Văn phòng Thủ tướng Brunei, nơi dự trù diễn ra hội nghị các Ngoại trưởng Asean (REUTERS /Bazuki Muhammad)
Diễn đàn khu vực ASEAN ( ARF ) sẽ diễn ra ngày 02/07/2013 tại Brunei và chủ đề bao trùm diễn đàn năm nay sẽ vẫn là các tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt là tại Biển Đông.
Muời nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á sẽ họp cấp Ngoại trưởng ngày Chủ nhật tới, 30/06. Sang ngày thứ hai, 01/07 cuộc họp sẽ mở rộng với sự tham gia của đại diện các nước đối tác Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, trước cuộc họp thượng đỉnh Đông Á quy tụ tổng cộng 26 quốc gia và Liên hiệp châu Âu.
Tại các cuộc họp của ASEAN vào năm ngoái ở Phnom Penh, khối này đã bị chia rẽ nặng nề, không có được một lập trường thống nhất trước việc Trung Quốc xác quyết ngày càng mạnh mẽ chủ quyền của họ trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Nhưng năm nay, theo lời Ngoại truởng Indonesia Marty Natalegawa, ASEAN có vẻ đoàn kết nhất trí hơn và tại hội nghị Burnei, họ sẽ thúc giục Trung Quốc cấp tốc đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông nhằm làm giảm căng thẳng. Ông Natalegawa tuyên bố với AFP : « Chúng ta cần phải chấm dứt tình trạng nước này trắc nghiệm quyết tâm của nước kia. Đây là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm và rất dễ dẫn đến những tính toán sai lầm ».
Cho tới nay, Hoa Kỳ vẫn tuyên bố họ không đứng về phe nào trong các tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á. Nhưng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự trù sẽ nêu vấn đề Biển Đông tại cuộc họp ở Brunei và hành động này chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua đã tuyên bố với hãng tin AFP : « Chúng tôi hy vọng là các ngoại trưởng tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN sẽ thảo luận về các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và củng cố các nguyên tắc của khu vực, bao gồm việc tôn trọng lẫn nhau, kềm chế và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, theo đúng công pháp quốc tế. Chúng tôi khuyến khích tất cả các bên xử lý những bất đồng một cách ôn hòa và nhanh chóng đạt tiến bộ trong việc thiết lập một bộ quy tắc ứng xử ».
Nhưng theo các chuyên gia, cuộc họp ở Brunei cũng sẽ khó mà đạt một thỏa thuận về Biển Đông. Cho tới nay, Trung Quốc vẫn cưỡng lại mọi nỗ lực của ASEAN nhằm đạt đến một bộ quy tắc ứng xử có tính chất cưỡng chế thi hành trên Biển Đông. Hãng tin AFP hôm nay trích lời chuyên gia về an ninh khu vực Ian Storey nói rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục chống lại mọi hành động làm suy yếu những đòi hỏi chủ quyền của họ. Theo ông Storey, đàm phán về bộ quy tắc ứng xử sẽ kéo dài nhiều năm và trong thời gian từ đây đến đó, căng thẳng sẽ không giảm, thậm chí có thể tăng lên ».
Về phần giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách kéo dài thời gian gây đủ ảnh hưởng lên ASEAN để khối này thuyết phục Philippines rút đơn kiện Trung Quốc ra trước tòa án Liên hiệp quốc về vấn đề chủ quyền Biển Đông.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh đang gia tăng tuần tra trên vùng Biển Đông. Nói cách khác, theo lời giáo sư Thayer, Trung Quốc nói sẳn sàng thảo luận, nhưng lại sử dụng chính sách « ngoại giao pháo hạm » để gây áp lực lên các nước Đông Nam Á.
Thanh Phương (RFI)
Muời nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á sẽ họp cấp Ngoại trưởng ngày Chủ nhật tới, 30/06. Sang ngày thứ hai, 01/07 cuộc họp sẽ mở rộng với sự tham gia của đại diện các nước đối tác Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, trước cuộc họp thượng đỉnh Đông Á quy tụ tổng cộng 26 quốc gia và Liên hiệp châu Âu.
Tại các cuộc họp của ASEAN vào năm ngoái ở Phnom Penh, khối này đã bị chia rẽ nặng nề, không có được một lập trường thống nhất trước việc Trung Quốc xác quyết ngày càng mạnh mẽ chủ quyền của họ trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Nhưng năm nay, theo lời Ngoại truởng Indonesia Marty Natalegawa, ASEAN có vẻ đoàn kết nhất trí hơn và tại hội nghị Burnei, họ sẽ thúc giục Trung Quốc cấp tốc đàm phán về một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông nhằm làm giảm căng thẳng. Ông Natalegawa tuyên bố với AFP : « Chúng ta cần phải chấm dứt tình trạng nước này trắc nghiệm quyết tâm của nước kia. Đây là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm và rất dễ dẫn đến những tính toán sai lầm ».
Cho tới nay, Hoa Kỳ vẫn tuyên bố họ không đứng về phe nào trong các tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng Đông Nam Á. Nhưng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry dự trù sẽ nêu vấn đề Biển Đông tại cuộc họp ở Brunei và hành động này chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh nổi giận.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua đã tuyên bố với hãng tin AFP : « Chúng tôi hy vọng là các ngoại trưởng tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN sẽ thảo luận về các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và củng cố các nguyên tắc của khu vực, bao gồm việc tôn trọng lẫn nhau, kềm chế và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, theo đúng công pháp quốc tế. Chúng tôi khuyến khích tất cả các bên xử lý những bất đồng một cách ôn hòa và nhanh chóng đạt tiến bộ trong việc thiết lập một bộ quy tắc ứng xử ».
Nhưng theo các chuyên gia, cuộc họp ở Brunei cũng sẽ khó mà đạt một thỏa thuận về Biển Đông. Cho tới nay, Trung Quốc vẫn cưỡng lại mọi nỗ lực của ASEAN nhằm đạt đến một bộ quy tắc ứng xử có tính chất cưỡng chế thi hành trên Biển Đông. Hãng tin AFP hôm nay trích lời chuyên gia về an ninh khu vực Ian Storey nói rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục chống lại mọi hành động làm suy yếu những đòi hỏi chủ quyền của họ. Theo ông Storey, đàm phán về bộ quy tắc ứng xử sẽ kéo dài nhiều năm và trong thời gian từ đây đến đó, căng thẳng sẽ không giảm, thậm chí có thể tăng lên ».
Về phần giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách kéo dài thời gian gây đủ ảnh hưởng lên ASEAN để khối này thuyết phục Philippines rút đơn kiện Trung Quốc ra trước tòa án Liên hiệp quốc về vấn đề chủ quyền Biển Đông.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh đang gia tăng tuần tra trên vùng Biển Đông. Nói cách khác, theo lời giáo sư Thayer, Trung Quốc nói sẳn sàng thảo luận, nhưng lại sử dụng chính sách « ngoại giao pháo hạm » để gây áp lực lên các nước Đông Nam Á.
Thanh Phương (RFI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét