7 thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc vừa được bầu lại sau Đại hội đảng 18. |
Sáng thứ Năm, ngày 15/11/2012, ông Tập Cận Bình đã sải bước trên thảm đỏ của Đại Lễ đường Nhân dân, theo sau là 6 thành viên của Ban thường vụ Bộ Chính trị, hoàn tất cục diện mới trên bản đồ chính trị của Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị Tổng Bí thư: “Hôm qua, Đại hội lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã kết thúc thắng lợi. Chúng ta cũng vừa hoàn tất Phiên họp toàn thể đầu tiên của Ban chấp hành Trung ương thứ 18 và bầu ra Ban lãnh đạo mới.”
Dù ông Tập Cận Bình đang từng bước vững chắc mở ra một chương mới và dẫn đầu thế hệ lãnh đạo hiện đại của Đảng Cộng sản, chúng ta cũng cần lưu ý đến tính kế tục trong hệ thống chính trị Trung Quốc, khi đội ngũ của ông Tập Cận Bình vẫn duy trì tính bảo thủ cố hữu trong Đảng, ngay cả khi họ đang đối diện với một tương lai đầy phức tạp và khó khăn.Kết quả bầu cử trùng hợp với dự đoán của đa số giới quan sát Trung Quốc, giúp chúng ta có thể định hình viễn cảnh của 10 năm tới. Dưới đây là tổng hợp một số xu hướng và thông điệp nổi bật của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18.
Kế tục đường lối
Trong bản báo cáo dài 64 trang đọc trước Quốc hội, nguyên Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã đặt nhiệm vụ cho thế hệ lãnh đạo kế tiếp khi ông nhấn mạnh Đảng cần “giữ vững con đường cải cách và mở cửa” và “hoàn thành việc phát triển một xã hội tương đối thịnh vượng”. Ông cũng khẳng định “triển vọng phát triển khoa học” của ông đã được đưa vào Điều lệ Đảng.
Việc nhấn mạnh mục tiêu duy trì ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, trong quá trình chuyển giao quyền lực, giúp tạo cơ sở để tiếp tục truyền bá mạnh mẽ tư tưởng Đảng Cộng sản và bảm đảm ổn định chính trị. Không có quan điểm của phe phái chính trị nào được ưu ái trong cả tuần lễ biểu dương các thành tựu có thể lượng hóa “bằng con số”, xác định mức tăng trưởng của Trung Quốc, và khẳng định những di sản để lại cho thế hệ kế tục, được tổ chức nhằm kỷ niệm 10 năm lãnh đạo của ông Hồ Cẩm Đào.
Lược bỏ chủ đề cải cách chính trị
Đại hội lần này cũng ít đề cập đến cải cách cơ cấu chính trị. Lần cuối cùng chủ đề này xuất hiện nổi bật trong chương trình nghị sự Đại hội Đảng là năm 1987, và kể từ đó, không còn thường xuyên được nhắc lại. Bất chấp sự thúc đẩy mạnh mẽ của phe cải cách trong thời gian chuẩn bị cho Đại hội Đảng, trong đó có cả việc lưu hành rộng rãi một bài báo ủng hộ cải cách của Hồ Đức Bình (Hu Deping) (con trai cựu Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang), cải cách chính trị vẫn không được nhắc tới trong cả tuần nghị sự. Hai nhà cải cách được trông đợi nhiều nhất, Uông Dương (Wang Yang) và Nguyên Triều (Yuan Chao), đã không có tên trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Mặc dù nội bộ Đảng còn do dự trong việc thảo luận về cải cách cơ cấu chính trị, có rất nhiều bằng chứng thể hiện việc các nhà lãnh đạo đã bắt đầu quan tâm đến sự cần thiết phải thay đổi và cải thiện. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong hơn 60 năm lịch sử của đại hội, chủ đề “Nhân dân” được nhắc tới áp đảo về cả tần xuất lẫn nội dung so với các chủ đề về “Đất nước” và “Đảng”.
Trong bài phát biểu trước toàn dân sau khi kết thúc của Đại hội, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh nhiệm vụ cao cả nhất của Đảng Cộng sản: “Đảng ta là một Đảng chính trị hết lòng phục vụ nhân dân. Đảng đã lãnh đạo nhân dân đạt được những thành tựu thu hút được sự chú ý của toàn thế giới. Chúng ta có mọi lý do để tự hào. Tuy nhiên, chúng ta tự hào nhưng không tự mãn, và chúng ta sẽ không bao giờ ngủ quên trên chiến thắng.”
Chất lượng cuộc sống của người dân được đưa lên hàng đầu
Căng thẳng xã hội đã được nhấn mạnh liên tục trong tuần nghị sự với trọng tâm đặt vào chất lượng cuộc sống của người dân và việc giải quyết các nguyên nhân gây căng thẳng xã hội đang ngày càng gia tăng. Một trong những thành quả cụ thể là quy định bất cứ dự án lớn nào cũng buộc phải có đánh giá toàn diện các rủi ro xã hội. Tuyên bố này phản ánh sự hiểu biết và phản hồi ngày càng tăng của Đảng trước những lệch lạc xã hội và những hệ quả về môi trường luôn đi kèm các dự án quy mô lớn.
Dù ông Tập Cận Bình đang từng bước vững chắc mở ra một chương mới và dẫn đầu thế hệ lãnh đạo hiện đại của Đảng Cộng sản, chúng ta cũng cần lưu ý đến tính kế tục trong hệ thống chính trị Trung Quốc, khi đội ngũ của ông Tập Cận Bình vẫn duy trì tính bảo thủ cố hữu trong Đảng, ngay cả khi họ đang đối diện với một tương lai đầy phức tạp và khó khăn.Kết quả bầu cử trùng hợp với dự đoán của đa số giới quan sát Trung Quốc, giúp chúng ta có thể định hình viễn cảnh của 10 năm tới. Dưới đây là tổng hợp một số xu hướng và thông điệp nổi bật của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18.
Kế tục đường lối
Trong bản báo cáo dài 64 trang đọc trước Quốc hội, nguyên Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đã đặt nhiệm vụ cho thế hệ lãnh đạo kế tiếp khi ông nhấn mạnh Đảng cần “giữ vững con đường cải cách và mở cửa” và “hoàn thành việc phát triển một xã hội tương đối thịnh vượng”. Ông cũng khẳng định “triển vọng phát triển khoa học” của ông đã được đưa vào Điều lệ Đảng.
Việc nhấn mạnh mục tiêu duy trì ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, trong quá trình chuyển giao quyền lực, giúp tạo cơ sở để tiếp tục truyền bá mạnh mẽ tư tưởng Đảng Cộng sản và bảm đảm ổn định chính trị. Không có quan điểm của phe phái chính trị nào được ưu ái trong cả tuần lễ biểu dương các thành tựu có thể lượng hóa “bằng con số”, xác định mức tăng trưởng của Trung Quốc, và khẳng định những di sản để lại cho thế hệ kế tục, được tổ chức nhằm kỷ niệm 10 năm lãnh đạo của ông Hồ Cẩm Đào.
Lược bỏ chủ đề cải cách chính trị
Đại hội lần này cũng ít đề cập đến cải cách cơ cấu chính trị. Lần cuối cùng chủ đề này xuất hiện nổi bật trong chương trình nghị sự Đại hội Đảng là năm 1987, và kể từ đó, không còn thường xuyên được nhắc lại. Bất chấp sự thúc đẩy mạnh mẽ của phe cải cách trong thời gian chuẩn bị cho Đại hội Đảng, trong đó có cả việc lưu hành rộng rãi một bài báo ủng hộ cải cách của Hồ Đức Bình (Hu Deping) (con trai cựu Tổng Bí thư Hồ Diệu Bang (Hu Yaobang), cải cách chính trị vẫn không được nhắc tới trong cả tuần nghị sự. Hai nhà cải cách được trông đợi nhiều nhất, Uông Dương (Wang Yang) và Nguyên Triều (Yuan Chao), đã không có tên trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị.
Mặc dù nội bộ Đảng còn do dự trong việc thảo luận về cải cách cơ cấu chính trị, có rất nhiều bằng chứng thể hiện việc các nhà lãnh đạo đã bắt đầu quan tâm đến sự cần thiết phải thay đổi và cải thiện. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong hơn 60 năm lịch sử của đại hội, chủ đề “Nhân dân” được nhắc tới áp đảo về cả tần xuất lẫn nội dung so với các chủ đề về “Đất nước” và “Đảng”.
Trong bài phát biểu trước toàn dân sau khi kết thúc của Đại hội, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh nhiệm vụ cao cả nhất của Đảng Cộng sản: “Đảng ta là một Đảng chính trị hết lòng phục vụ nhân dân. Đảng đã lãnh đạo nhân dân đạt được những thành tựu thu hút được sự chú ý của toàn thế giới. Chúng ta có mọi lý do để tự hào. Tuy nhiên, chúng ta tự hào nhưng không tự mãn, và chúng ta sẽ không bao giờ ngủ quên trên chiến thắng.”
Chất lượng cuộc sống của người dân được đưa lên hàng đầu
Căng thẳng xã hội đã được nhấn mạnh liên tục trong tuần nghị sự với trọng tâm đặt vào chất lượng cuộc sống của người dân và việc giải quyết các nguyên nhân gây căng thẳng xã hội đang ngày càng gia tăng. Một trong những thành quả cụ thể là quy định bất cứ dự án lớn nào cũng buộc phải có đánh giá toàn diện các rủi ro xã hội. Tuyên bố này phản ánh sự hiểu biết và phản hồi ngày càng tăng của Đảng trước những lệch lạc xã hội và những hệ quả về môi trường luôn đi kèm các dự án quy mô lớn.
Rõ ràng Đảng Cộng sản đã nhận thức được những vấn đề cấp thiết mà người dân Trung Quốc đang phải đối mặt. Ông Tập Cận Bình đã liệt kê từng điểm trong bài phát biểu của mình: “giáo dục tốt hơn, công việc ổn định hơn, thu nhập cao hơn, an ninh xã hội đảm bảo hơn, dịch vụ y tế có tiêu chuẩn cao hơn, điều kiện sống tốt hơn, và môi trường sống đẹp hơn”. Điều này đạt được hay không là tùy thuộc vào lớp lãnh đạo mới có giải quyết các vấn đề chung hay chấp nhận đánh đổi sự suy đồi của xã hội trong một giai đoạn phát triển quan trọng. Tuy nhiên, các nhà phân tích chỉ ra rằng với tình hình 5 thành viên của Ban thường vụ Bộ Chính trị sắp nghỉ hưu trong 5 năm tới, ông Tập Cận Bình có thể sẽ tập trung phần lớn nguồn lực chính trị của mình cho việc sắp xếp bố trí người kế nhiệm hơn là lo cải cách.
Xiết chặt kỷ cương Đảng
Vấn đề tham nhũng là trọng tâm trong bản báo cáo của cựu Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào. Ông khẳng định tham nhũng đã “đe dọa sự ổn định và nền tảng của Đảng Cộng sản và của đất nước”. Trong suốt tuần nghị sự, chủ đề tham nhũng đã liên tục được nêu bật, và còn được nhắc tới thông qua việc áp dụng các quy định nghiêm khắc hơn về nhân sự Đảng.
Đây là một vấn đề cấp thiết đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi hàng loạt các vụ bê bối về tham nhũng ở cả cấp cao nhất đã làm xói mòn quyền lực của Đảng. Việc ông Tập Cận Bình thậm chí còn đề cập đến tham nhũng một cách thẳng thắn hơn ông Hồ Cẩm Đào, khi ông nêu rõ các nhiệm vụ cần giải quyết bao gồm “các vấn đề về tham nhũng và nhận hối lộ của một số Đảng viên và cán bộ”, gửi đi thông điệp rằng ông Bình dự định điều chỉnh đường lối và xiết chặt hơn nữa kỷ cương của Đảng.
Một tín hiệu nữa về tăng cường chống tham nhũng là việc ông Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), một người rất có ảnh hưởng, được mệnh danh là “lính cứu hỏa” của Đảng Cộng sản, được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng. Ông Vương trước đây từng được cân nhắc làm ứng cử viên cho vị trí thứ hai hoặc thứ ba trong Đảng, nơi ông có thể tận dụng được thế mạnh của mình trong lĩnh vực tài chính và đầu tư. Quyết định bổ nhiệm gây ngạc nhiên của ông Vương có thể báo hiệu cam kết cải thiện hình ảnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc chống tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Quyền lực lãnh đạo đã sang trang?
Sự xuất hiện đột ngột, liên tục, và nổi bật của ông Giang Trạch Dân trong tuần nghị sư đã thu hút sự chú ý của dư luận và hướng sự tập trung vào vai trò mà các “chính khách Trung Quốc kỳ cựu” nắm giữ sau khi nghỉ hưu. Ông Giang Trạch Dân phát biểu ngay sau ông Hồ Cẩm Đào tại Lễ khai mạc Kỳ họp và ông được nhắc đến liên tục trong các báo cáo của Đảng trong cả tuần. Rất nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết, các nhà phân tích coi sự trở lại của ông Giang Trạch Dân là một bước lùi đối với cá nhân và đội ngũ của ông Hồ Cẩm Đào.
Tuy điều này chưa hẳn thể hiện định hướng tương lai nhưng cũng cho thấy một sự đoạn tuyệt đối với quá khứ. Các bài báo trong tuần nêu bật sự chuyển giao quyền lực và nghỉ hưu của ông Hồ Cẩm Đào và ông Giang Trạch Dân. Ông Hồ Cẩm Đào đã kết thúc tuần làm việc khi rút lui khỏi vai trò Tổng Bí thư và Chủ tịch Quân ủy Trung ương, chuyển lại các vị trí này cho ông Tập Cận Bình.
Xiết chặt kỷ cương Đảng
Vấn đề tham nhũng là trọng tâm trong bản báo cáo của cựu Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào. Ông khẳng định tham nhũng đã “đe dọa sự ổn định và nền tảng của Đảng Cộng sản và của đất nước”. Trong suốt tuần nghị sự, chủ đề tham nhũng đã liên tục được nêu bật, và còn được nhắc tới thông qua việc áp dụng các quy định nghiêm khắc hơn về nhân sự Đảng.
Đây là một vấn đề cấp thiết đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, khi hàng loạt các vụ bê bối về tham nhũng ở cả cấp cao nhất đã làm xói mòn quyền lực của Đảng. Việc ông Tập Cận Bình thậm chí còn đề cập đến tham nhũng một cách thẳng thắn hơn ông Hồ Cẩm Đào, khi ông nêu rõ các nhiệm vụ cần giải quyết bao gồm “các vấn đề về tham nhũng và nhận hối lộ của một số Đảng viên và cán bộ”, gửi đi thông điệp rằng ông Bình dự định điều chỉnh đường lối và xiết chặt hơn nữa kỷ cương của Đảng.
Một tín hiệu nữa về tăng cường chống tham nhũng là việc ông Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), một người rất có ảnh hưởng, được mệnh danh là “lính cứu hỏa” của Đảng Cộng sản, được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng. Ông Vương trước đây từng được cân nhắc làm ứng cử viên cho vị trí thứ hai hoặc thứ ba trong Đảng, nơi ông có thể tận dụng được thế mạnh của mình trong lĩnh vực tài chính và đầu tư. Quyết định bổ nhiệm gây ngạc nhiên của ông Vương có thể báo hiệu cam kết cải thiện hình ảnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc chống tham nhũng và lạm dụng quyền lực.
Quyền lực lãnh đạo đã sang trang?
Sự xuất hiện đột ngột, liên tục, và nổi bật của ông Giang Trạch Dân trong tuần nghị sư đã thu hút sự chú ý của dư luận và hướng sự tập trung vào vai trò mà các “chính khách Trung Quốc kỳ cựu” nắm giữ sau khi nghỉ hưu. Ông Giang Trạch Dân phát biểu ngay sau ông Hồ Cẩm Đào tại Lễ khai mạc Kỳ họp và ông được nhắc đến liên tục trong các báo cáo của Đảng trong cả tuần. Rất nhiều, nếu không muốn nói là hầu hết, các nhà phân tích coi sự trở lại của ông Giang Trạch Dân là một bước lùi đối với cá nhân và đội ngũ của ông Hồ Cẩm Đào.
Tuy điều này chưa hẳn thể hiện định hướng tương lai nhưng cũng cho thấy một sự đoạn tuyệt đối với quá khứ. Các bài báo trong tuần nêu bật sự chuyển giao quyền lực và nghỉ hưu của ông Hồ Cẩm Đào và ông Giang Trạch Dân. Ông Hồ Cẩm Đào đã kết thúc tuần làm việc khi rút lui khỏi vai trò Tổng Bí thư và Chủ tịch Quân ủy Trung ương, chuyển lại các vị trí này cho ông Tập Cận Bình.
Đại hội đảng 18 kết thúc với việc ông Tập Cận Bình trở thành Tổng bí thư kiêm Chủ tịch Ủy ban quân ủy trung ương. |
Tất cả các dấu hiệu đều cho thấy sự ra đi nhẹ nhàng của ông Hồ Cẩm Đào đồng nghĩa với một lệnh cấm mang tính hệ thống đối với sự can thiệp chính trị của các nhà lãnh đạo đã nghỉ hưu. Điều này nhằm tránh lặp lại tình huống trước đây khi ông Giang Trạch Dân vẫn nắm giữ quyền lực trong 2 năm sau đó, một cách trực tiếp khi duy trì vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương, và gián tiếp qua các chỉ thị giúp ông tiếp cận tất cả các tài liệu chính trị quan trọng.
Rời bỏ sự nghiệp chính trị, ông Hồ Cẩm Đào cũng như ông Giang Trạch Dân, chấp nhận giảm thiểu vai trò của các chính khách đã nghỉ hưu, củng cố thể chế của Đảng Cộng sản, và thiết lập nên một tiền lệ mới cho tương lai.
Kết luận
Danh sách bổ nhiệm lãnh đạo mới của Trung Quốc đang định hình, và có cơ sở để tin tưởng vào khả năng Ban lãnh đạo mới sẽ tiếp nối thành công của Trung Quốc suốt 30 năm qua.
Với việc cắt giảm số lượng thành viên của Ban thường vụ từ 9 xuống 7 thành viên, Bộ Chính trị đã rút ngắn con đường đi đến đồng thuận và một lần nữa nhấn mạnh yếu tố quyết đoán trong lãnh đạo, nhằm cải thiện việc áp dụng các chính sách quản lý nhà nước và nhanh chóng đưa ra các điều chỉnh cần thiết cho các vấn đề kinh tế chính trị hiện tại.
Thêm vào đó, 5 trong số 7 thành viên của Ban thường vụ có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực kinh tế hoặc tài chính, trong khi các lãnh đạo trước đây đều xuất thân từ lĩnh vực kỹ thuật. Quá tập trung sự chú ý vào công tác cải cách chính trị, nhiều nhà quan sát Trung Quốc đã quên mất rằng nền tảng cho sự thần kỳ kinh tế của Trung Quốc được xây dựng bởi những người như Tập Cận Bình, Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli) và Du Chính Thanh (Yu Zhengsheng) nhờ thành quả phát triển địa phương, bởi Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan) về tài chính trung ương, và bởi Trương Đức Giang (Zhang Dejiang) về công nghiệp và giao thông.
Cuối cùng, lời nói và hành động của Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã thể hiện rõ sự tự hào và tin tưởng vào thành công hiện tại cũng như tương lai của Trung Quốc:
Rời bỏ sự nghiệp chính trị, ông Hồ Cẩm Đào cũng như ông Giang Trạch Dân, chấp nhận giảm thiểu vai trò của các chính khách đã nghỉ hưu, củng cố thể chế của Đảng Cộng sản, và thiết lập nên một tiền lệ mới cho tương lai.
Kết luận
Danh sách bổ nhiệm lãnh đạo mới của Trung Quốc đang định hình, và có cơ sở để tin tưởng vào khả năng Ban lãnh đạo mới sẽ tiếp nối thành công của Trung Quốc suốt 30 năm qua.
Với việc cắt giảm số lượng thành viên của Ban thường vụ từ 9 xuống 7 thành viên, Bộ Chính trị đã rút ngắn con đường đi đến đồng thuận và một lần nữa nhấn mạnh yếu tố quyết đoán trong lãnh đạo, nhằm cải thiện việc áp dụng các chính sách quản lý nhà nước và nhanh chóng đưa ra các điều chỉnh cần thiết cho các vấn đề kinh tế chính trị hiện tại.
Thêm vào đó, 5 trong số 7 thành viên của Ban thường vụ có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực kinh tế hoặc tài chính, trong khi các lãnh đạo trước đây đều xuất thân từ lĩnh vực kỹ thuật. Quá tập trung sự chú ý vào công tác cải cách chính trị, nhiều nhà quan sát Trung Quốc đã quên mất rằng nền tảng cho sự thần kỳ kinh tế của Trung Quốc được xây dựng bởi những người như Tập Cận Bình, Trương Cao Lệ (Zhang Gaoli) và Du Chính Thanh (Yu Zhengsheng) nhờ thành quả phát triển địa phương, bởi Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan) về tài chính trung ương, và bởi Trương Đức Giang (Zhang Dejiang) về công nghiệp và giao thông.
Cuối cùng, lời nói và hành động của Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã thể hiện rõ sự tự hào và tin tưởng vào thành công hiện tại cũng như tương lai của Trung Quốc:
“Sức mạnh của chúng ta bắt nguồn từ nhân dân và tập thể. Chúng ta hiểu một cách sâu sắc rằng khả năng của mỗi cá nhân là hữu hạn, nhưng chừng nào chúng ta còn thống nhất, thì không khó khăn nào không thể vượt qua. Thời gian làm việc của mỗi cá nhân là hữu hạn, nhưng không có giới hạn nào cho việc toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét