Pages

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Cơ quan chống tham nhũng nên đặt ở đâu?

Trần Huy Thuận

…Bởi Đảng vốn xưa nay chỉ lãnh đạo bằng CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI, Đảng không LÀM THAY, Đảng không phải là cơ quan HÀNH PHÁP, mà Ban PCTN dứt khoát phải là một Tổ chức có đầy đủ quyền lực pháp quyền, mới có hy vọng chống được bè lũ quan tham – GIẶC NỘI XÂM!.. Mới đây, ngày 11/5/2012, khi được phóng viên báo Đại Đoàn Kết hỏi: “Xin ông cho biết, quan điểm của cá nhân ông về mô hình tổ chức về phòng chống tham nhũng (PCTN) hiện nay?”, Viện sĩ Trương Công Phú, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Kinh tế – UBTƯMTTQ Việt Nam trả lời: “Các vụ tham nhũng tiêu cực thường xảy ra ở cơ quan Hành pháp là nhiều hơn.
Ở các cơ quan Tư pháp cũng có nhưng ít hơn, còn ở cơ quan Lập pháp là ít nhất. Vì thế theo tôi nên để Quốc hội quản lý vấn đề phòng phòng tham nhũng. Và quan điểm của tôi là nên có một Ban có bộ máy giúp việc hoàn toàn độc lập nhưng trực tiếp phải do Chủ tịch Quốc hội phụ trách, hoặc là do một đồng chí trong Quốc hội có chức danh là Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách Ban này. Ban có bộ máy giúp việc hoàn toàn độc lập có nghĩa là các thành viên trong Chính phủ hay cơ quan Tư pháp không là thành viên trong Ban này để phòng chống tham nhũng được khách quan hơn”.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Tiếp đó, các cụ Lảo thành Cách mạng CLB Thăng Long (Hà Nội), nơi sinh hoạt của 1600 cán bộ hưu trí , nguyên là các cán bộ trung cao cấp ở các cơ quan Trung ương và Hà Nội nêu ý kiến: “… cần thành lập Ủy ban đặc trách PCTN quốc gia, độc lập với cơ quan Nhà nước, có quyền hạn và trách nhiệm cao, có hệ thống tập trung thống nhất ở Trung ương và các khu vực ”.
Về vấn đề này, chúng ta còn nhớ: Vào năm 2005, khi Quốc Hội (Khóa XI, kỳ họp 8) chuẩn bị thông qua “LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG”, có Đại biểu đã đặt vấn đề không nên để Ban Phòng chống tha nhũng (PCTN) trực thuộc Chính phủ. Nhưng ông Chủ tịch QH lúc đó đã bài bác bằng luận cứ: “Đã giao CP chân ga thì phải giao luôn chân phanh”. Luận cứ đó thoáng nghe có vẻ dân dã và hợp lý, nhưng người ta đã quên rằng, đúng, đã là một cỗ xe hoàn chỉnh thì phải có đủ “chân ga”, “chân phanh”; nhưng một khi ý thức người tham gia giao thông kém, thì qua ngã tư, ngã ba, dù có đèn đỏ, họ vẫn chỉ dùng mỗi “chân ga” để vượt lên trước. Do đó, phải cần đến Cảnh sát (độc lập với người lái xe) trông coi việc thi hành pháp luật của các đối tượng tham gia giao thông, xử phạt những kẻ không chấp hành.
Cuối cùng, điều 73 Luật PCTN đã được thông qua.
Đến nay, Đảng quyết định đưa Ban PCTN về trực thuộc Bộ Chính trị, đã phần nào chứng minh cho điều “không nên vừa đá bóng vừa thổi còi” là hoàn toàn đúng đắn. Chỉ tiếc rằng, một chân lý đơn giản, dễ hiểu, dễ thấy như vậy, mà phải mất tới 7 năm (2005 – 2012) mới được công nhận!
Tuy vậy, quan điểm của các Cụ CLB Thăng Long: “… cần thành lập Ủy ban đặc trách PCTN quốc gia, độc lập với cơ quan Nhà nước, có quyền hạn và trách nhiệm cao, có hệ thống tập trung thống nhất ở Trung ương và các khu vực ”, vẫn cần được nghiên cứu. Bởi Đảng vốn xưa nay chỉ lãnh đạo bằng CHỦ TRƯƠNG, ĐƯỜNG LỐI, Đảng không LÀM THAY, Đảng không phải là cơ quan HÀNH PHÁP, mà Ban PCTN dứt khoát phải là một Tổ chức có đầy đủ quyền lực pháp quyền, mới có hy vọng chống được bè lũ quan tham – GIẶC NỘI XÂM!…

Không có nhận xét nào: