Pages

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Việc cần bàn khi hoãn thông qua luật Đất đai sửa đổi

Ngày 21/6/2013 buổi họp cuối cùng của kỳ họp thứ 5 QH khóa XIII nhưng việc biểu quyết dự thảo luật Đất đai sửa đổi đã không được thông qua như dự kiến phải "để dành" đến kỳ họp cuối năm.

Chiều 20/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho biết, có 292/348 vị đại biểu đề nghị thông qua luật đất đai sửa đổi tại kỳ họp sau vào tháng 10 năm 2013 và luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2014.



Với lý do rất cơ bản dự thảo luật Đất đai sửa đổi là một đạo luật quan trọng, có tác động lớn đến đời sống kinh tế, xã hội của đất nước và người dân. Một số nội dung của dự thảo luật có liên quan dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và  dự thảo sửa đổi Hiến pháp vẫn đang được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến nhân dân, ý kiến các đại biểu QH, các cơ quan, tổ chức hữu quan.

Vì vây UBTVQH đề nghị QH cho phép thông qua dự án luật Đất đai sửa đổi sau khi thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại kỳ họp thứ 6 QH khóa XIII và  có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2014.

Còn 5 tháng nữa để  trình QH thông qua tại kỳ họp tới liệu rằng các cơ quan có thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, hoàn chỉnh dự thảo luật tốt hơn và chuẩn bị các nghị định quy định chi tiết hướng dẫn thi hành để đảm bảo tính khả thi của  một văn bản luật.
Dẫu biết rằng khi ban hành một văn bản pháp luật dù mới hay sửa đổi thì điều quan trọng nhất là tính khả thi của văn bản đó tính hiệu quả khi thực hiện thi hành nó

Trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay ở nước ta với khá nhiều vấn đề nổi cộm liên quan đến việc quản lý đất đai và có tới 70% khiếu kiện  liên quan từ đất đai. Dù rất cần có một văn bản pháp luật về đất đai hoàn chỉnh  để từng bước điều chỉnh và ổn định trở lại nhưng hy vọng của người dân, chờ đợi của cử tri cả nước là văn bản luật đó phải có giá trị và hiệu quả thực thi khi nó được ban hành, đặc biệt là quyền và lợi ích hợp pháp của công dân về vấn đề sử dụng đất đai. Một vấn đề cần nhất quán có thể coi đất đai là tài sản hay hàng hóa đặc biệt không nếu có  thì nó phải có chủ sở hữu vậy chủ sở hữu đất đai là ai ? Đồng  hành với nó là quy định về quyền sở hữu tài sản ở Bộ luật dân sự đó là đủ 03 quyền (Định đoạt, chiếm hữu và sử dụng) sẽ đươc thống nhất như thế nào để không "vênh" với quy định về đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân theo luật đất đai?

Thế nào là sở hữu toàn dân hay sở hữu nhà nước về đất đai cũng cần được làm rõ như hiện nay chúng ta đã và đang cho phép mua bán trao đổi quyền sử dụng đất bằng việc quy định tại luật kinh doanh bất động sản mà cái khái niệm hay định nghĩa về bất động sản tại luật này có bao gồm cả đất đai. Vậy thì việc đề án về luật đất đai sửa đổi cần phải làm rõ và có tính thống nhất về quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất đai và quy định về hàng hóa đặc biệt cho đất đai cũng phải thật rõ ràng và thống nhất giữa các đạo luật liên quan của một quốc gia. Hy vọng rằng những nhà làm luật có thêm thời gian để hoàn thiện bản đề án dự thảo sửa đổi này kỹ hơn.

MaiHuy

(Tầm nhìn)

Không có nhận xét nào: