Trong buổi gặp gỡ giao lưu các hãng thông tấn xã
có trụ sở hoặc văn phòng đại diện đóng trên địa bàn tỉnh Thừa thiên – Huế, Giám
đốc Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế chỉ trích chiến lược tẩy chay dịch vụ
Viettel của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế và Giám đốc Chi nhánh Viettel Thừa
thiên – Huế gọi Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế là kẻ “ăn cháo, đái bát”.
Tuy nhiên 70.000 khách hàng viễn thông của Công ty
Điện lực Thừa thiên – Huế với doanh thu gần 30 tỷ mỗi năm có chuyển qua mạng
VNPT Thừa thiên – Huế thì chỉ là số nhỏ so với doanh thu hơn 1.000 tỷ mỗi năm
của Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế.
Chính phủ lo ngại Tập đoàn Điện lực Việt Nam phá
sản sẽ ảnh hưởng đến an ninh năng lượng và Chính phủ phải điều chuyển các khoản
nợ viễn thông của Tập đoàn Điện lực Việt Nam sang Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Viettel, chỉ riêng khoản nợ của EVNTelecom là 12.000 tỷ và khoản nợ của các đơn
vị Điện lực cũng không dưới 10.000 tỷ.
Tài sản của EVNTelecom theo sổ sách kế toán là
15.000 tỷ, nhưng giá trị thực của tài sản này rất thấp. Tập đoàn Viettel cũng
chưa biết nên tái sử dụng tài sản mạng CDMA 450 MHz của EVNTelecom như thế nào,
có ý kiến cho rằng chuyển mạng CDMA 450 MHz sang lắp đặt tại Haiti và cũng để
tránh dẫm lên “vết xe đổ” của Tập đoàn EVN về vấn đề thiết bị đầu cuối có nên
thu hồi hơn 2 triệu thiết bị đầu cuối CDMA 450 MHz tân trang lại tái sử dụng tại
Haiti.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các Tổng công
ty Điện lực, Tổng công ty Truyền tải đầu tư hạ tầng cáp quang, cột anten và nhà
trạm cho EVNTelecom thuê với giá trị thuê được tính theo tài sản khấu hao dài 15
năm nhưng không tính lãi vay, trong khi đó các Tổng công ty Điện lực và Tổng
công ty Truyền tải phải khấu hao 10 năm theo quy định của Chính phủ, thậm chí
trong 2 năm 2010 và 2011 Tập đoàn Điện lực Việt Nam yêu cầu thực hiện khâu hao
tài sản viễn thông 5 năm và lấy từ chi phí sản xuất kinh doanh điện.
Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế riêng đầu tư dự
án mạng 3G giai đoạn 2 của gần 70 vị trí với số tiền đầu tư gần 50 tỷ, trong năm
2011 Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã khấu hao gần 10 tỷ. Dự án hạ tầng 3G
giai đoạn 2 mặc dù chưa được lắp thiết bị và Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế
đã khấu hao gần 10 tỷ lấy từ chi phí sản xuất kinh doanh điện. Tuy nhiên giá trị
tài sản còn lại là 40 tỷ vẫn chưa đúng giá trị thực của nó và cơ quan điều tra
đang yêu cầu Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế đánh giá lại tài sản để truy tố
tội tham nhũng của Giám đốc Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế.
Trong dự án 3G giai đoạn 2, Ông Phan Vinh Giám
đốc Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế cũng có đầu cơ đất hơn 10 vị trí để cho
thuê lắp đặt trạm 3G. Tuy nhiên diện tích đất nhỏ nên chỉ lắp đặt được cột anten
20 m và các vị trí có địa hình rất trũng để đất mua với giá rẻ, nhưng giá thuê
có vị trí lên tới 10 triệu đồng mỗi tháng.
Nhiều vị trí cột anten Công ty Điện lực Thừa
thiên – Huế xây dựng nhưng Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế không thể sử dụng
được do không đảm bảo chất lượng và phải tháo dỡ. Vừa qua đã xảy ra tình trạng
người dân khiếu kiện phải đền bù hợp đồng và hoàn trả lại mặt bằng khi tháo dỡ
cột anten. Chỉ tính riêng cho mỗi vị trí phải đền bù 9 năm còn lại của hợp đồng
khoảng 60 triệu/năm tương ứng với 540 triệu cho 9 năm thì hơn 50 vị trí thuộc dự
án hạ tầng 3G giai đoạn 2 phải đề bù với số tiền gần 30 tỷ, đó là chưa tính chi
phí hoàn trả mặt bằng.
Giám đốc Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế rất
bức xúc việc Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đẩy trách nhiệm sang Chi nhánh
Viettel Thừa thiên – Huế. Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đầu tư công trình
chất lượng kém không thể sử dụng được, thực ra giá trị thực dự án 3G giai đoạn 2
do Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế đầu tư có giá trị chỉ khoảng 25 tỷ và Công
ty Điện lực Thừa thiên – Huế đã quyết toán dư để đội giá trị công trình lên.
Người dân khiếu kiện đền bù hợp đồng và hoàn trả mặt bằng khi tháo dỡ cột anten
và nhà trạm thì hãy kiện Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế còn Chi nhánh Viettel
Thừa thiên – Huế không dính dáng đến vấn đề này.
Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế đang tiến hành
ngầm cáp trên địa bàn Thành phố Huế và các thị xã trên địa bàn tỉnh Thừa thiên –
Huế. Bên cạnh đó, Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế cũng đang tiến hành trồng
trụ để tách cáp ra khỏi cột điện của Điện lực. Do vậy qua năm 2013, chi phí thuê
cột điện treo cáp viễn thông của Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế là không
đáng kể.
Hành động “ăn cháo, đái bát” của Công ty Điện lực
Thừa thiên – Huế phải được lên án để mọi người dân có thể hiểu rõ. Những việc
làm vô ích của Công ty Điện lực Thừa thiên – Huế như vận động CBCNV tẩy chay
dịch vụ viễn thông của Chi nhánh Viettel Thừa thiên – Huế và tuyên truyền quảng
bá dịch vụ VNPT Thừa thiên – Huế. Thị trường dựa vào chất lượng dịch vụ, chăm
sóc khách hàng sau bán hàng và doanh thu hơn 1.000 tỷ năm 2011 của Chi nhánh
Viettel Thừa thiên – Huế đã nói lên tất cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét