải tính toán lại chủ quyền đối với Thác Bản Giốc.
Ảnh 7: Bản đồ khu vực 186 C (vùng tranh chấp ở Cồn Pò Thoong)
Ảnh 7: Bản đồ khu vực 186 C (vùng tranh chấp ở Cồn Pò Thoong)
Tấm bản đồ 186 C về khu vực tranh chấp cồn Pò Thoong được công bố trên báo Diễn đàn của Việt kiều tại Pháp vào năm 2002 (xem ảnh 7). Được giới thiệu là “tài liệu mật” rò rỉ từ Thường trực Bộ Chính trị ĐCSVN, tài liệu này nhằm giải thích lý do tranh chấp giữa hai bên. Vì “phát hiện” ra cột mốc 53 cho nên dựa theo “luật pháp quốc tế”, đường biên giới phải chạy ở phía nam cồn Pò Thoong dựa vào trung tuyến của dòng chảy chính và như thế, toàn bộ cồn Pò Thoong phải thuộc về Trung Quốc; phía Việt Nam chỉ được 1 phần 3 của thác chính.
Theo giải thích chính thức đăng trên Tạp chí Cộng sản thì sau nhiều lần đàm phán gay go, hai bên đã đạt thỏa thuận: “Đường biên giới đi từ mốc 53 (cũ) lên cồn Pò Thoong rồi đến điểm giữa của mặt thác chính. Như vậy, toàn bộ thác phụ và 1/2 thác chính quy thuộc Việt Nam. Hai bên cũng thoả thuận sẽ bàn bạc việc hợp tác phát triển tiềm năng du lịch tại Thác Bản Giốc” [5].
Nhìn vào tấm bản đồ do Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố (ảnh 8), chúng ta thấy đường biên giới được vạch từ cột mốc số 835 (là cột mốc mới thay cho cột mốc 53 trước đây) đi qua cồn Pò Thoong (trong ảnh ghi là cồn Pò Đon) đến điểm giữa của thác chính (thác ba tầng) và sau đó đường biên giới chạy theo trung tuyến của dòng sông Quây Sơn. Để giải quyết tranh chấp theo cách phân chia phức tạp đó, từ cột mốc 835 còn sinh ra thêm nhiều cột mốc phụ: cột mốc phụ 835/1 nằm sát bờ sông, cột mốc phụ 835/2 nằm trên cồn Pò Thoong và hai cột mốc phụ ở hạ lưu: 836 (1) nằm ở tả ngạn trên lãnh thổ Trung Quốc và 836 (2) nằm trên doi đất thuộc lãnh thổ Việt Nam (giữa thác chính và thác phụ).
Ảnh 7: Bản đồ khu vực 186 C (vùng tranh chấp ở Cồn Pò Thoong)
Ảnh 7: Bản đồ khu vực 186 C (vùng tranh chấp ở Cồn Pò Thoong)
Nhưng tại sao cồn Pò Thoong lại bị chia cắt theo công thức “1 phần 4 thuộc về Việt Nam, 3 phần 4 thuộc về Trung Quốc”? Ông Nguyễn Hồng Thao, Phó giáo sư Tiến sĩ, thành viên đoàn đàm phán, giải thích như sau: “Tại khu vực thác Bản Giốc, theo quy định của Hiệp ước 1999, luật pháp và thông lệ quốc tế, đường biên giới đi theo trung tuyến dòng chảy phía Nam cồn Pò Thoong, hai bên đã điều chỉnh đường biên giới đi qua cồn Pò Thoong, qua dấu tích trạm thủy văn xây dựng những năm 1960, quy thuộc 1/4 cồn, 1/2 thác chính và toàn bộ thác cao cho Việt Nam” [6].
Điều đó có nghĩa là: đáng lẽ “theo quy định của Hiệp ước 1999, luật pháp và thông lệ quốc tế” thì cồn Pò Thoong (rộng khoảng 2,6 hec-ta) hoàn toàn thuộc về Trung Quốc, nhưng do “ta đã đấu tranh quyết liệt và bạn đã nhân nhượng”, cho nên hai bên mới điều chỉnh đường biên giới để Việt Nam còn sở hữu được 1 phần 4 cồn. Nhưng điều kỳ lạ là trên cồn Pò Thong còn có “dấu tích Trạm thủy văn xây dựng vào những năm 1960”. Trạm thủy văn này do ai xây dựng; kẻ xây dựng đó là kẻ lấn chiếm hay là kẻ sở hữu cồn Pò Thong? Không thấy ai giải thích rõ điều này.
Ảnh 9: Cách phân chia lại Thác Bản Giốc
Ảnh 9: Cách phân chia lại Thác Bản Giốc
Có một chi tiết cho thấy cách tư duy và lập luận rất kỳ lạ của các nhà ngoại giao ViệtNam: phần thác chính (ba tầng) được gọi là “thác thấp”, phần thác phụ (ba dòng) lại được gọi là “thác cao”. Độc giả có thể nhìn vào ảnh 9 để thấy giữa “thác cao” ở phía trái và “thác thấp” ở phía bên phải, bên nào cao hơn bên nào?
3. Ai là chủ nhân thật sự của Thác Bản Giốc?
Như trên đã dẫn, ngay cả ông Lê Công Phụng cũng cảm thấy khó hiểu: “Chúng tôi cũng rất lạ là trong sách sử của chúng ta và Trung Quốc từ năm 1960 đến nay, không ai nói thác Bản Giốc có phần là của Trung Quốc. Ngay Trung Quốc cũng không nói đấy là của Trung Quốc”. Điều làm chúng ta ngạc nhiên là nếu thật sự cảm thấy “khó hiểu”, tại sao các nhà ngoại giao lại không tham khảo ý kiến của giới trí thức?
Nếu xét về tài liệu thì chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở để chứng minh toàn bộ Thác Bản Giốc là của Việt Nam. Chỉ xin dẫn chứng một số tài liệu sau đây:
1) Trước hết là tài liệu của nhà địa lý học Lê Bá Thảo. Trong cuốn sách Thiên nhiên Việt Nam đã dẫn (ấn bản 1977), tại trang 78, có đăng tấm ảnh chụp cảnh Thác Bản Giốc nhưng chỉ chụp thác chính, tức thác ba tầng (xem ảnh 10).
Ảnh 10: Ảnh Thác Bản Giốc in trong sách của ông Lê Bá Thảo
Ảnh 10: Ảnh Thác Bản Giốc in trong sách của ông Lê Bá Thảo
Điều đáng chú ý là dòng ghi chú bên dưới: “Trên sông Quây Sơn ở ngay biên giới”. Nhìn vào tấm ảnh, chúng ta thấy ảnh được chụp từ một doi đất nằm ở hạ lưu của thác chính phía bên bờ bắc (tả ngạn sông Quây Sơn). Đây chính là bằng chứng cho thấy ở tả ngạn của dòng sông phía dưới chân thác chính vẫn có một phần đất thuộc lãnh thổ ViệtNam. Ngày nay phần đất này đã chính thức bị cắt cho phía Trung Quốc cho nên người Việt không còn có thể đứng trên lãnh thổ của mình để chụp những tấm ảnh tương tự.
Ảnh 11:  Bản đồ Miền Đông Bắc (Lê Bá Thảo)
Ảnh 11: Bản đồ Miền Đông Bắc (Lê Bá Thảo)
Cũng trong cuốn sách nói trên, có một bản đồ “Miền Đông-Bắc” đăng ở trang 41 (ảnh 11). Nhìn vào tấm bản đồ này, chúng ta thấy địa điểm Thác Bản Giốc nằm trong nội địa nước ta. Mặc dù đây chỉ là một tấm bản đồ vẽ tay, nhưng một khi tác giả (vốn là một nhà địa lý học nổi tiếng của miền Bắc) đã dám ghi vị trí của thác nước như thế, chắc hẳn ông phải dựa vào tài liệu địa lý chính xác cùng với sự kiểm tra thực địa. Vì vậy, có thể coi đây là một tài liệu đáng tin cậy.
2) Tác giả Trương Nhân Tuấn ở hải ngoại tìm được một cuốn sách xuất bản năm 1895 có tên là Au Tonkin et sur la frontière du Kwang-si (Ở Bắc Kỳ và trên vùng biên giới Quảng Tây) của Thiếu tá Famin – Phó Chủ nhiệm Ủy ban cắm mốc biên giới Trung-Việt năm 1894 [7]. Tại trang 12 và 13 có đoạn viết về Thác Bản Giốc:
“Trong phần phía Bắc (của khu quân sự thứ hai, Deuxième Territoire) [8], dòng sông xinh đẹp mang tên Qui-Thuận chảy ngang qua đó theo hướng Phủ Trùng Khánh. Đây là một phụ lưu trực tiếp của sông Tây Giang (Si-Kiang). Dòng sông này rộng 60 m, đi vào đất Bắc Kỳ bằng cửa Ai Lung và ra khỏi nơi đây (để vào đất Trung Hoa) tại một điểm gần đồn Trung Hoa có tên Nam-Ton, sau khi đã tưới một thung lũng rộng lớn cực kỳ phì nhiêu.
Hai ki-lô-mét trước khi rời đất Bắc Kỳ, dòng sông vượt qua một ghềnh đá và làm thành một thác nước tuyệt đẹp cao 40 m. Cột nước khổng lồ rơi ầm ầm xuống một bồn nước thứ nhất, từ đó nó nảy lên thành những chùm tia nước sủi bọt trên những bậc thang đá vôi nhẵn bóng. Vào mùa mưa, thác nước này trưng ra một dáng vẻ tuyệt vời, tiếng động của thác nước có thể nghe được từ xa và dội vào những vách núi nghe như tiếng sấm, trong khi những đám mây hơi nước hình thành ở vùng lân cận và tan ra thành một đám mưa nhỏ thật sự”.
Ảnh 12: Trích đoạn trang 12 – sách của Famin: sông Quây Sơn đợc ghi là Qui-Thuan
Ảnh 12: Trích đoạn trang 12 – sách của Famin: sông Quây Sơn đợc ghi là Qui-Thuan
Trong đoạn văn này, cần chú ý đến câu: “Hai ki-lô-mét trước khi rời đất Bắc Kỳ, dòng sông vượt qua một ghềnh đá và làm thành một thác nước tuyệt đẹp cao 40 m”. Câu này cho thấy “thác nước tuyệt đẹp” (tức Thác Bản Giốc) cách điểm dòng sông Qui Thuận (tức sông Quây Sơn) rời lãnh thổ Việt Nam khoảng 2 km. Nói cách khác, ở bờ trái (tả ngạn) của sông, có một dải đất dài khoảng 2 km thuộc lãnh thổ Việt Nam. Như thế trong khoảng 2 km tính từ Thác Bản Giốc, đường biên giới không thể là trung tuyến của dòng sông như “cách thức phân giới” mà các nhà ngoại giao của hai nước đã “sáng tạo” ra dựa theo Hiệp ước 1999.
Một điều đáng chú ý khác trong đoạn văn này: tên sông được ghi là Qui-Thuan (Qui-Thuận). Trong bài viết “Biên Giới Việt Nam: vùng tiếp giáp tỉnh Quảng Tây”, dựa trên tài liệu của nhà Thanh, ông Trương Nhân Tuấn cho biết sông Long (tức Tả Giang) có một phụ lưu tên là sông Qui Thuận và ở sát biên giới Việt Nam có một châu tên là Châu Qui Thuận 歸順州 [9]. Điều này phù hợp với Đại Nam Nhất Thống Chí, vì sách này cho biết giáp với Phủ Trùng Khánh về phía bắc là “châu Qui Thuận thuộc phủ Trấn Yên nước Thanh” [10]. Chúng ta có thể phỏng đoán: tên của dòng sông bắt nguồn từ tên của địa phương (châu Qui Thuận) – nơi phát nguyên của sông. Trong các bản đồ cũ, tên phiên âm la-tinh của sông Quây Sơn là Kouei Chouan; nhưng trong các tài liệu của Trung Quốc ngày nay, tên của dòng sông Quây Sơn là Guichun, 歸春河, đọc theo âm Hán-Việt là “Qui Xuân hà”.
3) Trong số các bưu ảnh do nhà nhiếp ảnh Pierre Dieulefils chụp, chúng ta tìm thấy tấm ảnh mang số 832. Tấm ảnh này được ghi chú như sau: “TONKIN – Région de Cao-Bang – Cascade de Ban-Giot – Passage du gué par une compaghie de tirailleurs tonkinois” (BẮC KỲ – Vùng Cao Bằng – Thác Bản Giốc – Một đại đội lính bản xứ Bắc Kỳ lội qua sông).
Ảnh 13: Bưu ảnh 832 của Pierre Dieulefils:  Thác Bản Giốc - Một đại đội lính bản xứ Bắc Kỳ lội qua sông.
Ảnh 13: Bưu ảnh 832 của Pierre Dieulefils: Thác Bản Giốc – Một đại đội lính bản xứ Bắc Kỳ lội qua sông.
Nhìn vào tấm bưu ảnh (ảnh 13), chúng ta thấy những người lính Việt dưới sự chỉ huy của một người Pháp đang lội qua sông từ phía bên kia (tả ngạn) vào mùa nước cạn. Thác trong ảnh là thác chính ba tầng chứ không phải thác phụ ba dòng. Điều này chứng minh bờ phía bắc (tả ngạn sông Quây Sơn) ngay dưới chân thác là đất của Bắc Kỳ (Việt Nam) chứ không phải đất của Trung Quốc, vì thế chỉ huy người Pháp và binh lính người bản xứ mới có thể đi tuần tra bên kia bờ sông và từ bên đó trở về.
3) Trong bài viết “Tấc đất tấc vàng” được công bố vào năm 2005 [11], ông Hàn Vĩnh Diệp – một đảng viên ĐCS, cán bộ hưu trí, người đã từng nhiều năm công tác ở vùng Cao Bằng trước năm 1975, kể lại:
“Năm 1965 chúng tôi được tham gia đoàn khảo sát thực tế để biên soạn sách giáo khoa – Tập đọc cấp I của Khu giáo dục Khu tự trị Việt Bắc. Hai khu giáo dục ngoài nhiệm vụ biên soạn sách giáo khoa vở lòng – cấp I tiếng Thái, Mèo, Tày – Nùng; còn phải soạn cả sách giáo khoa Tập đọc tiếng Việt. Một trong những điểm khảo sát đợt ấy là Kênh Copáo và thác Bản Giốc thuộc huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng. Kênh Copáo lấy nguồn nước từ một đầm trũng bên kia biên giới Trung Quốc (huyện Tỉnh Tây, Quảng Tây) cho các cánh đồng phía Bắc huyện Trùng Khánh. (…) Đến thác Bản Giốc, chúng tôi sang cả bên bờ Bắc sông Quây Sơn, vào sâu hơn một cây số vẫn là làng bản dân ta”.
4) Trong bài báo đăng trên Vietnam Net đã được trích dẫn, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thao – thành viên đoàn đàm phán, đã tiết lộ: trên cồn Pò Thoong vẫn còn “dấu tích trạm thủy văn xây dựng những năm 1960”.
Ảnh 14: Cột mốc 53 cũ (bên trái) nằm cạnh cột mốc 835 mới (bên phải)
Ảnh 14: Cột mốc 53 cũ (bên trái) nằm cạnh cột mốc 835 mới (bên phải)
Nếu xem lại “bị vong lục” (hay còn gọi là giác thư, memorandum) năm 1979 của Bộ Ngoại giao Việt Nam, chúng ta thấy có đoạn: “Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. Ngày 29 tháng 2 năm 1976, phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người, kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê-tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc” [12].
Như vậy, trạm thủy văn này rõ ràng là do phía Việt Nam xây dựng, bởi vì trước năm 1976, cồn Pò Thoong vẫn còn thuộc về lãnh thổ Việt Nam và “chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó”. Đây chính là một bằng chứng hùng hồn về chủ quyền của ViệtNamđối với cồn Pò Thoong.
Ảnh 15: Cột mốc phụ 835-1 nằm đối diện với cồn Pò Thoong
Ảnh 15: Cột mốc phụ 835-1 nằm đối diện với cồn Pò Thoong
Việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm cồn Pò Thoong vào năm 1976 và phá hủy trạm thủy văn ở nơi đó không thể che lấp được sự thật: trước đó ViệtNamlà chủ sở hữu của cồn này, và đương nhiên là chủ sở hữu của toàn bộ Thác Bản Giốc. Toàn bộ hồ sơ về việc thành lập và quá trình hoạt động của trạm thủy văn chính là một bằng chứng về chủ quyền của ViệtNam. Điều này chứng tỏ cột mốc 53 nằm sai vị trí, và việc nó bị dời đến địa điểm hiện nay là do phía Trung Quốc thực hiện sau khi đã chiếm cồn Pò Thoong.
Ngược lại, nếu khẳng định như ông Lê Công Phụng rằng cột mốc 53 đã tồn tại nơi đó (trước mặt cồn Pò Thoong) từ khi ký hiệp định Pháp-Thanh thì kẻ xâm chiếm cồn Pò Thoong, vi phạm hiệp định Pháp-Thanh chính là chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi cho xây dựng trạm thủy văn vào thập niên 1960. Khi công bố điều này, không lẽ ông Lê Công Phụng muốn chuẩn bị cho tình huống Đảng cộng sản Việt Nam sẽ công khai xin lỗi Đảng cộng sản Trung Quốc về việc xâm chiếm cồn Pò Thoong vào thập niên 1960?
Tóm lại, từ chỗ là một thác nước hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam, sau hiệp ước 1999 một phần thác chính lại trở thành sở hữu của Trung Quốc. Từ chỗ toàn bộ bờ phía bắc tính từ phía trên thác cho đến tận chân thác đều là của Việt Nam, ngày nay toàn bộ bờ bắc – tính từ cột mốc 835 mới cho đến hạ lưu, lại nằm trong lãnh thổ Trung Quốc. Sự thay đổi kỳ quặc này nhất định là có liên quan đến cái cột mốc số 53 gây bất ngờ nói trên.
Để hiểu rõ sự thật, chúng ta cần tìm hiểu cột mốc số 53, đúng hơn là vị trí của cột mốc 53. Phải chăng nó vẫn nằm ở vị trí đó từ khi có hiệp định Pháp-Thanh như các vị chức sắc Bộ Ngoại giao nước ta vẫn khăng khăng khẳng định? Hay nó là một thứ “cột mốc có chân” có thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác theo thời gian?
4. Đâu là vị trí thật sự của cột mốc số 53?
Ảnh 16: Bản đồ Sông Quây Sơn
Ảnh 16: Bản đồ Sông Quây Sơn
Nhìn vào tấm bản đồ trích từ Bản đồ giao thông năm 2004 (ảnh 16), chúng ta thấy dòng chính của sông Quây Sơn chảy vào lãnh thổ Việt Nam tại một điểm gần cửa khẩu Pò Peo và rời lãnh thổ nước ta tại một điểm gần cửa khẩu Lý Vạn. Điều đáng chú ý là tại một điểm ở gần Thác Bản Giốc, dòng sông lại trở thành đường biên giới (có nghĩa là trung tuyến của dòng sông chính là đường biên giới). Điểm đó có liên quan đến cột mốc số 53, vì thế cột mốc này là căn cứ chủ yếu để xác định chủ quyền đối với Thác Bản Giốc. Nói cách khác, nếu cột mốc này bị dời đến một vị trí khác thì chủ quyền của ViệtNam đối với Thác Bản Giốc sẽ bị ảnh hưởng.
Trong khi sưu tầm tài liệu về Thác Bản Giốc, tác giả Trương Nhân Tuấn đã tìm được một số chứng cứ quan trọng liên quan đến vị trí của cột mốc số 53 [13]:
Ảnh 17: Trích biên bản Pháp–Thanh 19-6-1894Ảnh 17: Trích biên bản Pháp–Thanh 19-6-1894
- Trước hết là biên bản Pháp-Thanh ký ngày 19-6-1894 trong đó xác định: cột mốc số 53 có tên là Pan-Ngô (Bách-Nga Khẩu百峨口 ), được cắm “ bên lề một con đường, ở phía Tây-Nam và trên phần nối dài của một khu rừng nhỏ” (Au bord du chemin et au SO et sur le prolongement d’un petit bois). Cột mốc số 54 có tên là Lung Trang (Lũng Tằng Sơn 隴曾山) được đặt tại vị trí “giữa chân của các núi đá và ranh giới của các ruộng lúa phía trước mặt Ban Mong” (Entre le pied des rochers et la limite des cultures en face Ban-Mong).
- Cuốn “Nhật Ký của Trung Úy Détrie về đoạn biên giới từ Lũng-Ban đến Ðèo-Lương, nhân dịp đảm nhận việc cắm mốc (28-6-1894)”, trong đó có một đoạn xác định vị trí của các cột mốc, được trích dẫn như sau: “Après la porte de Dốc-Khánh la frontière est tracée à l’intérieur du massif rocheux, laissant au Tonkin de petit cirques peu importants débouchant dans Lung-Piac, près les deux cirques difficilement accessibles de Lung-Deng et Lung-Moi que traversent les chemins conduisant à Thin-Thang par Ai-Thin-Thap (56) et Lung-Moi (55) jusqu’à l’abornement, les habitants de Lung-Deng et Lung-Moi payaient l’impôt aux Chinois. La frontière regagne ensuite le pied des rochers en face du village de Ban-Mong (54) longe le pied de ces rochers et au pied du blockhaus chinois de Pia-Mu, suit la lisière d’un petit bois et coupe le chemin de Hang-Dong-Quan (53) pour atteindre la rivière qu’elle suivra jusqu’à Ly-Ban. Le chemin qui de la borne 53 conduit à Dốc-Khánh (57) à travers de très belles rizières devra être l’objet d’une surveillance constante. (…) A partir de la belle cascade de 50m qui se trouve un peu en aval de la borne 53, le sông Qui-Xuân coule resserré entre des mamelons élevés” (Đoạn văn này sẽ được dịch ở phần sau).
Câu hỏi đặt ra là: cột mốc 53 nằm ở thượng lưu hay hạ lưu của thác? Theo suy luận của ông Trương Nhân Tuấn thì “cột mốc chỉ có thể ở phía hạ lưu của thác Bản Giốc”. Thế nhưng điều này lại mâu thuẫn với ý kiến của trung úy Détrie vì ông này ghi nhận thác nước “nằm cách một chút về phía hạ lưu của cột mốc 53” (qui se trouve un peu en aval de la borne 53), nghĩa là “cột mốc nằm nhích một chút về phía thượng lưu của thác nước”.
- Về bản đồ: có một tấm bản đồ tìm được trong một thư khố ở Pháp liên quan đến vùng này (xem ảnh 18). Theo ghi chú của tác giả, đây là bản đồ có tỷ lệ 1/50.000 do Nha địa dư Đông Dương (Service géographique de l’Indochine) thực hiện. Thật ra, nếu so sánh tấm bản đồ này với các bản đồ của miền Nam Việt Nam phát hành trước năm 1975, chúng ta có thể thấy rõ đây không phải là bản đồ tỷ lệ 1/50.000.
Để độc giả dễ phân biệt, tôi đã trích đoạn và phóng to một phần nhỏ của bản đồ và xoay bản đồ cho đúng hướng bắc-nam (ảnh 19). Chúng ta có thể nhận thấy: từ cột mốc 54 (B.54) phía tây-bắc đến cột mốc 53 (B.53, chữ viết tắt của borne 53) phía đông-nam, có một dải đất ven sông nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Điều này giải thích lý do tại sao trước đây người Việt có thể qua lại giữa hai bờ sông một cách dễ dàng. Ngoài ra, còn có một chi tiết khiến chúng ta có thể bác bỏ ý kiến của ông Lê Công Phụng cho rằng “cột mốc nằm trên một cồn giữa suối cách thác vài trăm mét”. Trên tấm bản đồ này, cột mốc 53 (B.53) hoàn toàn nằm trên bờ trái (tả ngạn của sông Quây Sơn), không liên quan gì đến một “cồn” nào đó trên sông Quây Sơn. Tấm bản đồ này cũng cho thấy có một đồn của Trung Quốc (Fort Chinois) nằm trên đỉnh núi.
Ảnh 18: Bản đồ SGI do tác giả Trương Nhân Tuấn công bố
Ảnh 18: Bản đồ SGI do tác giả Trương Nhân Tuấn công bố
Ảnh 19: Trích đoạn bản đồ SGI - khu vực Thác Bản Giốc
Ảnh 19: Trích đoạn bản đồ SGI – khu vực Thác Bản Giốc
Nhược điểm của tấm bản đồ này là thiếu các vòng cao độ (contour lines, courbes de niveau) cũng như các tọa độ địa lý cần thiết để xác định một cách chính xác vị trí của cột mốc. Mặt khác, nó cũng không ghi rõ vị trí của Thác Bản Giốc, cho nên rất khó xác định vị trí của cột mốc số 53.
Thật ra, có một tấm bản đồ có thể giúp chúng ta tìm hiểu đường đi của biên giới từ cột mốc 57 cho đến cột mốc 53. Đó là tờ bản đồ địa hình (topographic map) mang tên Trung Khanh Phu, sheet 6354-4 được tìm thấy ở Thư viện của Đại học Texas ở Austin (The University of Texas at Austin) [14]. Tờ bản đồ này (ảnh 20) có tỷ lệ 1/50000, do quân đội Hoa Kỳ in vào năm 1965, dựa vào thông tin thu thập được vào năm 1964.
Ảnh 20: Trích bản đồ Trùng Khánh Phủ - sheet 6354-4 (U.S. Army Map Service)
Ảnh 20: Trích bản đồ Trùng Khánh Phủ – sheet 6354-4 (U.S. Army Map Service)
Làm thế nào mà quân đội Hoa Kỳ có được tờ bản đồ này? Căn cứ vào ghi chú trên tờ bản đồ, chúng ta có thế ước đoán bản đồ này được biên soạn dựa trên dữ liệu của Nha Địa dư Đông dương (Service géographique de l’Indochine) trước kia và cả trên những thông tin do chính quân đội Hoa Kỳ thu thập được.
Ngoài ra, còn có một tờ bản đồ mang tên Trùng Khánh, số hiệu 6354-IV do Cục bản đồ thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam in năm 1980, rất giống với tờ bản đồ nói trên. Tờ bản đồ này nằm trong Bộ sưu tập Bản đồ Việt Nam (Vietnam Archive Map Collection) do Đại học Kỹ Thuật Texas (Texas Tech University) sưu tầm và công bố [15]. Tờ bản đồ này được “in lần thứ hai” (1980) dựa theo bản đồ 1/50.000 in năm 1976 đã được “chỉnh lý bổ sung thực địa vào năm 1979”. Chúng ta có thể phỏng đoán tờ bản đồ này được biên soạn dựa vào bản đồ Trung Khanh Phu, sheet 6354-4 của quân đội Hoa Kỳ, vì sau ngày 30-4-1975 quân đội miền Bắc đã tiếp quản toàn bộ kho bản đồ lưu trữ tại Nha Địa dư Quốc gia ở Đà Lạt.
Cần lưu ý là bản đồ này được in lần thứ nhất vào năm 1976 – cùng thời điểm với việc Trung Quốc tấn công cồn Pò Thoong, có lẽ vì thế trên bản đồ có ghi dòng chữ “quốc giới chưa xác định (vẽ sơ lược)”. Để độc giả dễ theo dõi, tôi trích bản đồ Trùng Khánh 6543-IV và phóng lớn thành hai tấm: từ mốc 58 đến mốc 54 (ảnh 21) và từ mốc 54 đến mốc 53 (ảnh 22).
Ảnh 21: Trích bản đồ Trùng Khánh 6354-IV (QĐNDVN) -  từ mốc 58 đến mốc 54
Ảnh 21: Trích bản đồ Trùng Khánh 6354-IV (QĐNDVN) – từ mốc 58 đến mốc 54
Dựa vào bản đồ, chúng ta có thể thấy rõ đường biên giới từ cột mốc 57 (M. 57) đến cột mốc 55 (M.55) đúng như Détrie mô tả: “Sau cửa Dốc-Khánh, đường biên giới được vạch trong lòng dãy núi đá, để lại cho Bắc Kỳ các thung lũng hẹp ít quan trọng mở ra phía Lung-Piac (Lũng Phiắc). (Đường biên giới) chạy gần hai thung lũng rất khó thâm nhập là Lung-Deng (Lung Den) và Lung-Moi (Lung Noi); băng ngang qua các thung lũng này là những con đường dẫn đến Thin-Thang (T’ien-teng) qua ngõ Ai-Thin-Thap (mốc 56) và Lung-Moi (Lung Noi, mốc 55) đến tận vùng cắm mốc. Người dân của Lung-Deng (Lung Den) và Lung-Moi (Lung Noi) đóng thuế cho người Trung Hoa” [16].
Ảnh 22: Trích bản đồ Trùng Khánh 6354-IV (QĐNDVN) -  từ mốc 54 đến mốc 53
Ảnh 22: Trích bản đồ Trùng Khánh 6354-IV (QĐNDVN) – từ mốc 54 đến mốc 53
Détrie viết tiếp: “Tiếp đó, đường biên giới trở lại chân các núi đá trước mặt làng Ban-Mong (Bản Mom, mốc 54), chạy dọc theo chân của các núi đá ấy và dưới chân của đồn Pia-Mu của Trung Hoa, chạy dọc theo bìa của một khu rừng nhỏ và cắt con đường Hang-Dong-Quan (mốc 53) để đi đến dòng sông – dòng sông mà đường biên giới chạy xuôi theo cho đến tận Ly-Ban (Lý Vạn). Con đường đi từ mốc 53 dẫn đến Dốc-Khánh (mốc 57) đi ngang qua những ruộng lúa xinh đẹp sắp đến phải được giám sát thường xuyên. (…) Từ thác nước đẹp cao 50 m - nằm nhích một chút về phía hạ lưu của cột mốc 53, sông Qui-Xuân [17] chảy thu hẹp lại giữa những ngọn đồi cao”.
Nhìn vào bản đồ, chúng ta thấy rõ con đường đi từ mốc 53 ở phía đông-nam đến mốc 57 ở phía tây-bắc “đi ngang qua những ruộng lúa xinh đẹp”. Con đường này chạy dưới chân các dãy núi đá, men theo các thung lũng, có ý nghĩa quan trọng về mặt quốc phòng; vì thế Détrie cho rằng “sắp đến cần phải canh phòng thường xuyên”. Chúng ta cũng có thể thấy rõ đường biên giới cắt ngang “con đường Hang-Dong-Quan” (le chemin de Hang-Dong-Quan) tại cột mốc số 53. Sau khi vượt qua biên giới ở mốc 53 gần Thác Bản Giốc, con đường Hang-Dong-Quan chạy men bờ sông (tả ngạn sông Quây Sơn), trên phần đất thuộc lãnh thổ Trung Hoa. Vào thời kỳ đó (cuối thế kỷ 19) và có thể mãi cho đến năm 1979 (là lúc phát hành tờ bản đồ Trùng Khánh 6354-IV của QĐNDVN), con đường đó chỉ là đường đất hoặc đường mòn.
Ảnh 23: Dải đất dưới chân thác ở tả ngạn thuộc lãnh thổ VN
Ảnh 23: Dải đất dưới chân thác ở tả ngạn thuộc lãnh thổ VN
Có thể nói hai tờ bản đồ 6354-4 mang tên Trùng Khánh Phủ và Trùng Khánh hoàn toàn ăn khớp với những gì trung úy Détrie đã mô tả trong nhật ký. Cả hai tờ bản đồ này cũng cho thấy thác nước “nằm nhích một chút về phía hạ lưu của cột mốc 53”. Điều đó có nghĩa là cột mốc “nằm nhích một chút về phía thượng lưu của thác”, nhưng không nằm sát bờ sông. Từ cột mốc 53, đường biên giới chạy theo hướng tây bắc-đông nam dựa theo đường rãnh giữa thác nước và ngọn đồi tiếp giáp, cắt một diện tích đất ở phía dưới chân thác cho phía Việt Nam trước khi nhập vào đường trung tuyến của dòng sông (xem ảnh 23).
Như vậy, toàn bộ thác Bản Giốc đều thuộc về ViệtNam, toàn bộ dải đất chạy dài từ dưới chân thác lên đến cột mốc 53, dọc theo chân dãy núi đá cho đến tận cột mốc 54 cũng thuộc phía ViệtNam. Điều này giúp chúng ta lý giải được tại sao toán lính người Việt dưới quyền chỉ huy của một người Pháp lại có thể đi tuần tra từ bên kia sông và quay trở về bờ bên này trong mùa nước cạn. Rõ ràng toán lính này đã tuần tra trên con đường mòn ở phía tả ngạn mà Détrie đã nhắc đến, đi từ phía trên thác để xuống chân thác, lội sông trở về phía hữu ngạn của sông Quây Sơn (xem bưu ảnh số 832 của P. Dieulefils). Cũng nhờ đứng trên mảnh đất này, nhà nhiếp ảnh mới chụp được tấm ảnh về Thác Bản Giốc được đăng trong cuốn sách của nhà địa lý học Lê Bá Thảo (ấn bản năm 1977). Ngày nay, chúng ta không thể đứng trên lãnh thổ Việt Nam để chụp được một tấm ảnh tương tự, bởi vì dải đất này đã bị cắt cho phía Trung Quốc.
Ảnh 24: Thác Bản Giốc nhìn từ phía Việt Nam. Bờ bắc (tả ngạn) là những núi cao chót vót.
Ảnh 24: Thác Bản Giốc nhìn từ phía Việt Nam. Bờ bắc (tả ngạn) là những núi cao chót vót.
Mặt khác, đường biên giới từ mốc 54 đến mốc 53 chạy dọc theo chân của dãy núi đá vôi. Với địa thế hiểm trở như ở vùng này (xem ảnh 24), cho dù phía Trung Quốc có thể đóng đồn ở trên núi cao (trong bản đồ của Hoa Kỳ ghi chữ fort, trong bản đồ của Việt Nam in chữ đồn), quân đội của họ cũng không thể xâm nhập vào các thung lũng bên dưới. Thế nhưng, tình hình hoàn toàn sẽ đổi khác nếu phía Trung Quốc đặt được một đầu cầu xuống vùng thung lũng bên dưới. Đầu cầu đó giúp họ có thể tấn công bất cứ điểm nào ở những thung lũng dọc sông Quây Sơn, với sự yểm trợ của pháo binh đặt trên những điểm cao. Điều đó giải thích được nguyên do tại sao phía Trung Quốc từ lâu đã có âm mưu chiếm cồn Pò Thoong, một cồn có diện tích khoảng 2,6 hec-ta nằm ngay phía trên thác.
(Còn tiếp)
Đà Lạt, mùa xuân năm Nhâm Thìn, 9-2-2012,
M.T.L.
——————–
Tài liệu tham khảo:
[1] Bản Giốc chờ ngày cất cánh, Thanh Niên 23/10/2011:
[2] Lê Bá Thảo, Thiên nhiên Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội 1977, tr. 43-44.
[3] VASC Orient chính là tiền thân của trang mạng VietNamNet hiện nay
[4] “Thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng trả lời phỏng vấn của VASC Orient chiều 28/1/2002”. Mặc dù đã bị bóc gỡ, bài phỏng vấn này vẫn được lưu truyền trên mạng Internet trong suốt một thập niên qua.
[5] Nguyễn Trường Giang, “Hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam và Trung Quốc”, Tạp chí cộng sản, 27/2/2009:
[6] Nguyễn Hồng Thao, “Việt-Trung và đường biên giới pháp lý, công bằng, hữu nghị”, Vietnam Net 02/01/2009: http://vnn.vietnamnet.vn/chinhtri/2009/01/821775/
Ông Phó giáo sư Tiến sĩ này về sau thăng chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao và gần đây, được bổ nhiệm làm đại sứ Việt Nam tại Malaysia.
[7] Au Tonkin et sur la frontière du Kwang-si, par le Commandant Famin, Vice-Président de la Commission d’Abornement des Frontières Sino-Annamites en 1894, Paris, Auguste Challamel, Editeur, Librairie Coloniale, 1895. Ảnh chụp lại hai trang 12 và 13 đã được công bố trong “Thư ngỏ của nhà khoa học Thái Văn Cầu gửi PGS TS Nguyễn Hồng Thao, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam”: Bauxite Vietnam, 07/01/2011: http://www.boxitvn.net/bai/15750
[8] Người Pháp thành lập ở vùng thượng du Bắc Việt 4 khu quân sự (territoires militaires): (1) Móng Cái, (2) Cao Bằng, (3) Hà Giang và (4) Lai Châu. Về sau, còn thành lập thêm khu thứ 5 ở Phong Saly (Lào). Đào Duy Anh gọi là đạo quân sự thứ hai (Xem Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Viện Sử học VN – NXB Thuận Hóa, 1996, tr. 219).
[9] Trương Nhân Tuấn, “Biên Giới Việt Nam: vùng tiếp giáp tỉnh Quảng Tây”, phần I, 29-08-2009: http://vn.360plus.yahoo.com/truongnhantuan/article?mid=95&fid=-1
[10] Quốc sử quán Triều Nguyễn, Đại Nam Nhất Thống Chí, tập 4, NXB Thuận Hóa 1997, tr. 403.
[11] Hàn Vĩnh Diệp, “Tấc đất tấc vàng”. Bài này được đăng trên Mạng Ý kiến (ykien.net) vào năm 2005, nhưng đến nay trang mạng này không còn tồn tại vì bị tin tặc đánh phá. Có thể tham khảo bản đăng lại tại địa chỉ: http://www.freewebs.com/tinvn/TacDatTacVang.htm
[12] Vấn đề biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, NXB Sự thật, Hà Nội, 1979, tr. 11-12. Cuốn sách này chính là toàn văn của bản «bị vong lục» (giác thư, memorandum) của Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố ngày 15-3-1979.
[13] Trương Nhân Tuấn, “Tìm hiểu chủ quyền thác Bản Giốc”, 01-11-2011:
[14] Trung Khanh Phu (topographic) Sheet 6354-4, 1:50,000 U.S. Army Map Service 1964 (10.1MB) [GeoPDF]:
[15] AMS 1:50000 Maps inVietnam Archive Map Collection:
[16] Những địa danh in nghiêng là địa danh ghi trên bản đồ.
[17] Do không có trong tay bản sao nhật ký của Détrie cho nên đoạn văn này hoàn toàn dựa vào nguyên văn do ông Trương Nhân Tuấn công bố. Trong bản văn này, dòng sông Quây Sơn được ghi là Qui-Xuan chứ không phải là Qui-Thuan như trong cuốn sách của Thiếu tá Famin. Nếu quả thật Détrie ghi là Qui-Xuan thì tên sông này đã xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 chứ không phải chỉ mới xuất hiện gần đây.


Phần 2

Kỳ 2 – TRUNG QUỐC XÂM CHIẾM THÁC BẢN GIỐC NHƯ THẾ NÀO?
Dựa theo những tin tức do Đảng cộng sản Việt Nam công bố qua nhiều thời kỳ, chúng ta có thể tóm tắt quá trình xâm chiếm Thác Bản Giốc của phía Trung Quốc như sau:
Bước 1: Sửa bản đồ
“Năm 1955-1956, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỷ lệ 1/100.000. Lợi dụng lòng tin của Việt Nam, họ đã sửa ký hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành đất Trung Quốc. Thí dụ: họ đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong” [18].
Đó là một đoạn được trích từ bản “bị vong lục” (hay còn gọi là giác thư, mémorandum) do Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố vào năm 1979. Điều chưa được làm rõ là Trung Quốc đã “sửa ký hiệu” như thế nào? Cho đến nay đã trải qua hơn 30 năm, tài liệu này vẫn còn nằm trong vòng bí mật.
Việc bản đồ Việt Nam tỷ lệ 1/100.000 bị Trung Quốc sửa chữa với ý đồ không tốt chính là lý do khiến cho phía Việt Nam lâu nay không dám công bố bản đồ của mình, hầu hết các bản đồ được công bố đều là bản đồ của Trung Quốc. Hơn thế nữa, vẫn còn một câu hỏi chưa được trả lời: phía Việt Nam đã biết được hành vi “sửa bản đồ” này vào thời điểm nào và tại sao mãi đến năm 1979 mới công bố?
Bước 2: Thực hành việc lấn chiếm
Năm 1976, Trung Quốc bắt đầu tiến hành kế hoạch lấn chiếm mà họ đã chuẩn bị từ giữa thập niên 1950. Theo lời tố cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam, “phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người, kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê-tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc”.
Việc Trung Quốc chiếm cồn Pò Thoong 20 năm sau khi đã “sửa bản đồ” cho thấy kế hoạch xâm chiếm Thác Bản Giốc được chuẩn bị từ trước chứ không phải là hành động ngẫu nhiên.
Bước 3: Dời cột mốc 53
clip_image002
Ảnh 25: Đường biên giới mới với các cột mốc mới
Để tăng cường thêm bằng chứng cho “hồ sơ pháp lý” nhằm hợp pháp hóa việc lấn chiếm, nhà cầm quyền Trung Quốc đã dời cột mốc số 53 từ vị trí như ta đã thấy trên bản đồ đến một vị trí khác xa hơn về phía thượng lưu nhằm “chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong”, đúng như kế hoạch đã hoạch định từ giữa thập niên 1950. “Cột mốc biết đi” này chính là căn cứ để “hai bên đàm phán” xác định cột mốc mới 835 như chúng ta đã thấy ở phần trên, bởi vì hai cột mốc 53 cũ và 835 mới nằm sát cạnh nhau.
clip_image003
Ảnh 26: So sánh hai đường biên giới mới và cũ
Thử so sánh bản đồ về đường biên giới mới và các cột mốc mới tại vùng này (ảnh 25) với bản đồ “ Trùng Khánh 6354-IV” năm 1979 do Quân đội Nhân dân Việt Nam in năm 1980 [19]. Mặc dù địa hình của cồn Pò Thoong và khu vực lân cận cũng như vùng đất phía tả ngạn ở hạ lưu của Thác Bản Giốc đã bị phía Trung Quốc làm biến đổi khá nhiều nhằm che giấu việc chiếm đất, chúng ta vẫn có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa hai đường biên giới mới và cũ. Cột mốc số 53 đã bị dời về phía tây-nam để tạo ra cột mốc mới 835 đối diện với cồn Pò Thoong. Vì thế, đường biên giới đáng lẽ chỉ trùng với trung tuyến của dòng sông ở hạ lưu thác lại đi ngang cồn Pò Thoong ở phía thượng lưu và sau đó chia cắt một nửa phần thác chính cho phía Trung Quốc.
Hơn thế nữa, về phía tây-bắc của Thác Bản Giốc, ở gần Bản Mom, cột mốc mới 831 cũng xâm phạm vào lãnh thổ Việt Nam một cách hết sức rõ ràng. Việc thay đổi cột mốc này giúp cho phía Trung Quốc chiếm gọn cao điểm 787 (Yao Tan Shan) trong khi đường biên giới cũ chia đôi ngọn núi này, mỗi bên một nửa.
Tóm lại, cột mốc 53 cũ không nằm đúng vị trí của nó, và việc dời cột mốc chỉ nhằm để hợp lý hóa cho việc chiếm cồn Pò Thoong và một phần Thác Bản Giốc. Thế nhưng ông Lê Công Phụng lại hết sức nhiệt tình che đậy sự vi phạm trắng trợn này của “nước bạn” bằng cách khẳng định rằng “Cột mốc đang tồn tại đã được cắm từ thời nhà Thanh, xác định chỉ có chưa được một nửa thác Bản Giốc là ở bên phía ta”. Để củng cố cho lập luận của mình, ông ta còn biện bạch: “Chúng ta phải căn cứ vào những thỏa thuận pháp lý Thanh – Pháp, căn cứ vào biểu đồ, căn cứ vào cột mốc hiện có mà dân địa phương nói là cột mốc đó từ xưa đến nay chưa ai thay đổi cả”. Không rõ “người dân địa phương” nào lại dám khẳng định cột mốc đó từ xưa đến nay chưa ai thay đổi?
Cũng theo lời ông Lê Công Phụng: “Cuối cùng, lãnh đạo chúng ta cũng nhất trí trong tất cả các điều kiện ấy, không thể đòi hỏi thác Bản Giốc phải là của chúng ta hoàn toàn được”. Vì không có một nhân vật cấp cao nào trong Đảng đính chính lại lời phát biểu này, chúng ta có thể hiểu đây chính là quan điểm chung của các nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam chứ không phải là ý kiến riêng của một cá nhân nào [20].
clip_image004
Ảnh 27: Khu vực Thác Bản Giốc (ảnh chụp từ vệ tinh).
Vùng được đánh dấu là phần thác chính.
Có một điều mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cố tình tránh né: đó là ý nghĩa của cồn Pò Thoong và bờ bắc của sông Quây Sơn xét về mặt quốc phòng. Không cần phải là chuyên gia về quân sự, chúng ta có thể thấy rõ: với việc lấn chiếm 3 phần 4 cồn Pò Thoong và toàn bộ phần đất ở tả ngạn – từ thượng lưu cho đến hạ lưu Thác Bản Giốc, phía Trung Quốc chẳng những có được lợi thế từ trên cao mà còn có được một đầu cầu ngay phía trên thác (cồn Pò Thoong) để khi cần, có thể làm bàn đạp đưa quân từ phía hạ lưu nhằm tấn công vào bất cứ điểm nào trong vùng thung lũng dọc sông Quây Sơn (xem ảnh 28). Đó là chưa kể đến việc lấn chiếm cao điểm Yao Tan Shan (cao độ 787 m) giúp cho phía Trung Quốc có được một vị trí để có thể dùng pháo binh khống chế vùng thung lũng này từ phía tây-bắc.
clip_image005
Ảnh 28: Toàn cảnh Thác Bản Giốc chụp từ phía Trung Quốc
Bước 4: Hợp pháp hóa hành vi lấn chiếm
Như trên đã dẫn chứng, trong thực tế quân Trung Quốc đã chiếm đóng cồn Pò Thoong kể từ năm 1976. Vì vậy việc đàm phán suy cho cùng chỉ xoay quanh vấn đề: Trung Quốc tiếp tục chiếm đóng toàn bộ cồn Pò Thoong hay trả lại chút ít cho phía Việt Nam?
Tương tự như trường hợp ở Ải Nam Quan, nơi đây họ đã trả lại một phần: thay vì lấy tất cả cồn Pò Thoong, họ trả lại cho Việt Nam 1 phần 4; thay vì lấy “phần lớn” thác chính thì lấy một nửa thác chính. Các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ Hồ Cẩm Đào – Ôn Gia Bảo xem ra có phần khôn ngoan hơn cha ông của họ: làm ra vẻ nhún nhường, nhân nhượng để có tiếng là “ôn hòa”, nhưng vẫn thực hiện được mục đích “chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong”.
Đường biên giới mới được hoạch định theo thế có lợi cho phía Trung Quốc đã được hiện đại hóa bằng một loạt các cột mốc dày đặc, được định vị bằng các kỹ thuật hiện đại. Điều này sẽ khiến cho các thế hệ người Việt Nam trong tương lai gặp khó khăn hơn rất nhiều trong việc đòi lại các phần đất đã bị chiếm đóng – nhất là khi “ván đã đóng thuyền” bởi hiệp ước 1999.
Cùng với Ải Nam Quan, trường hợp của Thác Bản Giốc cho thấy trong việc đàm phán về biên giới, phía Việt Nam đã nhượng bộ cho phía Trung Quốc đến mức cao nhất, phá bỏ hoàn toàn các nguyên tắc mà Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra trước đó trong bản bị vong lục năm 1979.
Bước 5: Thác Bản Giốc biến thành Thác Đức Thiên
clip_image006
Ảnh 29: Thác nước Bản Giốc riêng của Việt Nam nay đã trở thành “Thác lớn xuyên – quốc gia Đức Thiên” (Đức Thiên khóa quốc đại bộc bố). Sự mất mát này là do ai?
Không rõ khi vạch kế hoạch chiếm một phần Thác Bản Giốc, các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ Mao Trạch Đông – Chu Ân Lai có nhắm đến mục tiêu kinh tế – du lịch hay không? Nhưng vào đầu thế kỷ 21, vài thập niên sau khi tiến hành đường lối cải cách do Đặng Tiểu Bình vạch ra, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đương nhiên phải nghĩ ngay đến việc kinh doanh du lịch để góp phần phát triển kinh tế cho Tỉnh Quảng Tây, một vùng đất kinh tế còn kém phát triển [21] nhưng lại là địa bàn chủ yếu của dân tộc Choang – dân tộc thiểu số đông nhất ở Trung Quốc hiện nay [22].
Ngay sau khi ký hiệp định 1999, phía Trung Quốc đã bắt đầu chuẩn bị cho kế hoạch đưa Thác Bản Giốc vào khai thác du lịch chứ không chờ giải quyết trọn vẹn việc cắm mốc ở vùng này. Ngay từ năm 2003, họ đã bắt đầu xây dựng các cơ sở du lịch nghỉ dưỡng như khách sạn, nhà nghỉ, thuỷ đình, nhà nổi… bên bờ Bắc.
Mặt khác, để cắt đứt mối quan hệ xa xưa, xóa dấu vết của cuộc xâm chiếm bẩn thỉu, nhằm tô son trát phấn cho một lịch sử mới chỉ gồm toàn những yếu tố “hữu nghị, anh em”, họ đặt cho thác nước một cái tên mới: 德天 (Detian, Đức Thiên). Ngày nay, chỉ cần lên mạng Internet, dùng một công cụ tìm kiếm nào đó như Google hay Yahoo, chúng ta có thể thấy vô số bài viết của các du khách nước ngoài về “Detian Falls” hay “Detian Waterfall” (Thác Đức Thiên), được coi là thác nước biên giới lớn thứ tư trên thế giới sau các thác nước Iguazu (Argentina-Brazil), Victoria (Zambia-Zimbabwe) và Niagara (Hoa Kỳ-Canada), và là thác nước xuyên quốc gia lớn thứ nhất ở châu Á [23].
clip_image007
Ảnh 30: Blogger Điếu Cày tại Thác Bản Giốc
Khi đặt tên mới cho Thác Bản Giốc, vẽ lại đường biên giới mới tại vùng này, các nhà lãnh đạo của Trung Hoa cộng sản hy vọng sẽ xóa sạch các vết tích đường biên giới cũ, để vài mươi năm nữa, các thế hệ trẻ người Việt cũng như người Hoa không còn nhớ gì đến quá trình xâm lược của một cường quốc chuyên thi hành chính sách đạo tặc đối với các quốc gia lân bang – nhất là các quốc gia nhỏ bé mà ngày xưa các hoàng đế Trung Hoa vẫn thường coi là “phiên thuộc”.
Thay lời kết:
Mặc dù sự thật đã dần dần được bộc lộ theo thời gian, nhưng câu chuyện về Thác Bản Giốc chưa hẳn đã đến hồi kết thúc. Vẫn còn nhiều điều chưa sáng tỏ, nhiều câu hỏi cần được giải đáp:
1) Trước hết, về căn cứ pháp lý để chứng minh chủ quyền của nước ta đối với Thác Bản Giốc, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng có trong tay ít nhất là 4 hồ sơ: [1] Tài liệu về việc Trung Quốc “sửa bản đồ” vào năm 1955-56 để âm mưu chiếm cồn Pò Thoong và một phần Thác Bản Giốc; [2] Tài liệu về việc xây dựng trạm thủy văn trên cồn Pò Thoong vào thập niên 1960; [3] Tài liệu về việc Trung Quốc lấn chiếm cồn Pò Thoong vào năm 1976 và [4] Hai tờ bản đồ Trùng Khánh số hiệu 6354-IV do Quân đội Nhân dân Việt Nam in vào những năm 1976 và 1980.
Chúng ta có thể đặt câu hỏi: tại sao các nhà lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam cũng như Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng đã bỏ qua, không sử dụng những tài liệu này trong đàm phán?
2) Việc Trung Quốc chiếm cồn Pò Thoong và Thác Bản Giốc không phải là hành động ngẫu nhiên, cũng không phải là chủ trương của một cá nhân hay một phe phái nào trong Đảng cộng sản Trung Quốc. Kế hoạch này đã được chuẩn bị ngay từ những năm 1955-56, nghĩa là vào lúc quan hệ Việt-Trung được coi là “hữu hảo”, và được thực hiện từng bước qua từng giai đoạn như đã trình bày ở phần trên. Điều này cho thấy đây là chủ trương chung của Đảng cộng sản Trung Quốc qua nhiều thời kỳ, nhiều thế hệ lãnh đạo.
Nhưng Thác Bản Giốc không phải là trường hợp duy nhất. Căn cứ vào bản sơ đồ in ở trang 8 cuốn bị vong lục (giác thư) năm 1979, chúng ta được biết Thác Bản Giốc và Ải Nam Quan chỉ là 2 trong số 12 trường hợp lấn chiếm điển hình. Nếu tính tất cả các vi phạm lớn nhỏ, tính từ 1949 đến 1979 phía Trung Quốc (tức Trung Hoa cộng sản) đã lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở 90 điểm trên toàn tuyến biên giới Việt-Trung [24]. Như vậy không thể nói là quan hệ Việt-Trung chỉ xấu đi trong giai đoạn 1979-1989. Ngay từ giữa thập niên 1950, nghĩa là giữa lúc tình cảm cộng sản Việt-Trung còn nồng thắm, đã bắt đầu hình thành những mầm mống xấu, những âm mưu đen tối. Tương tự như thế, trong vấn đề lãnh hải, ngay khi công bố “hải phận 12 hải lý” vào năm 1958, Đảng cộng sản Trung Quốc đã nuôi dưỡng những mưu đồ quỷ quyệt. Ngay tại điều 4 của Bản tuyên bố, họ đã ghi rõ “Tây Sa” (tức Hoàng Sa) và “Nam Sa” (tức Trường Sa) thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Đó chính là sự chuẩn bị cho việc hải quân Trung Quốc chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và chiếm đảo Đá Gạc Ma (Johnson South Reef) thuộc quần đảo Trường Sa vào năm 1988.
Vấn đề đặt ra là: trước một chính sách xâm lược nhất quán như thế, tại sao Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn thừa nhận quan hệ “16 chữ vàng” (láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai) và tinh thần “4 tốt” (láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt), coi đó như những nguyên tắc căn bản chi phối toàn bộ đường lối ngoại giao giữa hai quốc gia?
Có thể nói khi chấp nhận một chính sách đối ngoại như thế, Đảng cộng sản Việt Nam đã đặt quyền lợi của Đảng cao hơn quyền lợi của Tổ quốc, đã hy sinh quyền lợi của quốc gia – dân tộc để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Thử hỏi: với tình hình thực tế đó, làm sao nhân dân có thể tiếp tục tin tưởng vào “sự lãnh đạo của Đảng” trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông – nơi mà hàng ngày hàng giờ các thế lực dân tộc chủ nghĩa của Trung Hoa cộng sản đang lăm le tiếp tục thực hiện kế hoạch xâm lược mà họ đã chuẩn bị công phu từ hơn nửa thế kỷ?
3) Quá trình xâm lấn đường biên giới Việt-Trung đã diễn ra từ rất lâu, nhưng mãi đến ngày 15.3.1979, nghĩa là gần một tháng sau khi Trung Quốc tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, người dân mới biết được phần nào sự thật thông qua bản “bị vong lục” do Bộ Ngoại giao công bố. Từ thời điểm đó cho đến nay, ngoài những chi tiết được công bố trong cuốn sách, nhân dân không được biết thêm điều gì khác. Không có công trình nghiên cứu mang tính độc lập nào để người dân có thể có thể so sánh, đối chiếu.
Thật ra, có một số công trình nghiên cứu có thể giúp người dân tìm hiểu vấn đề, nhưng những công trình này thường bị xếp vào ngăn kéo, không được công bố rộng rãi. Vào năm 1996, khi cộng tác với nhà xuất bản Thuận Hóa để tái bản cuốn Đất nước Việt Nam qua các đời của học giả Đào Duy Anh, Viện Sử học đã viết trong Lời dẫn như sau: “Năm 1975 tác giả có bổ sung và sửa chữa bản in lần thứ nhất, với ý định tái bản ở miền Nam. Sau khi xem lại tác giả đã bỏ chương nói về biên giới Việt Nam qua các đời vì thấy tài liệu chưa được đầy đủ. (…) Trong lần tái bản này, chúng tôi đã thực hiện theo di cảo của tác giả lưu lại sau khi qua đời” (sđd, tr. 15). Việc lược bỏ chương về biên giới ấy là ý muốn thật của tác giả hay vì một áp lực nào khác? Đối chiếu với “sự quên lãng” được dành cho những trận chiến đẫm máu trong suốt thập niên 1980 như trận chiến tại dải đồi Núi Đất (Lão Sơn) ở Hà Giang năm 1984, cuộc xâm chiếm đảo Đá Gạc-Ma ở Trường Sa năm 1988, v.v. chúng ta có quyền hoài nghi tính chất tự nguyện của việc lược bỏ này.
clip_image008
Ảnh 31: Bản đồ xã Đàm Thủy do Ủy ban Biên giới Quốc gia công bố
Mãi cho đến ngày nay, hơn một thập niên sau ngày “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa” được ký kết (30-12-1999), thông tin về đường biên giới Việt-Trung vẫn là cái gì rất mờ mịt. Mặc dù người dân có thể truy cập vào Internet để xem hình ảnh vệ tinh của khu vực giáp giới giữa hai quốc gia, nhưng vẫn không thể nào xác định được đường biên giới mới một cách chính xác. Ngay cả khi truy cập vào Cổng Thông tin điện tử của Chính phủ hay trang mạng của Ủy ban Biên giới Quốc gia, người ta cũng chỉ có thể tìm ra một thứ “bản đồ” mù mờ và kém chính xác như tấm “sơ đồ” xã Đàm Thủy đăng kèm theo đây (ảnh 31) [25].
Trong khi nhiều vị trí hiểm yếu ở vùng biên giới Việt-Trung đã trở thành “chợ trời biên giới” (ví dụ: cửa khẩu Tân Thanh), trong khi hai bên đang tích cực thúc đẩy sự ra đời của các “khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới” thì bản đồ chi tiết về vùng biên giới Việt-Trung vẫn còn là “bí mật quốc gia”, thông tin về vùng này vẫn là thông tin một chiều, mù mờ và không có giá trị khoa học. Người ta có cảm tưởng các cấp có thẩm quyền vẫn tìm cách che giấu, không muốn cho ngýời dân hiểu biết rõ ràng, cụ thể về tình hình đường biên giới mới. Việc vội vã nhổ bỏ các cột mốc cũ để đưa vào “viện bảo tàng” lại càng làm tăng thêm sự nghi ngờ đó.
Câu hỏi đặt ra là: trong tình trạng bưng bít, che giấu thông tin như thế, giới trí thức – nhất là các nhà khoa học nhân văn, phải làm gì để có thể bảo vệ Tổ quốc, giữ vững chủ quyền quốc gia? Trông chờ Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam thành tâm thiện ý “nhìn thẳng vào sự thật” để thực hiện một đường lối cởi mở hơn? Tha thiết “cầu xin” nhà cầm quyền gia ân ban phát một “không gian tự do có giới hạn” để trí thức có thể góp ý hay phản biện? Hay trí thức phải noi gương cụ Phan Châu Trinh và các sĩ phu của Phong trào Duy Tân hồi đầu thế kỷ trước bằng cách tự mình vạch đường đi, nghĩa là mạnh dạn đảm nhận vai trò tiên phong trong công cuộc nâng cao dân trí, chấn hưng dân khí bằng cách phá vỡ ách nô lệ tinh thần đã bao trùm đời sống tinh thần của cả nước ta từ gần nửa thế kỷ nay?
Có một bài học mà chúng ta có thể rút ra từ lịch sử: tự do có được bằng sự gia ân chỉ có thể là một thứ tự do bị kiểm soát, chân lý có được bằng sự thỏa hiệp chỉ là chân lý nửa vời hay một nửa của sự thật. Mà trong lĩnh vực khoa học thì tự do bị khống chế hay một nửa – sự thật chỉ có thể đem lại một thứ khoa học giả hiệu, một thứ khoa học hào nhoáng nhưng phù phiếm với những huy chương và phẩm hàm tuy bề ngoài rất “hoành tráng” và hấp dẫn, nhưng không thể trường tồn qua thời gian và hoàn toàn vô nghĩa nếu xét trên bình diện lợi ích của toàn dân tộc. Bài học của học thuyết Lysenko (Lysenkoism) đã từng ngự trị trong ngành sinh học Liên Xô từ cuối thập niên 1920 cho đến tận năm 1964 trước khi bị vứt vào thùng rác của lịch sử, là một ví dụ cực kỳ sinh động của thứ khoa học thừa nhận sự lãnh đạo của một đảng chính trị trong một chế độ độc tài toàn trị.
Đà Lạt, mùa xuân năm Nhâm Thìn, 9-2-2012,
M.T.L.
Tài liệu tham khảo:
[18] Vấn đề biên giới..., sđd, tr. 14.
[19] Tấm bản đồ về đường biên giới mới đã được công bố trong bài viết của nhà văn Trần Nhương nhan đề “Bên cột mốc biên giới Bản Giốc”, Blog Trần Nhương 1-11-2011:
[20] Ông Lê Công Phụng sau khi hoàn thành sứ mạng “đàm phán” đã được bổ nhiệm làm đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ một thời gian trước khi về hưu.
[21] Theo thống kê năm 2010, mặc dù tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Quảng Tây xếp thứ 18, nhưng nếu tính GDP trên đầu người, thì Quảng Tây đứng thứ 27 trong tổng số 31 thành phố, tỉnh và khu tự trị, chỉ đứng trên Tây Tạng, Cam Túc, Vân Nam và Quý Châu.
[22] Người Choang (壯, âm Hán-Việt đọc là Tráng) là dân tộc thiểu số đông nhất Trung Quốc với dân số 18 triệu. Người Choang có cùng nguồn gốc với người Tày và người Nùng ở Việt Nam, tập trung đông nhất ở tỉnh Quảng Tây. Tên gọi chính thức của tỉnh Quảng Tây là Khu tự trị dân tộc Choang (Guangxi Zhuang Autonomous Region).
[23] Trong các trang quảng cáo du lịch của Trung Quốc, chiều cao của thác nước được ghi là 60 m, thậm chí 70 m, trong khi những người Pháp đầu tiên viết về thác nước chỉ phỏng đoán đến mức 40-50 m, và các sách địa lý của nước ta xác định con số 34 m.
[24] Vấn đề biên giới.…, sđd, tr.8.
[25] Bản đồ này là bản đồ được cung cấp bởi địa chỉ www.gis.chinhphu.vn

Không có nhận xét nào: