Pages

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2012

Những doanh nghiệp đóng cửa vĩnh viễn là đánh dấu một sự sụp đổ tất yếu của nền kinh tế

Những doanh nghiệp như siêu thị, một khi không vay được tiền để xoay sở từ thanh khoản nhà băng với một lãi suất hợp lý (dưới 10%) thì không có khả năng chi trả cho những nhà cung cấp dịch vụ như rau cải, thịt, cá, đồ hộp từ nhà nhập cảng, tất cả những nhà cung cấp cho chuỗi siêu thị đó sẽ không bao giờ cho tài khoản (thường thì 60 ngày để thanh toán). Khi không có tài khoản 60 ngày, mua gì cũng phải trả ngay lúc đó thì không siệu thị nào có khả năng tồn tại. Những sự đóng cửa vĩnh viễn này sẽ làm cho nhà cung cấp e ngại và siết chặt tài khoản với những siêu thị còn lại, và nếu ko xoay xở được thì cũng sẽ đóng cửa vĩnh viễn, không bao giờ vực dậy dc, như BĐS hiện nay.
Điều này làm người dân tức giận và nổi loạn, biểu tình chống sự bất tài của chính phủ là rất thường xẩy ra. Từ đóng cửa siêu thị đến lò mổ thịt, tại heo, gà, bò, cá, làm bao ni lông, giấy toilet, bột giặt v.v..tất cả những công kỹ nghệ nhỏ khác sẽ bị thu hẹp thị trường nếu ko nói phá sản….
Tất cả bắt đầu và một khi nó xảy ra thì như cơn lốc xoáy vì tất cả đều xảy ra cùng một lúc.
Melbourne
26.02.2012
Châu Xuân Nguyễn
Chủ Nhật, 26/02/2012 – 15:19
Siêu thị Fivimart đóng cửa tại TP.HCM
Vài ngày gần đây, nhiều nhà cung cấp hàng cho siêu thị Fivimart ở quận 7, TP.HCM đã sốt ruột do siêu thị này bất ngờ ngừng hoạt động, trong khi việc thanh toán đơn hàng, công nợ vẫn chưa được giải quyết.
Một số nhà cung cấp cho biết do không được thông báo, khi đến giao hàng mới hay tin siêu thị đóng cửa.
Chiều 25/2, bà Vũ Thị Hậu, phó tổng giám đốc hệ thống siêu thị Fivimart (thuộc Công ty cổ phần Nhất Nam), xác nhận việc đóng cửa siêu thị Fivimart quận 7 và cho biết quyết định ngừng kinh doanh mặt bằng trên là do công ty đang có chiến lược chuyển đổi mô hình kinh doanh tại TP.HCM, cùng với địa điểm siêu thị thuê đã hết hạn hợp đồng.
Theo bà Hậu, khi chuyển địa điểm kinh doanh sang nơi khác hay thay đổi mô hình kinh doanh, siêu thị sẽ xuất trả hàng cho nhà cung cấp nhằm giảm bớt chi phí vận chuyển cho mình, sau đó hai bên đối chiếu công nợ rồi mới thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng. Trước khi di chuyển cửa hàng, siêu thị đã gửi thông báo trước để nhà cung cấp đến lấy hàng, nhà cung cấp đều biết chuyện này.
Bà Hậu cho rằng để xảy ra tình huống một số nhà cung cấp lo lắng, gây lộn xộn, có thể do nhiều doanh nghiệp hiện nay đang khó khăn trong việc thanh toán công nợ dẫn đến siêu thị bị hiểu nhầm. Hiện nay công ty đang hoạt động kinh doanh bình thường, không có chuyện không thanh toán cho nhà cung cấp.
Được biết, siêu thị Fivimart quận 7 là siêu thị cuối cùng của hệ thống Fivimart tại TP.HCM. Trước đây, Fivimart có năm siêu thị tại thị trường phía Nam, trong đó có bốn điểm bán ở TP.HCM nhưng đã lần lượt đóng cửa.
Theo bà Hậu, tại Hà Nội hệ thống Fivimart hiện có 13 siêu thị đang hoạt động tốt với 1.200 nhà cung cấp.
Theo P.Phương – N.Bình
Tuổi Trẻ

Không có nhận xét nào: