CAND: Trong lúc cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra làm rõ thì trên mạng Internet xuất hiện các thủ đoạn chống đối mới, gần đây là việc một số blogger đưa ra cái gọi là “Tuyên bố 258” nhằm tạo dựng dư luận vu cáo việc cơ quan pháp luật xử lý các đối tượng về tội danh quy định tại Điều 258, BLHS cho là “vô căn cứ”, chụp mũ “vi phạm nhân quyền”, “tự do ngôn luận”. Các đối tượng cũng lợi dụng diễn đàn này để gây sức ép đòi xem xét lại Điều 258, cho rằng việc bắt giữ các bị can theo điều luật này là “vi phạm Điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền...”
*
Không được đánh lận chụp mũ nhân quyền
Đăng Trường (CAND Online) - Vừa qua, cơ quan bảo vệ pháp luật của Việt Nam tiến hành khởi tố, bắt tạm giam một số đối tượng về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258, Bộ luật Hình sự (BLHS). Các đối tượng bị khởi tố, tạm giam về tội danh trên đã có hành vi sử dụng blog, mạng xã hội viết và đưa các thông tin sai sự thật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân.
Trong lúc cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra làm rõ thì trên mạng Internet xuất hiện các thủ đoạn chống đối mới, gần đây là việc một số blogger đưa ra cái gọi là “Tuyên bố 258” nhằm tạo dựng dư luận vu cáo việc cơ quan pháp luật xử lý các đối tượng về tội danh quy định tại Điều 258, BLHS cho là “vô căn cứ”, chụp mũ “vi phạm nhân quyền”, “tự do ngôn luận”. Các đối tượng cũng lợi dụng diễn đàn này để gây sức ép đòi xem xét lại Điều 258, cho rằng việc bắt giữ các bị can theo điều luật này là “vi phạm Điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền”.
Chiêu trò vu cáo việc vi phạm nhân quyền khi cơ quan tiến hành tố tụng xử lý bị can, bị cáo với tội danh quy định trong BLHS đã quá cũ, nhưng lần này xem ra có sự dịch chuyển. Nếu như trước đây, các đối tượng tập trung đả phá, công kích Điều 88, BLHS về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” thuộc nhóm tội danh xâm phạm an ninh quốc gia thì nay lại đả phá tiếp ở những điều luật khác, trong đó nhằm vào Điều 258. Thực tế, những điều luật này đã được quy định trong BLHS năm 1999, trước đó là BLHS năm 1986 và quá trình thực thi đã chứng tỏ sự cần thiết với các yếu tố cấu thành tội phạm rất cụ thể. Việc xử lý theo điều luật nào là căn cứ vào hành vi phạm tội, động cơ, mục đích, khách thể bị xâm hại, hậu quả gây ra, từ đó cơ quan tiến hành tố tụng xác định một cách chính xác, khách quan.
Không có quy trình ngược “chọn tội” vận vào hành vi như thủ đoạn vu cáo trên Internet, mà từ hành vi phạm tội để xác định tội danh và điều này cũng áp dụng với bất cứ người nào có hành vi phạm vào tội danh được quy định tại BLHS.
Tại một số diễn đàn Internet cho rằng, Điều luật 258 có dấu hiệu “vi phạm nhân quyền”, cụ thể là Điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, từ đó viện dẫn việc cơ quan tiến hành tố tụng bắt giữ bị can, bị cáo về tội danh này là không có cơ sở. Đây là cách chụp mũ hòng đánh lận một điều luật có tính khoa học pháp lý sang vấn đề nhân quyền, dân chủ để chống phá. Điều 258 quy định dấu hiệu khách quan của tội phạm là “lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Quyền tự do ngôn luận, báo chí... được quy định tại Hiến pháp và các luật chuyên ngành, còn hành vi phạm tội ở đây là lợi dụng quyền đó để xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và công dân. Căn cứ xác định thiệt hại do hành vi lợi dụng để xâm phạm gồm cả thiệt hại vật chất và tinh thần, trong đó thiệt hại tinh thần được biểu hiện qua các yếu tố như nhân phẩm, danh dự, uy tín...
Quy định của Điều 258 hoàn toàn phù hợp với các công ước quốc tế liên quan. Cụ thể, trong Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948, tại Điều 29 quy định “Mỗi người trong khi hưởng thụ các quyền và tự do cá nhân chỉ phải chịu hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với quyền và tự do của người khác và phù hợp với những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”. Như vậy, quyền tự do báo chí, ngôn luận theo Tuyên ngôn là giới hạn và quyền đó phải “bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với quyền và tự do của người khác”. Tại Điều 19 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 cũng quy định rõ việc thực hiện quyền tự do báo chí, ngôn luận... phải đi kèm nghĩa vụ, trách nhiệm đặc biệt. Điều 19 Công ước quy định, trong mọi trường hợp phải chịu một số hạn chế nhất định để “tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe, hoặc đạo đức của xã hội”.
Rõ ràng, các quy định pháp lý quốc tế một mặt thừa nhận quyền tự do dân chủ nhưng đồng thời việc thực hiện những quyền đó đều có các giới hạn nhất định, trong đó nguyên tắc bắt buộc là phải “tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác; bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khỏe, hoặc đạo đức của xã hội” (Điều 19, Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị). Việc đưa các thông tin xuyên tạc, bôi nhọ lên blog, mạng xã hội, lợi dụng quyền tự do dân chủ đó đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới tổ chức, cá nhân - những khách thể bị xâm hại, trong một số trường hợp, khách thể bị xâm hại là Nhà nước. Hậu quả của hành vi rất khó lường, gây tổn hại uy tín, danh dự của Nhà nước, của tổ chức, cá nhân. Những hành vi đó vi phạm chính quy định tại Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị cũng như Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người nếu được xử phạt theo quy định của pháp luật cũng là điều dễ hiểu.
Ngay ở Mỹ, Tổng thống Barack Obama mới đây đã ra kế hoạch duy trì an ninh và an toàn cho hệ thống mạng Internet của Mỹ với việc thành lập Cục An ninh mạng. Ông nói: "Ngày nay ai cũng rõ rằng đe dọa về an ninh mạng trở thành một trong các thách thức về kinh tế và an ninh quốc gia nguy hiểm nhất đối với nước Mỹ". Và thực tế, nhiều người vi phạm cũng đã bị xử lý.
Soi rộng năm châu như vậy mới thấy cái sự chống phá Việt Nam lạc điệu cỡ nào!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét