Pages

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012

Nói lại với tướng Cương về giám sát quyền lực Đảng

Cựu Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương tranh luận với thiếu tướng Lê Văn Cương về đề xuất thành lập cơ chế UB Kiểm tra, Giám sát, Kỉ luật Trungương do Đại hội bầu, để giám sát quyền lực của đảng, chống tha hóa.
Sau khi đăng tải cuộc trò chuyện với thiếu tướng Lê Văn Cương, trong đó tướng Cương có đề xuất một số giải pháp vềtổ chức để giám sát quyền lực của Đảng, Tuần Việt Nam nhận được bài traođổi của tác giả Hà Tuấn Trung, nguyên là Ủy viên UB Kiểm tra Trung ương khoá VII. Để rộng đường dư luận, cung cấp thêm góc nhìn, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết:

Ủy ban Kiểm tra có nên do Đại hội bầu?

Trước hết tôi xin bày tỏ sự đồng tình rất cao đối với những nhận định và quan điểm của tác giả với nhiều tư liệu trích dẫn minh chứng cụ thể,nói lên tính cấp bách hiện nay của việc chỉnh đốn đảng theo tinh thần nghị quyết Trung ương 4. Tôi cũng rất tâm đắc với những giải pháp do tác giả nêu ra nhằm tạo được sự chuyển biến quan trọng để xây dựng Đảng, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng. Tuy nhiên cũng có đôi điều cần trao đổi thêm cho rõ :
Vấn đề Đại hội Đảng bầu Ban kiểm tra không phải là một phát hiện mới mà từ năm 1923 Đảng cộng sản (b)Nga và sau là Đảng cộng sản Liên Xô đã thực hiện theo ý kiến của Lênin. Đến thời Stalin đã bỏ việc Đại hội bầu Ban kiểm tra và thay vào đó là bầu Ban giám sát Trung ương nhưng lại hạthấp chức năng và quyền hạn xuống thành một cơ quan giám sát tài chính và giám sát các tổ chức đảng cấp dưới ở địa phương trong việc chấp hành quyết định của Uỷ ban trung ương, chẳng khác gì một cơ quan giúp việc của Uỷ ban trung ương.


Để có cơ chế giám sát quyền lực trong Đảng, theo tôi không nhất thiết phải đặt vấn đề UBKT các cấp do đại hội bầu. Ảnh minh họa

Riêng Đảng cộng sản Trung Quốc cho đến nay vẫn đang thực hiện việc Đại hội bầu Uỷ ban kiểm tra kỷ luật (UBKTKL) của đảng.
Ở Việt Nam, từ khi có Ban kiểm tra của Đảng (1948) đến nay chưa bao giờ thực hiện việc Đại hội bầu Ban kiểm tra hoặc Uỷ ban kiểm tra (UBKT), trong đó có 2 khoá do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo (Đại khoá II - 1951 và Đại hội khoá III - 1960). Nhiều năm trước đây đã có không ít ý kiến đề xuất, thậm chí đã có những cuộc hội thảo khoa học về đề tài quan trọng này nhưng chưa được các Đại hội chấp nhận, bởi lẽ lập luận chưa đủ sức thuyết phục.
Tính ưu việt của việc Đại hội bầu Uỷ ban kiểm tra (UBKT) là rõ ràng không thể phủ nhận về khả năng nâng cao hiệu lực của công tác kiểm tra. Song cũng có ý kiến lo ngại nếu UBKT cũng do đại hội bầu sẽ hình thành 2 Trung ương, quyền lãnh đạo bị phân chia...thực ra điều này không đáng ngại, vì vấn đề là ở chỗ quy định rõ về chức năng, nhiêm vụ của từng tổchức khác nhau.
Những vướng mắcTuy nhiên sẽ nảy sinh một số điều vướng mắc khác, không dễ giải quyết:
1- UBKT do Đại hội bầu làm việc theo nguyên tắc nào?
Điều lệ Đảng (ĐLĐ) hiện hành quy định: "UBKT các cấp do cấp uỷ cùng cấp bầu...làm việc theo chế độ tập thể, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ cùng cấp..."vậy nếu UBKT do Đại hội bầu thì có còn làm việc dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ cùng cấp không? Cụ thể ở cấp Trung ương, UBKTTƯ có phải chịu sựlãnh đạo của BCHTƯ mà thường xuyên là BCT, BBT không? Về nguyên tắc, UBKTTƯ và BCHTƯ đều do đại hội trực tiếp bầu ra, có vị trí ngang nhau nên quan hệ làm việc phải là trao đổi ý kiến hoặc hợp tác, phối hợp (chứ không phải là xin ý kiến, chỉ thị).
Như vậy sẽ rất thuận cho công tác của UBKTTƯ nhưng sẽ rất khó cho BCHTƯ làm việc với chức năng là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa 2 kỳ đại hội.
2- Về thẩm quyền thi hành kỷ luật, ĐLĐ hiện hành quy định : UBKT các cấp huyện, quận và tương đương trở lên có quyền quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, nhưng không phải là cấp uỷ viên cùng cấp. Cụthể UBKTTƯ hiện nay không có quyền thi hành kỷ luật đối với các Ủy viên Ban chấp hành Trung ương (UVTƯ). Vậy nếu do Đại hội bầu, UBKTTƯ có được quyết định thi hành kỷ luật, kể cả cách chức và khai trừ ra khỏi Đảngđối với các UVTƯ, UVBCT, BBT kể cả Tổng bí thư mà không cần có sự đồng ý của BCHTƯ không?
3- Về mặt tổ chức: Để bảo đảm tính độc lập, các thành viên của UBKTTƯ phải nằm ngoài BCHTƯ và "...trong trường hợp cần thiết thì tổ chức những phiên họp chung liên tịch với BCHTƯ...với quyền biểu quyết như nhau"theo quan điểm của Lênin?[1] Và như vậy thì số lượng UVKTTƯ phải tươngđương với số lượng của BCHTƯ (hiện nay là 175 uỷ viên chính thức) mới có ý nghĩa khi biểu quyết.
Liệu với tình hình thực tế của ta hiện nay có thể thực hiện được mô hình tổ chức như vậy không? Việc tăng thêm 1/3 UVBCT thậm chí nhiều hơn nữa vào UBKT cũng không giải quyết được gì nếu không tăng thẩm quyền thi hành kỷ luật cho UBKT.
Nghiên cứu về Đảng cộng sản Trung Quốc cho thấy hiện nay UBKTKL các cấp do Đại hội bầu nhưng vẫn đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ cùng cấp, trường hợp phát hiện cấp uỷ viên cùng cấp vi phạm kỷ luật phải báo cáo cấp uỷ cho ý kiến chỉ đạo, khi cần xử ký kỷ luật thì báo cáo để Ban thường vụ, Bộ chính trị quyết định, sau đó UBKTKL ra thông báo. Như vậy, có thể nói UBKTKL của ĐCS Trung quốc do đại hội bầu ra nhưng vẫn là cấp dưới của cấp uỷ cùng cấp, về thực chất chỉ là hình thức, không có thực quyền, do đó cũng không có tác dụng gì trong việc giám sát quyền lực củađảng.
Từ những ý kiến trên đây, để có cơ chế giám sát quyền lực trong Đảng, theo tôi không nhất thiết phải đặt vấn đề UBKT các cấp do đại hội bầu, thay vào đó cần lập ra một tổ chức khác do Đại hội Đảng toàn quốc bầu ra để làm nhiệm vụ thường xuyên giám sát tập thể và cá nhân trong BCHTƯ.Điều này là hết sức cần thiết trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền như ở nước ta hiện nay. Tên gọi có thể là Uỷ ban Giám sát Trung ương (UBGSTƯ).Thông qua việc giám sát, UBGSTƯ có quyền đưa ra những nhận xét, kiến nghị với BCT, BCHTƯ và yêu cầu được trả lời. Khi cần thiết có thể yêu cầu tổ chức các cuộc hội nghị liên tịch giữa UBGSTƯ với BCT, BBT để thảo luận thống nhất. Trường hợp đặc biệt có thể yêu cầu triệu tập Đại hội bất thường để quyết định cuối cùng.
Chỉ ở cấp trung ương mới cần có UBGS vì đối với BCHTTƯ tất cả các tổchức khác đều là cấp dưới nên không thể giám sát được cấp trên (đây chính là khoảng trống về cơ chế kiểm soát quyền lực), còn đối với các cấp dưới thì đã có cấp trên giám sát, kiểm tra.
UBGSTƯ tổ chức gọn nhẹ, chỉ có một cơ quan giúp việc, không có hệthống dọc xuống các cấp dưới. Số lượng uỷ viên có thể tương đương với BCT, thành phần gồm những đồng chí không phải là thành viên trong BCHTƯnhưng có tiêu chuẩn tương đương như UVBCT, UVTƯ, kể cả các đồng chí đã nghỉ hưu mà còn sức khoẻ, minh mẫn, có uy tín cao, không hạn chế tuổi tác.
Dĩ nhiên những đề xuất kể trên nếu được nhiều đảng viên đồng tình kiến nghị và được lãnh đạo chấp nhận cũng đều phải chờ đến Đại hội đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ hoặc khoá 12 mới quyết định được.
  • Hà Tuấn Trung
----
*Tác giả Hà Tuấn Trung nguyên là Ủy viênn UB Kiểm tra Trung ương khoá VII
Chú thích : [1] Lênin toàn tập, tập 43, trang 129,130, nxb TB,M.1978. Cần lưu ý thêm: vào thời kỳ Lênin, số lượngđảng viên của ĐCS Nga còn ít nên BCHTƯ cũng chỉ trên 20 người và mỗi năm tiến hành đại hội 1 lần.

Không có nhận xét nào: