Pages

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Dự án hợp tác quân sự Nhật-Hàn trong vòng cung án ngữ Trung Quốc


Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì ( giữa), ngoại trưởng Nhật
Koichiro Gemba (trái) và đồng sự Hàn Quốc Kim Sung-hwan, trước
cuộc gặp tại Chiết Giang ngày 8/4/2012.
REUTERS/China Daily
Lưu Tường Quang / Tú Anh
Bên cạnh nhu cầu an ninh quốc gia , cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản đều là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ tại Bắc Á. Trục Nhật-Hàn nếu thành hình sẽ là đóng vai trò quan trọng tại Tây Bắc Thái Bình Dương cũng như trục Úc-New Zealand ở Tây Nam Thái Bình Dương. Đối với Trung Quốc thì Hoa Kỳ trong chiến lược « tái định vị » đang từng bước xây dựng một phòng tuyến hình vòng cung án ngữ Hoa Lục.
Ngày 29/06/2012 vừa qua, Seoul đã bất ngờ đình chỉ việc ký kết với Tokyo hiệp ước hợp tác quân sự được đánh giá là lịch sử. Sự kiện chỉ trong vòng không đầy một tháng mà hai lần Hàn Quốc dời ngày ký kết đã cho thấy một phần công luận Hàn Quốc vẫn không quên chính sách thực dân của Nhật từ 1910 đến 1945. Trong năm bầu cử, chính phủ Seoul biết lắng nghe ý dân trong chính sách đối ngoại. 

Theo hãng thông tấn Yonhap, Hàn Quốc có nhu cầu cấp bách được Nhật Bản chia sẻ phương tiện thông tin tình báo gồm vệ tinh gián điệp và máy máy trinh sát tối tân của Nhật. Một viên chức tại Seoul khẳng định Nhật Bản là đồng minh « thiết yếu cho an ninh của Hàn Quốc » trong bối cảnh toàn khu vực đều lo ngại trước sức mạnh võ trang của Trung Quốc.
Thế nhưng dự án hợp tác anh ninh Nhật – Hàn mà nội dung không được tiết lộ, đã hai lần bị dời ngày ký kết.
Chính phủ Nhật cho biết rất « thất vọng » vì trở ngại xuất phát từ tình hình nội bộ đối tác. Không nói ra nhưng hai chính phủ đều biết năm nay là năm bầu cử tổng thống tại Hàn Quốc. Trong bối cảnh này, chính phủ không thể xem thường cử tri.
Một phần công luận Hàn Quốc vẫn không quên thời kỳ lệ thuộc Nhật Bản từ 1910 đến 1945. Phía Nhật cũng chưa xin lỗi và bồi thường cho phụ nữ Triều Tiên bị cưỡng bách làm « gái giải sầu » cho quân đội Thiên Hoàng.
Để xoa dịu phản ứng của công chúng , ngoại trưởng Hàn Quốc Kim Sung Hwan đã lên tiếng xin lỗi và thông báo sẽ đưa văn kiện thỏa thuận ra bàn thảo tại quốc hội cho rộng đường công luận trước khi ký kết với Nhật.
Bên cạnh nhu cầu an ninh quốc gia, cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản đều là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ tại bắc Á. Trục Nhật-Hàn nếu thành hình sẽ là đóng vai trò quan trọng tại Tây Bắc Thái Bình Dương cũng như trục Úc-New Zealand ở Tây Nam Thái Bình Dương. Đối với Trung Quốc thì Hoa Kỳ trong chiến lược « tái định vị » đang từng bước xây dựng một phòng tuyến hình vòng cung án ngữ Hoa Lục.
Vì nhu cầu an ninh quốc gia những chính quyền liên can phải xử sự như thế nào để tạo hài hòa giữa chính sách đối ngoại và ý dân trong nước ? RFI đặt câu hỏi với nhà phân tích Lưu Tường Quang từ Sydney. 

Nhà báo Lưu Tường Quang tại Sydney
 
05/07/2012
by Tú Anh
 
 
Nhà báo Lưu Tường Quang : « Các nhà phân tích đã nhìn thấy rõ chiều hướng đã xẩy ra trước khi tổng thống Obama công bố chính sách định vị mới là Hoa Kỳ đã và luôn luôn củng cố quan hệ song phương chẳng hạn như giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc, giữa Hoa Kỳ và Philippines, giữa Hoa Kỳ với Singapore, với Úc … Nhưng điều mà Hoa Kỳ muốn đẩy mạnh hơn nữa là làm thế nào cho những đối tác trong quan hệ quốc phòng và an ninh song phương với Hoa Kỳ cũng có thể hợp tác với nhau ở mức độ chặt chẽ hơn.
Hoa Kỳ khuyến khích và còn có thể coi như làm áp lực với cả Hàn Quốc và Nhật Bản để hai nước này tiến lại gần nhau hơn mặc dù ai cũng hiểu rằng trong lịch sử thì Nhật Bản là một cường quốc đô hộ (bán đảo Triều Tiên) từ năm 1910 đến 1945, để lại nhiều hận thù từ phía nhân dân Hàn Quốc.
Tổng thống Hàn Quốc tạm thời gác lại thỏa hiệp an ninh vì năm nay là năm bầu cử mặc dù trong tương lai không xa sẽ xem xét trở lại.
Các chính phủ tại Canberra, Wellington, Tokyo và Seoul đều phải bảo vệ quyền lợi chiến lược nhưng đồng thời cũng tìm cách dung hòa với xã hội dân chủ. Sự hiện diện của Mỹ là điều quan trọng nhưng không phải vì lý do đó mà Nhật Bản hay Hàn Quốc mù quáng chịu áp lực của Hoa Kỳ. Sự kiện này hoàn toàn khác trong trường hợp Việt Nam. Hà Nội không lấy ý dân làm căn bản, chưa xem sự chấp thuận, ủng hộ của nhân dân là điều kiện căn bản trong chính sách quan hệ với Trung Quốc nếu so sánh với chính sách của Nhật Bản, Hàn Quốc bang giao với Hoa Kỳ ».

Không có nhận xét nào: