Nguyễn Hưng Quốc
Không về Việt Nam được, kỳ nghỉ hè này (1), tôi đi Thái Lan cho…đỡ nhớ nhà.
Ra khỏi máy bay, bước vào phòng trình hộ chiếu, lại thấy những gương mặt nhân viên cửa khẩu lạnh lùng không hề cười với khách. Lạ, Thái Lan nổi tiếng là mảnh đất của nụ cười (land of smiles), vậy mà nhân viên cửa khẩu, những người đại diện đầu tiên cho đất nước tiếp xúc với khách quốc tế lại mang những bộ mặt công chức rất vô cảm. Trong khi đứng chờ, tôi nhìn quanh: người nào cũng thế. Cũng làm việc như một cái máy, cắm cúi với chiếc computer trước mặt. Không chào. Không hỏi. Và không cười. Thậm chí, cũng không ngước lên nhìn khách. Đúng hơn, họ nhìn mặt khách trên màn ảnh computer được nối với một ống kính gắn sẵn trên bàn. Nhìn họ, tôi nhớ đến Việt Nam. Chỉ khác ở Việt Nam một điểm: họ không chứng tỏ quyền uy. Họ chỉ muốn đóng vai một công chức chăm chỉ và nhanh nhẹn dù phải hy sinh một chút thân thiện. Vậy thôi.
Bước ra khỏi phi trường, dù mới 7 giờ sáng, đã thấy cái không khí hầm hập ập vào người, như muốn vắt kiệt mồ hôi của mình. Như ở Sài Gòn. Xe chạy được một hai phút, ở ngay đầu xa lộ vào thành phố, đã thấy một chiếc cổng lớn với hàng chữ viết bằng tiếng Anh “Long live the king” (Hoàng đế vạn tuế). Giống hệt câu “Hồ Chủ tịch muôn năm” ở Việt Nam. Sau này, đi nhiều địa điểm ở Bangkok, tôi thấy cái khẩu hiệu ấy xuất hiện hầu như ở khắp nơi. Ngoài đường. Trong công sở. Ở cả một số trung tâm thương mại. Và trên… internet. Ở phi trường, muốn dùng Wi-Fi để vào internet, trên trang đánh tên người sử dụng và mật mã, có hình của vua và câu “Long live the king” nằm chình ình trước mặt.
Là một nước đang phát triển, Thái Lan cũng có cái vẻ gì bừa bộn ngổn ngang. Như Việt Nam. Hệ thống xa lộ khá tốt. Chằng chịt. Chắc chắn là tốt hơn Việt Nam rất nhiều. Nhưng nhìn hai bên đường bê tông cốt sắt đồ sộ và hiện đại, lại thấy những dãy nhà lụp xụp tồi tàn bên cạnh những hàng cây, phần nhiều là dừa, chuối và cây dại còi cọc, quặt quẹo, khô cằn. Như Việt Nam. Ngay cả ở những khu phố lớn cũng vậy. Bên cạnh những toà building nguy nga và lộng lẫy là những khu nhà cũ kỹ, lở lói hoặc những dãy hàng quán lởm chởm được che bằng những mảnh ny lông hay vải bạt tạm bợ nhem nhuốc, ở đó, những người bán hàng, nếu không có khách, thường ngồi ăn uống xì xụp hoặc ngủ gà ngủ gật. Trong cái gọi là bừa-bộn-ngổn-ngang, khoảng cách giữa các cực đối lập ở Thái Lan lớn hơn ở Việt Nam: Về độ phát triển đô thị, Thái Lan phát triển sớm và nhanh hơn Việt Nam; nhưng dấu vết của đời sống tiền-đô thị ở Thái Lan lại còn nhiều hơn ở Việt Nam.
Một trong những dấu vết tiền-đô thị ấy là văn hoá ẩm thực ngoài đường (street food). Ngoài đường chứ không phải trong tiệm. Cái gọi là ngoài đường này có hai mức độ: nửa ngoài đường (nơi chế biến thức ăn nằm trong nhà nhưng khách thì ngồi dọc theo lề đường) và hoàn toàn ngoài đường (cả chủ lẫn khách, cả nơi chế biến lẫn nơi tiêu thụ đều nằm hẳn ngoài đường). Ở Việt Nam, trong khi hình thức nửa ngoài đường vẫn còn tiếp tục; hình thức hoàn toàn ngoài đường thì rõ ràng càng ngày càng giảm: Họ là đối tượng xua đuổi của công an. Ở Bangkok, ngược lại, hình thức thứ hai vẫn còn nhiều. Ở đâu cũng thấy những người đẩy xe bán hoặc trái cây tươi (tôi thấy nhiều nhất là xoài, măng cụt, bòn bon và thanh long) hoặc các loại đồ nướng (chuối, bắp, mực và ốc), v.v… Tôi để ý thấy khách ăn hàng phần lớn là những người lao động hoặc học sinh, chủ yếu là nữ sinh. Người ta hoặc vừa đi vừa ăn hoặc ngồi bệt xuống đất ăn. Cảnh, trông hơi hơi nhếch nhác. Nhưng nhiều người lại bênh vực, cho chính những điều đó đã tạo nên cái hồn cho Bangkok, tạo ra sự sống và sức thu hút của Bangkok, làm cho Bangkok khác hẳn các thành phố đã hoàn tất quá trình đô thị hoá khác ở Tây phương cũng như ở Đông phương. Cách đây mấy năm, tôi đã nghe một người bạn đồng nghiệp, vốn là chuyên gia về Thái Lan, nói điều ấy. Thú thực, tôi không có ý kiến gì rõ rệt. Đó là một sự chọn lựa mà bên nào cũng phải trả giá. Để cảnh buôn gánh bán bưng dày đặc như thế, thành phố được chút nhân tình nhưng lại mất khá nhiều vẻ thẩm mỹ và cả vệ sinh. Nhưng vì vấn đề thẩm mỹ và vệ sinh, dẹp các gánh hàng và xe đẩy ấy đi, thì những người nghèo khổ kia sẽ đi đâu và làm gì để sinh sống? Chúng ta từng biết, ở Việt Nam, chẳng hạn, trước mỗi cuộc hội nghị lớn có nhiều khách khứa quốc tế, công an lại đi lùng sục bắt bớ những người vô gia cư trên các lề đường rồi chở họ đi đâu đó. Đâu là đâu? Tôi không nghe ai nói cả. Chỉ biết là nơi nào đó khuất mắt mọi người. Ở đó họ sống ra sao, không ai thèm biết.
Với riêng tôi, hôm đầu tiên đến Bangkok, đi ngoài đường, điều quyến rũ tôi nhất chính là những chiếc xe đẩy bán thức ăn như thế. Chúng làm tôi nhớ đủ thứ. Trước năm 1975, ở Đà Nẵng, tôi thấy nhiều nhất là những người bán hàng gánh. Sau, vào Sài Gòn, thấy cả hai: cả hàng gánh lẫn xe đẩy. Phần lớn các gánh hàng rong bán từ sáng đến tối; tuy nhiên, có một số món hình như thích hợp với một thời điểm nhất định trong ngày, như xôi vào buổi sáng, tàu hủ nước đường vào buổi trưa và trứng vịt lộn vào buổi tối. Trên các xe đẩy thường có một cái lục lạc lúc nào cũng leng keng để thu hút sự chú ý của mọi người. Nhưng người bán hàng gánh thì phải rao. Nơi rao hàng hay nhất là ở Sài Gòn. Và ở Sài Gòn, nơi rao hàng hay nhất là ở các bến xe đò. Người ta rao có vần có điệu và lên bổng xuống trầm. Nghe như hát. “Bánh mì nóng hổi, vừa thổi vừa ăn đđââ..y…., bà con ơi!” Đại khái thế. Ở miền Trung, ít nhất ở Quảng Nam và Đà Nẵng, người ta thường rất kiệm lời khi rao. Thường chỉ một hai chữ, kiểu “Xôi đây!” “Tàu hủ đây!” hay “Hột vịt lộn đây!” Buổi tối, càng về khuya, người bán hàng càng mỏi mệt, lời rao càng ngắn lại, có khi cụt ngủn, chỉ còn một chữ. Buồn cười nhất là, với chữ “hột vịt lộn”, người ta thường giữ lại chữ “lộn” chứ không phải là “trứng”, “hột” hay “vịt”. Giữa đêm vắng lặng, chỉ nghe vang lên, lề nhề, mỏi mệt, rã rượi một chữ “lộn” ngân dài. Dài đến nỗi dấu nặng thành dấu huyền. Có lần, ông anh tôi đang học thi tú tài, nghe như vậy, cười đùa: “Trời, giữa khuya mà nghe hoài một chữ như vậy làm sao mà tập trung học đây, hả Trời?” Mọi người cười ồ. Năm ấy anh thi rớt. Chẳng biết có phải vì cái tiếng rao bán hột vịt lộn ấy hay không.
Trong các xe đẩy bán thức ăn ở Bangkok, tôi chú ý nhất đến những chiếc xe đẩy có lò than, trên đó, có vô số thứ được nướng, khói bay nghi ngút và mùi thơm toả ngào ngạt. Một lần, đang đi bộ, tôi thấy một chiếc xe đẩy đi qua với những củ khoai nướng thơm lừng, tự nhiên đâm ra thèm nôn nao. Hồi nhỏ, tôi cũng thường ăn khoai lang nướng. Chỉ có điều là hồi ấy, khoai không được đặt trên các vĩ sắt. Mà bỏ ngay trên bếp củi hoặc lụi dưới đống tro nóng, ở trên lửa vẫn cháy rừng rực. Lúc moi củ khoai ra, vỏ nó cháy đen và đầy tro than. Nhưng chẳng sao cả. Đầu tiên là phủi hết tro; sau đó, lột lớp vỏ cháy bỏ: chỉ còn thịt khoai thơm ngát. Lớn lên, nhất là từ lúc ra ngoại quốc, tôi chưa bao giờ được ăn khoai lang nướng. Lâu lâu, hoạ hoằn được ăn khoai luộc. Nhưng luộc khác nướng. Khoai luộc không có mùi thơm hấp dẫn như khoai nướng. Hôm ấy, nhìn chiếc xe đẩy có mấy củ khoai nướng, tôi bỗng thấy thèm lạ lùng. Bỗng nảy ra ý định mua vài củ. Nhưng lúc ấy người bán hàng đã đi khá xa. Hụt. Đúng lúc tôi đang tiếc hùi hụi như vậy thì một chiếc xe khác trờ tới. Cũng có lò nướng và có mấy củ gì đó ở trên, cháy đen. Tôi vẫy ngay lại. Té ra không phải khoai lang. Mà là chuối nướng. Tôi đang phân vân, người bán hàng hỏi, bằng tiếng Việt: “Anh là người Việt hả?” Ồ, trời ơi, đang nhớ khoai lang nướng, nhớ tuổi thơ, nhớ Việt Nam, mà được nghe tiếng Việt, tôi thấy xúc động vô cùng. Hỏi: “Chị sống ở đây lâu chưa?” Đáp: “21 năm.” Tự nhiên tôi lại buộc miệng hỏi vô duyên: “Tại sao chị qua đây sống vậy?” Chị bán hàng, trả lời tôi một cách lấp ngượng ngùng: “Em qua đây để buôn bán làm ăn.” Tôi nhìn chị. Chị khoảng dưới 40 tuổi, gầy guộc, đen đúa, mồ hôi vã ra ướt đẫm trên mặt và trên cổ. Quánh đặc giữa những giọt mồ hôi ấy là bụi và tro. Toát lên lồ lộ từ mặt mũi đến thân hình chị là cái nghèo và cái khổ. Nhìn chị là thấy ngay sự lam lũ. Không hiểu tại sao, tôi liên tưởng ngay đến những người vượt biên đến Thái Lan nhưng không được nhận tị nạn ở các nước thứ ba. Một số người bị cưỡng bức về Việt Nam. Một số người khác, bằng cách nào đó, ở lại Thái Lan sống qua ngày. Chị là một trong số những người ấy chăng? Tôi không hỏi và cũng không biết. Sau khi mua mấy trái chuối nướng, từ giã chị, tôi cứ bị hình ảnh của chị ám ảnh mãi. Một người phụ nữ nghèo nàn lam lũ vất vả ở nước ngoài. Tôi nhớ nét rạng rỡ trên khuôn mặt chị khi hỏi “Anh là người Việt hả?” và nét lúng túng tần ngần trước câu hỏi vô duyên “Tại sao chị qua sống ở Thái Lan?” của tôi.
Tôi nhớ đến một người anh họ, cuối thập niên 1980, vượt biên sang Thái Lan, bị từ chối quyền tị nạn. Anh mổ bụng phản đối. Nhưng cuối cùng, anh cũng bị buộc quay về Việt Nam. Ở Việt Nam, anh phải chịu đựng bao nhiêu điều khốn khổ. May, hơn 10 năm sau, anh và cả gia đình được sang Mỹ theo một quy chế đặc biệt nào đó. Anh em và bạn bè cứ trêu anh: Không ai đi vượt biên lâu như anh. Mất hơn 10 năm mới tới được nơi mình muốn. Chỉ tiếc lúc ấy anh đã khá lớn tuổi để có thể làm những gì mình mơ ước.
Đến Thái Lan, chưa kịp vui, đã thấy buồn hiu hắt.
***
Chú thích:
Ra khỏi máy bay, bước vào phòng trình hộ chiếu, lại thấy những gương mặt nhân viên cửa khẩu lạnh lùng không hề cười với khách. Lạ, Thái Lan nổi tiếng là mảnh đất của nụ cười (land of smiles), vậy mà nhân viên cửa khẩu, những người đại diện đầu tiên cho đất nước tiếp xúc với khách quốc tế lại mang những bộ mặt công chức rất vô cảm. Trong khi đứng chờ, tôi nhìn quanh: người nào cũng thế. Cũng làm việc như một cái máy, cắm cúi với chiếc computer trước mặt. Không chào. Không hỏi. Và không cười. Thậm chí, cũng không ngước lên nhìn khách. Đúng hơn, họ nhìn mặt khách trên màn ảnh computer được nối với một ống kính gắn sẵn trên bàn. Nhìn họ, tôi nhớ đến Việt Nam. Chỉ khác ở Việt Nam một điểm: họ không chứng tỏ quyền uy. Họ chỉ muốn đóng vai một công chức chăm chỉ và nhanh nhẹn dù phải hy sinh một chút thân thiện. Vậy thôi.
Bước ra khỏi phi trường, dù mới 7 giờ sáng, đã thấy cái không khí hầm hập ập vào người, như muốn vắt kiệt mồ hôi của mình. Như ở Sài Gòn. Xe chạy được một hai phút, ở ngay đầu xa lộ vào thành phố, đã thấy một chiếc cổng lớn với hàng chữ viết bằng tiếng Anh “Long live the king” (Hoàng đế vạn tuế). Giống hệt câu “Hồ Chủ tịch muôn năm” ở Việt Nam. Sau này, đi nhiều địa điểm ở Bangkok, tôi thấy cái khẩu hiệu ấy xuất hiện hầu như ở khắp nơi. Ngoài đường. Trong công sở. Ở cả một số trung tâm thương mại. Và trên… internet. Ở phi trường, muốn dùng Wi-Fi để vào internet, trên trang đánh tên người sử dụng và mật mã, có hình của vua và câu “Long live the king” nằm chình ình trước mặt.
Là một nước đang phát triển, Thái Lan cũng có cái vẻ gì bừa bộn ngổn ngang. Như Việt Nam. Hệ thống xa lộ khá tốt. Chằng chịt. Chắc chắn là tốt hơn Việt Nam rất nhiều. Nhưng nhìn hai bên đường bê tông cốt sắt đồ sộ và hiện đại, lại thấy những dãy nhà lụp xụp tồi tàn bên cạnh những hàng cây, phần nhiều là dừa, chuối và cây dại còi cọc, quặt quẹo, khô cằn. Như Việt Nam. Ngay cả ở những khu phố lớn cũng vậy. Bên cạnh những toà building nguy nga và lộng lẫy là những khu nhà cũ kỹ, lở lói hoặc những dãy hàng quán lởm chởm được che bằng những mảnh ny lông hay vải bạt tạm bợ nhem nhuốc, ở đó, những người bán hàng, nếu không có khách, thường ngồi ăn uống xì xụp hoặc ngủ gà ngủ gật. Trong cái gọi là bừa-bộn-ngổn-ngang, khoảng cách giữa các cực đối lập ở Thái Lan lớn hơn ở Việt Nam: Về độ phát triển đô thị, Thái Lan phát triển sớm và nhanh hơn Việt Nam; nhưng dấu vết của đời sống tiền-đô thị ở Thái Lan lại còn nhiều hơn ở Việt Nam.
Một trong những dấu vết tiền-đô thị ấy là văn hoá ẩm thực ngoài đường (street food). Ngoài đường chứ không phải trong tiệm. Cái gọi là ngoài đường này có hai mức độ: nửa ngoài đường (nơi chế biến thức ăn nằm trong nhà nhưng khách thì ngồi dọc theo lề đường) và hoàn toàn ngoài đường (cả chủ lẫn khách, cả nơi chế biến lẫn nơi tiêu thụ đều nằm hẳn ngoài đường). Ở Việt Nam, trong khi hình thức nửa ngoài đường vẫn còn tiếp tục; hình thức hoàn toàn ngoài đường thì rõ ràng càng ngày càng giảm: Họ là đối tượng xua đuổi của công an. Ở Bangkok, ngược lại, hình thức thứ hai vẫn còn nhiều. Ở đâu cũng thấy những người đẩy xe bán hoặc trái cây tươi (tôi thấy nhiều nhất là xoài, măng cụt, bòn bon và thanh long) hoặc các loại đồ nướng (chuối, bắp, mực và ốc), v.v… Tôi để ý thấy khách ăn hàng phần lớn là những người lao động hoặc học sinh, chủ yếu là nữ sinh. Người ta hoặc vừa đi vừa ăn hoặc ngồi bệt xuống đất ăn. Cảnh, trông hơi hơi nhếch nhác. Nhưng nhiều người lại bênh vực, cho chính những điều đó đã tạo nên cái hồn cho Bangkok, tạo ra sự sống và sức thu hút của Bangkok, làm cho Bangkok khác hẳn các thành phố đã hoàn tất quá trình đô thị hoá khác ở Tây phương cũng như ở Đông phương. Cách đây mấy năm, tôi đã nghe một người bạn đồng nghiệp, vốn là chuyên gia về Thái Lan, nói điều ấy. Thú thực, tôi không có ý kiến gì rõ rệt. Đó là một sự chọn lựa mà bên nào cũng phải trả giá. Để cảnh buôn gánh bán bưng dày đặc như thế, thành phố được chút nhân tình nhưng lại mất khá nhiều vẻ thẩm mỹ và cả vệ sinh. Nhưng vì vấn đề thẩm mỹ và vệ sinh, dẹp các gánh hàng và xe đẩy ấy đi, thì những người nghèo khổ kia sẽ đi đâu và làm gì để sinh sống? Chúng ta từng biết, ở Việt Nam, chẳng hạn, trước mỗi cuộc hội nghị lớn có nhiều khách khứa quốc tế, công an lại đi lùng sục bắt bớ những người vô gia cư trên các lề đường rồi chở họ đi đâu đó. Đâu là đâu? Tôi không nghe ai nói cả. Chỉ biết là nơi nào đó khuất mắt mọi người. Ở đó họ sống ra sao, không ai thèm biết.
Với riêng tôi, hôm đầu tiên đến Bangkok, đi ngoài đường, điều quyến rũ tôi nhất chính là những chiếc xe đẩy bán thức ăn như thế. Chúng làm tôi nhớ đủ thứ. Trước năm 1975, ở Đà Nẵng, tôi thấy nhiều nhất là những người bán hàng gánh. Sau, vào Sài Gòn, thấy cả hai: cả hàng gánh lẫn xe đẩy. Phần lớn các gánh hàng rong bán từ sáng đến tối; tuy nhiên, có một số món hình như thích hợp với một thời điểm nhất định trong ngày, như xôi vào buổi sáng, tàu hủ nước đường vào buổi trưa và trứng vịt lộn vào buổi tối. Trên các xe đẩy thường có một cái lục lạc lúc nào cũng leng keng để thu hút sự chú ý của mọi người. Nhưng người bán hàng gánh thì phải rao. Nơi rao hàng hay nhất là ở Sài Gòn. Và ở Sài Gòn, nơi rao hàng hay nhất là ở các bến xe đò. Người ta rao có vần có điệu và lên bổng xuống trầm. Nghe như hát. “Bánh mì nóng hổi, vừa thổi vừa ăn đđââ..y…., bà con ơi!” Đại khái thế. Ở miền Trung, ít nhất ở Quảng Nam và Đà Nẵng, người ta thường rất kiệm lời khi rao. Thường chỉ một hai chữ, kiểu “Xôi đây!” “Tàu hủ đây!” hay “Hột vịt lộn đây!” Buổi tối, càng về khuya, người bán hàng càng mỏi mệt, lời rao càng ngắn lại, có khi cụt ngủn, chỉ còn một chữ. Buồn cười nhất là, với chữ “hột vịt lộn”, người ta thường giữ lại chữ “lộn” chứ không phải là “trứng”, “hột” hay “vịt”. Giữa đêm vắng lặng, chỉ nghe vang lên, lề nhề, mỏi mệt, rã rượi một chữ “lộn” ngân dài. Dài đến nỗi dấu nặng thành dấu huyền. Có lần, ông anh tôi đang học thi tú tài, nghe như vậy, cười đùa: “Trời, giữa khuya mà nghe hoài một chữ như vậy làm sao mà tập trung học đây, hả Trời?” Mọi người cười ồ. Năm ấy anh thi rớt. Chẳng biết có phải vì cái tiếng rao bán hột vịt lộn ấy hay không.
Trong các xe đẩy bán thức ăn ở Bangkok, tôi chú ý nhất đến những chiếc xe đẩy có lò than, trên đó, có vô số thứ được nướng, khói bay nghi ngút và mùi thơm toả ngào ngạt. Một lần, đang đi bộ, tôi thấy một chiếc xe đẩy đi qua với những củ khoai nướng thơm lừng, tự nhiên đâm ra thèm nôn nao. Hồi nhỏ, tôi cũng thường ăn khoai lang nướng. Chỉ có điều là hồi ấy, khoai không được đặt trên các vĩ sắt. Mà bỏ ngay trên bếp củi hoặc lụi dưới đống tro nóng, ở trên lửa vẫn cháy rừng rực. Lúc moi củ khoai ra, vỏ nó cháy đen và đầy tro than. Nhưng chẳng sao cả. Đầu tiên là phủi hết tro; sau đó, lột lớp vỏ cháy bỏ: chỉ còn thịt khoai thơm ngát. Lớn lên, nhất là từ lúc ra ngoại quốc, tôi chưa bao giờ được ăn khoai lang nướng. Lâu lâu, hoạ hoằn được ăn khoai luộc. Nhưng luộc khác nướng. Khoai luộc không có mùi thơm hấp dẫn như khoai nướng. Hôm ấy, nhìn chiếc xe đẩy có mấy củ khoai nướng, tôi bỗng thấy thèm lạ lùng. Bỗng nảy ra ý định mua vài củ. Nhưng lúc ấy người bán hàng đã đi khá xa. Hụt. Đúng lúc tôi đang tiếc hùi hụi như vậy thì một chiếc xe khác trờ tới. Cũng có lò nướng và có mấy củ gì đó ở trên, cháy đen. Tôi vẫy ngay lại. Té ra không phải khoai lang. Mà là chuối nướng. Tôi đang phân vân, người bán hàng hỏi, bằng tiếng Việt: “Anh là người Việt hả?” Ồ, trời ơi, đang nhớ khoai lang nướng, nhớ tuổi thơ, nhớ Việt Nam, mà được nghe tiếng Việt, tôi thấy xúc động vô cùng. Hỏi: “Chị sống ở đây lâu chưa?” Đáp: “21 năm.” Tự nhiên tôi lại buộc miệng hỏi vô duyên: “Tại sao chị qua đây sống vậy?” Chị bán hàng, trả lời tôi một cách lấp ngượng ngùng: “Em qua đây để buôn bán làm ăn.” Tôi nhìn chị. Chị khoảng dưới 40 tuổi, gầy guộc, đen đúa, mồ hôi vã ra ướt đẫm trên mặt và trên cổ. Quánh đặc giữa những giọt mồ hôi ấy là bụi và tro. Toát lên lồ lộ từ mặt mũi đến thân hình chị là cái nghèo và cái khổ. Nhìn chị là thấy ngay sự lam lũ. Không hiểu tại sao, tôi liên tưởng ngay đến những người vượt biên đến Thái Lan nhưng không được nhận tị nạn ở các nước thứ ba. Một số người bị cưỡng bức về Việt Nam. Một số người khác, bằng cách nào đó, ở lại Thái Lan sống qua ngày. Chị là một trong số những người ấy chăng? Tôi không hỏi và cũng không biết. Sau khi mua mấy trái chuối nướng, từ giã chị, tôi cứ bị hình ảnh của chị ám ảnh mãi. Một người phụ nữ nghèo nàn lam lũ vất vả ở nước ngoài. Tôi nhớ nét rạng rỡ trên khuôn mặt chị khi hỏi “Anh là người Việt hả?” và nét lúng túng tần ngần trước câu hỏi vô duyên “Tại sao chị qua sống ở Thái Lan?” của tôi.
Tôi nhớ đến một người anh họ, cuối thập niên 1980, vượt biên sang Thái Lan, bị từ chối quyền tị nạn. Anh mổ bụng phản đối. Nhưng cuối cùng, anh cũng bị buộc quay về Việt Nam. Ở Việt Nam, anh phải chịu đựng bao nhiêu điều khốn khổ. May, hơn 10 năm sau, anh và cả gia đình được sang Mỹ theo một quy chế đặc biệt nào đó. Anh em và bạn bè cứ trêu anh: Không ai đi vượt biên lâu như anh. Mất hơn 10 năm mới tới được nơi mình muốn. Chỉ tiếc lúc ấy anh đã khá lớn tuổi để có thể làm những gì mình mơ ước.
Đến Thái Lan, chưa kịp vui, đã thấy buồn hiu hắt.
***
Chú thích:
- Tháng 2, ở Úc còn là mùa hè. Các trường đại học đến ngày 27 tháng 2 mới mở cửa lại.
- Một đô Úc (và Mỹ) ăn hơn 30 đồng baht.
Theo: Nguyễn Hưng Quốc’s blog
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét