Có gì cấm kỵ khi các nhà báo trong nước viết về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn? Một
trong những điều cấm kỵ khi viết về nhạc sĩ quá cố naỳ là: Đảng Cộng Sản Việt
Nam không muốn nhắc tới và cũng không muốn đọc thấy tên của ca sĩ Khánh
Ly.
Đó là một tiết lộ được một nhạc sĩ quốc nội nói
khi trả lời một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh Úc Châu.
Đặc biệt,
Đảng CSVN yêu cầu báo chí đề cao một ca sĩ thế hệ trẻ, cô Hồng Nhung, mỗi khi
viết về Trịnh Công Sơn.
Người ta không được nhà nước giải thích rõ tại
sao nhà nước Hà nội không muốn nghe tên ca sĩ Khánh Ly bên cạnh tên nhạc sĩ
Trịnh Công Sơn.
Một tiết lộ khác nữa là, chính phủ CSVN hiện nay kiểm
soát báo chí qua lệnh miệng, nói qua điện thoại... và như thế là xóa đi dầu tích
kềm kẹp báo chí.
Bài phỏng vấn có nhan đề “Viết lách ở Việt Nam” do đài
Úc Châu thực hiện trong những ngày của tuần lễ Tự Do Báo Chí, trích như
sau:
“...Ở Việt Nam không phải báo chí không tự do. Báo chí tại đất nước
này đang giống như một trái bong bóng được thổi căng rồi bóp lại. Phần phì ra
của quả bóng giống như báo chí lá cải, khai thác các khía cạnh của đời sống như:
tình dục, ma quỷ, tôn giáo, bí ẩn… nở rộ. Đây là điều cấm kỵ đối với văn hóa xã
hội chủ nghĩa trước đây. Còn phần về chính trị, xã hội đang bị bóp nghẹt lại.
Nhạc sĩ Tuấn Khanh, đã có nhiều năm làm báo chuyên nghiệp, hiện đang là một
người viết báo tự do, viết blog, sắc sảo nhận xét...
Với lĩnh vực chính
trị, xã hội… một phóng viên S (*) đang làm việc cho tờ nhật báo của Đảng bộ
Thành phố Hồ Chí Minh nói: Không phải cái nào cũng viết như những gì mình nắm
được. Luôn phải ngó trước, ngó sau, vừa an toàn cho mình và cũng đúng chủ
trương.
Ở khía cạnh người viết blog, nhạc sĩ Tuấn Khanh chia sẻ ông đã
nhiều lần bị an ninh gọi lên vì viết blog. Các trang blog của ông bị yêu cầu
phải đóng cửa. Họ kiểm duyệt từng bài, mỗi một bài là một thư mời. Điều này
không chỉ xảy ra với riêng ông mà nhiều người viết lách khác cũng gặp khó khăn
như vậy.
Một năm trước, nhà thơ Bùi Chát, người chủ trương tự do in ấn
tác phẩm của mình với "Nhà xuất bản Giấy Vụn" đã được Hiệp hội Các nhà xuất bản
Quốc tế IPA trao giải thưởng Xuất bản Tự do. Tuy nhiên, sau khi nhận giải từ
thành phố Buenos Aires (Argentina) trở về, ông đã bị tịch thu giải thưởng và bản
thân cũng bị tạm giữ vài ngày...
Nhà báo T cho biết bây giờ cơ quan quản
lý không cần kiểm duyệt bằng văn bản, mà thay vào đó là lệnh miệng. Năm trước
(2011), họ yêu cầu ban biên tập không nên đăng, dừng lại một vấn đề, tuyến bài
nào đó chỉ bằng một cú điện thoại, hoặc tin nhắn. Năm nay lại thêm cách yêu cầu
đăng như thế nào, bài hay tin, trang mấy. Do đó, không có gì lạ nếu sáng ra mở
báo thấy các tờ báo đều có tin giống nhau về một vấn đề rất có tính báo chí.
"Do vậy, bản lĩnh hiện nay của một tờ báo phụ thuộc rất lớn vào chóp bu
lãnh đạo của tờ báo đó. Vì thế, vẫn có những tờ báo đăng bài ngoại lệ, tuy nhiên
thường sau đó bị yêu cầu sửa chữa hoặc "rút" xuống", nhà báo T nói.
Cũng
theo nhạc sĩ Tuấn Khanh, báo chí còn có những điều cấm kỵ rất mơ hồ. Chẳng hạn
khi viết về Trịnh Công Sơn thì tốt nhất phải ít hoặc không nói đến Khánh Ly, mà
thay vào đó nên nói đến Hồng Nhung...
"So với những người làm báo ở các
nước có nền tự do báo chí thật sự thì nghiệp vụ của nhiều phóng viên ở Việt Nam
không hẳn đã kém. Bị hạn chế trong tiếp cận thông tin, phương tiện hỗ trợ, xử lý
thông tin, viết bài… họ vẫn có được những bài viết sắc sảo, nói được cái mình
muốn nói". Một nhà báo H (*) công tác tại báo Tuổi trẻ vừa rời tờ báo này so
sánh.
Anh H chỉ ra hàng loạt những vụ tham nhũng đã được báo chí phanh
phui như PMU18, cho thuê đất trồng rừng, Vinashin... Vụ đất đai tại Tiên Lãng
(Hải Phòng) vừa qua nếu không có báo chí "lề phải, lề trái" sát vai, phần đúng
đã luôn thuộc về chính quyền. Gần hơn nữa, như cách vận chuyển, cung cấp xăng
dầu nếu không có báo Thanh Niên bắt tay điều tra làm rõ một phần thì cơ quan
chức năng đã không sớm vào cuộc.”
Bản tin trên đài Úc Châu cũng ghi nhận,
các nhân vật được phỏng vấn đang công tác tại các tờ báo ghi tên tắt ở trên là
vì yêu cầu ẩn danh. Toàn văn bản tin ở đây:
http://www.radioaustralia.net.au/vietnamese/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét