"Chúng tôi đã có đơn liệt kê bảy điểm yêu cầu bồi thường giá trị sử dụng đất, công trình vật kiến trúc và tài sản trên đất, bồi thường về thiệt hại về việc dừng đầu tư, bồi thường về nhân công thất nghiệp và công cụ sản xuất. ….”
“Chúng tôi yêu cầu Ủy ban Nhân dân Huyện Tiên Lãng bồi thường các khoản vay mà gia đình đi vay vì không có điều kiện sản xuất”.
Ông Luân cho biết các khoản đòi bồi thường, dự kiến lên tới khoảng 78 tỷ đồng (tương đương 3.75 triệu đôla), thuộc vụ án hành chính chứ không liên quan tới các hành vi hủy hoại tài sản công dân, thuộc phạm vi vụ án hình sự.
"Cả chính quyền lớn như vậy mà không ai hỏi thăm chia sẻ kể cả ngày Tết và đến cả lúc này là không lành mạnh và không đẹp."
Vũ Văn Luân, Liên Chi hội Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ Huyện Tiên
Lãng
Ông Luân cho biết ông là Phó Chủ tịch Liên Chi hội Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ Huyện Tiên Lãng, và ông Vươn nguyên là Chủ tịch.
Chính gia đình ông Luân cũng nhận một quyết định cưỡng chế vào cùng ngày xảy ra vụ cưỡng chế đất gia đình ông Vươn.
"Quyết định cưỡng chế gia đình ông Vươn mang số 337 và quyết định cưỡng chế gia đình nhà tôi mang số 338. Chương trình là sáng họ cưỡng chế ông Vươn thì chiều cưỡng chế tôi nhưng sau đó thành phố không cho làm nữa”.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC hồi tháng Ba, ông Luân đã phản bác các cáo buộc "lấn chiếm đất" và "trốn thuế" nhắm tới gia đình ông Vươn và mô tả đây là hành động Bấm ‘gắp lửa bỏ tay người’ của chính quyền Tiên Lãng.
'Không lành mạnh'
“Như thế là cản trở hoạt động tư pháp”, ông nói với BBC
Ông Vươn đòi bồi thường 3,75 triệu đôla
Tòa án Nhân dân huyện Tiên Lãng thụ lý vụ kiện hành chính
trong đó gia đình ông Vươn kiện đòi bồi thường 78 tỷ đồng.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash
Player mới nhất để nghe/xem.
“Liên chi hội hỏi thăm có quà cho các chiến sỹ bị thương trong vụ xô xát, nhưng cả chính quyền lớn như vậy mà không ai hỏi thăm, chia sẻ [cho gia đình ông Vươn], kể cả ngày Tết và đến cả lúc này”.
“Như thế là không lành mạnh và không đẹp”, ông Luân nói.
Báo chí trong nước bị cơ quan của Bấm Đảng phê tường thuật "không khách quan" về vụ cưỡng chế trong khi Đại sứ Vương Quốc Anh ra blog bày tỏ kỳ vọng cách đưa tin trong vụ Đoàn Văn Vươn sẽ quyết định Bấm tương lai cho ngành truyền thông bị chính phủ kiểm duyệt.
Vào tháng trước Bộ Tài nguyên và Môi trường ra công văn gửi chính quyền thành phố Hải Phòng khẳng định nhà nước tiếp tục cho ông Vươn tiếp tục được sử dụng đất với diện tích 17,64 ha còn lại theo hình thức thuê đất.
Công văn "hướng dẫn việc sử dụng đất của ông Đoàn Văn Vươn" hôm 25/4/2012 nêu ý kiến chính thức của Bộ này, nhắc lại kết luận của Thủ tướng Chính phủ khẳng định quyết định giao diện tích đất (21 ha, sau thu hồi 3,36 ha còn lại 17,64 ha) hồi năm 1993 là phù hợp với quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm ban hành.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra kết luận hôm 10/2 khẳng định chính quyền và lãnh đạo ở các cấp huyện và thành phố Hải Phòng đã có một số sai phạm nghiêm trọng trong vụ cưỡng chế gây ra nhiều "bất bình" trong công chúng.
Trong lúc ông Đoàn Văn Vươn và một số thành viên của gia đình ông tiếp tục bị tạm giam và chuẩn bị ra tòa, một số quan chức huyện Tiên Lãng và thành phố Hải Phòng đã Bấm chịu kỷ luật từ phê bình, khiển trách, tới Bấm cách chức, điều chuyển công tác.
Gần đây tại Việt Nam tiếp tục xảy ra nhiều điểm nóng xung đột đất đai giữa chính quyền và nhân dân, nổi bật nhất, sau Bấm vụ việc ở Tiên Lãng, là vụ xung đột giữa chính quyền và nông dân trong vụ cưỡng chế đất ở khu đô thị sinh thái Ecopark ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 20 và 24 tháng Tư.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét