Pages

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Tố cáo khiếu nại ‘gây bất ổn chính trị’


Hơn 70% vụ kiện tụng và tố cáo liên quan
tới đất đai.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì một hội nghị nhằm đánh giá thực trạng khiếu nại và tố cáo của dân sau vụ cưỡng chế mạnh tay ở Văn Giang.
Truyền thông nhà nước cho hay hội nghị được tổ chức ngày 02/05 và theo hình thức trực tuyến với sự tham gia của “tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước”.

Hội nghị được tổ chức sau vụ cưỡng chế đất qui mô tại Văn Giang và chưa đầy một tháng kể từ khi ông Dũng ra thông báo bồi thường đất cho nông dân phải thực hiện điều ông gọi là “Bấm đảm bảo hài hòa lợi ích các bên”.
Trang web của chính phủ cho hay về tổng quan, tình hình khiếu nại tố cáo diễn biến phức tạp và bức xúc ở nhiều nơi.

“Có nơi đặc biệt phức tạp, gay gắt, biểu hiện rõ nhất là số đoàn đông người tăng mạnh, thái độ công dân đi khiếu kiện thiếu kiềm chế, khiếu nại tố cáo vượt cấp lên Trung ương gia tăng”.
‘Liên kết đông người’
Báo Bấm Quân đội Nhân dân cho hay “từ năm 2008 đến nay, tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến phức tạp, nhất là trong các dịp có sự kiện chính trị”.
Báo này nói có nhiều vụ việc phát sinh từ những năm trước, đã được xem xét, giải quyết nhưng công dân vẫn khiếu kiện, chủ yếu là liên quan đến đất đai (chiếm hơn 70%).
"Tranh chấp đất đai đặt ra câu hỏi về tính minh bạch trong quá trình chính quyền địa phương ra quyết định, bao gồm cả cáo buộc tiền đút lót là việc làm bình thường trong quá trình này"
Giáo sư Carl Thayer
“Có hiện tượng những người, nhóm người khiếu nại “liên kết” với nhau để khiếu nại đông người”.
“Trong một số trường hợp có sự xúi giục, kích động của các thế lực thù địch nhằm lôi kéo những người đi khiếu nại liên kết đông người có những hành vi quá khích, gây rối”, báo này cho hay mặc dù không nói thế lực thù địch này là tổ chức hay nhóm nào.
Sự kiện có tên “Hội nghị toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo” đưa ra một số kiến nghị có tính chung chung như “củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của cơ quan làm nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong giải quyết khiếu nại, tố cáo”.
Hội nghị cũng mô tả việc thiếu vắng “Luật về tiếp công dân, Luật về biểu tình làm cơ sở đấu tranh, xử lý những trường hợp lợi dụng khiếu nại, tố cáo gây rối” và đề nghị quốc hội cần sớm ban hành.

Khiếu nại 2008 – 2011

  • Tiếp 1.571.500 lượt người khiếu nại
  • Tiếp nhận, xử lý 672.990 đơn thư
  • Số vụ việc tăng 26,4%
  • Đoàn đông người tăng 64,5%
  • Số vụ khiếu nại đúng chiếm 19,8%
  • Số vụ khiếu nại có đúng, có sai chiếm 28%
  • Khiếu nại sai chiếm 52,2%.

Nguồn: Chính phủ Việt Nam
Khác với vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng khi báo chí được tạo điều kiện theo dõi, nhà báo tại Việt Nam gần như kín tiếng trong vụ cưỡng chế đất tại Văn Giang, Hưng Yên hôm 24/4.
Chỉ có một tờ báo trong nước là tờ Người Cao tuổi hôm 25/4 có tiếng nói thách thức quyết định của chính quyền khi cho rằng quyết định cưỡng chế của UBND huyện Văn Giang là “trái pháp luật hiện hành”. (Tuy nhiên bài báo này đã không còn truy cập được nữa).
Giáo sư Carl Thayer, nhà quan sát Việt Nam từ Học viện Quốc phòng Úc khuyến cáo chính phủ Việt Nam nên cho phép truyền thông theo dõi và đăng tải thực trạng tranh chấp đất đai.
“Nên bỏ hạn chế việc đăng tải vụ Văn Giang”, ông Thayer bình luận khi trả lời khách hàng vào ngày 2/05 trong loạt câu hỏi liên quan tới sự kiện Thủ tướng chủ trì hội nghị trực tuyến này.
"Tranh chấp đất đai đặt ra câu hỏi về tính minh bạch trong quá trình chính quyền địa phương ra quyết định, bao gồm cả cáo buộc tiền đút lót là việc làm bình thường trong quá trình này".
"Có chắc là tiền bồi thướng sẽ đủ để bù đắp cho những gián đoạn về đời sống của những người bị ảnh hưởng? Họ sẽ làm công việc gì một khi đất không còn nữa?" Giáo sư Thayer nhận xét.

Không có nhận xét nào: