3 xe "thương bình" đậu trước cửa trụ sở Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ảnh: Lê Hiền Đức |
Sáng nay 18/05/2012 một nhóm người lạ mặt tự xưng là «thương binh» đã xông vào phòng làm việc của tôi ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm để hăm dọa một cách thô bạo. Họ gào lên và nói những lời vô cùng khiếm nhã, thậm chí còn tụt quần nằm tơ hơ giữa phòng làm việc trước mặt lãnh đạo Viện và tôi. Những người này đã đòi tôi phải gỡ bỏ bài viết "Thư gửi Chính phủ Nhật Bản, phản đối việc viện trợ VN xây nhà máy điện hạt nhân". Dưới đây là trả lời của tôi đối với đài RFI:
Sáng nay khoảng độ tám rưỡi tôi có mặt ở cơ quan, đang làm việc bình thường thì có sáu người xưng là đại diện cho thương binh nặng của thành phố Hà Nội lên phòng của tôi gặp tôi, và nói rằng họ ở Cục Thương binh. Ngay từ phút đầu họ đã dùng những lời lẽ rất là côn đồ, và đe dọa, uy hiếp tinh thần tôi.
Họ nói rằng họ phản đối việc tôi đã đăng bức thư phản
kháng lại vụ chính phủ Nhật viện trợ cho Việt Nam để xây dựng nhà máy điện hạt
nhân. Họ nói việc làm cái thư như thế này là không đúng, hiện nay Việt Nam đang
thiếu điện thì không thể phản đối dự án này. Theo họ thì trong số 10 tỉ đô la
viện trợ xây dựng nhà máy điện hạt nhân là có phần của họ trong đó... Họ yêu cầu
là phải gỡ bỏ văn bản đó ra khỏi blog cá nhân, và đề nghị với cơ quan Viện Hán
Nôm thu giữ máy tính, xử lý kỷ luật, vân vân.
Sau khi sự việc xảy ra được khoảng nửa tiếng thì lãnh
đạo Viện của tôi có đến và lập biên bản, cùng làm việc. Đến 11 giờ thì họ ra về.
Hiện nay tôi vẫn đang làm việc ở Viện Hán Nôm bình thường.
RFI: Thưa, họ là thương binh thì có
liên quan thì có liên quan gì đến nhà máy điện nguyên tử, và họ lấy tư cách gì
để buộc tiến sĩ giao máy tính hoặc xóa các dữ liệu trong đó?
Tôi thì thấy rất là nghi ngờ cái chuyện này, vì họ
không có liên quan gì đến nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam này cả. Theo như một
số người nhận định, thì đây có thể hoặc là một sự chỉ đạo, hoặc là một sự thuê
mướn gì đó đối với những người này để họ đến tấn công, uy hiếp tinh thần tôi ở
Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Ngay khi sự việc xảy ra thì chúng tôi - trong đó có cả
cụ bà Lê Hiền Đức - đã gọi điện cho công an phường Trung Liệt là nơi cơ quan tôi
đóng trụ sở. Rồi thì công an quận Đống Đa, cảnh sát 113 vân vân, và gọi rất
nhiều lần nhưng không thấy lực lượng công an xuất hiện. Mãi đến tận khi sự việc
đã xong rồi, những người « thương binh » đó đã ra về hết rồi thì mới thấy công
an đến.
Hiện nay là 16 giờ 7 phút chiều, thì mới có hai chiến
sĩ, hình như là an ninh của phường Trung Liệt đến để hỏi chuyện một số nhân viên
của Viện. Một số bạn bè của tôi quan sát thì thấy rằng ngay từ khoảng chín rưỡi,
mười giờ, lúc sự kiện nóng đang xảy ra thì đã trông thấy những chiến sĩ công an
đến Viện tôi rồi. Nhưng không hiểu tại sao họ không xúc tiến làm việc trong
chuyện này.
RFI: Thưa, tiến sĩ không bị xúc phạm
về thân thể cũng như thiệt hại về phương tiện làm việc?
Dạ vâng, họ có uy hiếp rất là ghê gớm, nhưng mà họ chưa
động chạm đến thân thể tôi. Những người đó cũng có xấn xổ xông đến những nhân
viên của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, khi họ đến để chứng kiến sự việc cũng như để
bảo vệ cho sự an nguy của tôi. Có một người trong nhóm thương binh đó đã đập vỡ
một cái cốc, và cầm một cái bình cứu hỏa lên định đánh vào một nhân viên thư
viện, nhưng may quá cả hai cú đánh đó nhân viên của tôi đều tránh được cho nên
không có thương tích gì. Cuối cùng họ cũng yêu cầu là gỡ bỏ cái thư kêu gọi
chính phủ Nhật Bản không viện trợ cho Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt
nhân.
RFI: Tiến sĩ định phản ứng như thế nào
về việc này ?
Hiện nay thì tôi vẫn đang nghe ngóng tình hình. Tôi
nghĩ nếu như mà dự án điện hạt nhân do chính phủ Nhật có ý định tài trợ cho Việt
Nam có những điều bất hợp lý, nguy hiểm đến an sinh xã hội, đến vận mạng của
nhiều người dân, thì chính phủ và nhà nước Việt Nam cũng sẽ xem xét những mặt
bất lợi, những nguy hiểm của nhà máy này, qua hàng loạt những bài viết và các
công trình nghiên cứu khoa học của các học giả trong và ngoài nước.
Và tôi nghĩ, nếu cái thư đó được chuyển tới ông Thủ
tướng Nhật Bản, thì chính phủ Nhật cũng sẽ xem xét thư đó cũng như các tài liệu
liên quan, để đưa ra những quyết định cuối cùng về việc có giúp Việt Nam xây
dựng nhà máy điện nguyên tử trong thời gian hiện nay hay không. Được biết hơn 50
nhà máy điện hạt nhân ở Nhật cũng đã đóng cửa sau sự kiện nhà máy điện nguyên tử
Fukushima bị sự cố trong đợt sóng thần năm ngoái.
Nguồn: RFI
Việt ngữ.
Ghi thêm:
Sau khi sự việc bắt
đầu xảy ra khoảng nửa tiếng, thì người thân và bạn bè của tôi đã kéo đến Viện
Hán Nôm, với sự có mặt của cụ Lê Hiền Đức, cụ Nghiêm Ngọc Trai, đại tá Nguyễn
Đăng Quang, GS Ngô Đức Thọ, nhà văn Phạm Viết Đào, LS Trần Vũ Hải, các anh chị
Lê Dũng, Đào Tiến Thi, Việt Dũng, Việt Hưng, Dũng Mai, Lân Thắng, Phạm Chính,
Phương Bích, Quỳnh Hương, JB Vinh, Nguyễn Tường Thụy, Phan Trọng Khang, Nguyễn
Chí Đức, Trương Dũng, Nguyễn Văn Phương, Người Hà Nội, Trần Sơn, Ngọc Ánh ...và
rất nhiều người khác. Lãnh đạo Viện Hán Nôm, mặc dù đang có cuộc làm việc với
đối tác, đã thu xếp công việc để chứng kiến ghi nhận vụ việc và xử lý tình
huống. Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm yêu cầu lập biên bản ghi nhận rõ ràng sự
việc. Sau khi biên bản lập xong, những người "thương binh" ra về, Ông Viện
trưởng mời những người thân và bạn bè của tôi vào trong phòng để lắng nghe thêm
ý kiến của họ (với phát biểu của Cụ Lê Hiền Đức, GS Ngô Đức Thọ và anh
Vinh).
Hình ảnh và video
của vụ việc cũng như các thông tin xung quanh đều đã được đưa lên các trang mạng
xã hội. Dưới đây là một số trang tin có đề cập đến sự kiện này:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét