Pages

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

Lại Lịnh Siết Internet, Blog!


  nghidinh_72Tác giả : Vi Anh
Việt Cộng noi gương quan thầy Trung Cộng thực hiện ý đồ duy ý chí siết Internet, siết blog hơn nữa. Điều đó cho thấy CS Trung Quốc và CS Việt Nam quá sợ Internet và blog. Việt Cộng đã hành động mất khôn, đi ngược lại tiến bộ của khoa học kỹ thuật, tiến hoá của Loài Người, trái với lòng dân và xu thế toàn cầu. Hậu quả nhãn tiền là CSVN tự hại mình về kinh tế, chánh trị, chớ không thể bẻ nạn chống trời được.

Ngày 15 tháng 7 rồi, Thủ Tướng Việt Cộng Nguyễn tấn Dũng ký Nghị Định 72, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/09/2013. Tên của nó dài dòng theo thói quen đặt tên cho văn kiện hành chánh, lập qui, lập pháp của CS. Đó là Nghị định về «Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng». Trong đó Khoản 4, Điều 20 qui định: “Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp”.
Cục trưởng Cục Phát Thanh Truyền Hình Và Thông Tin Điện Tử của CSVN, Ông Hoàng Vĩnh Bảo đã dẫn giải: “Như vậy, những tài khoản được lập thông qua các mạng xã hội như Facebook sẽ chỉ được đăng thông tin của riêng cá nhân đó. Trước hết chúng ta phải nói rõ đây là trang thông tin của cá nhân, mà các trang cá nhân thì được phép đưa thông tin về những thứ của chính mình, không được dẫn thông tin tổng hợp, tức là không được trích dẫn thông tin từ các cơ quan báo chí hay các trang web của cơ quan nhà nước”.
Nghị định phản động này tạo thành một làn sóng phản đối CSVN trên toàn thế giới. Tiêu biểu như Tổ chức Phóng Viên Không Biên RSF, trụ sở ở Paris, Giới Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ông Benjamin Ismail nói, Cộng Sản Việt Nam đang tìm cách hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do tiếp nhận thông tin của người dân bằng nghị định mới này. Ông nói, “Tôi không thể hiểu nổi nghị định này.”.
RSF nhận định: «Sự ra đời của nghị định này không hơn không kém là cuộc tấn công tàn khốc nhất nhắm vào quyền tự do thông tin, kể từ khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt nghị định cho phép trừng phạt các phương tiện truyền thông năm 2011. Nếu văn bản pháp lý này có hiệu lực, các công dân Việt Nam sẽ bị tước đi hoàn toàn quyền thông tin độc lập và chỉ trích, hiện nay đang diễn ra bình thường trên các blog và diễn đàn trên mạng».
Hiểu một cách bình dân VN, Nghị định này cấm blogger không được phép “dẩn dụ thông tin tổng quát, tin tức của báo chí, của thông tấn xã hay những trang mạng do nhà nước quản lý”.
Nó cũng cấm luôn các công ty cung ứng dịch vụ internet không được cho những [ thông tin] phá hoại an ninh quốc gia, trật tự xã hội và đoàn kết dân tộc, hoặc xuyên tạc thông tin, vu khống và bôi nhọ uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.”
Nó đòi hỏi các trang web lưu trữ nội dung để cung cấp các địa chỉ IP của người sử dụng vi phạm pháp luật của VNCS.
Qui định này cũng để ép buộc Facebook và Google, muốn làm ăn ở VN phải theo điều kiện của nhà cầm quyền CSVN.
Nói tóm lại Nghị định mới này là “nỗ lực mới nhất của chính phủ đóng cửa không gian mở này, việc áp dụng nghị định này sẽ dẫn đến việc các cơ quan chính quyền tiến hành các kiểm soát toàn diện và liên tục trên mạng”.
Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới «yêu cầu toàn thể cộng đồng quốc tế lên án một cách nghiêm khắc Việt Nam, nếu chính quyền Việt Nam thực thi nghị định 72.”
Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam ra thông cáo có câu “Nghị định 72 dường như trái với nghĩa vụ của Việt Nam trong Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị, cũng như những cam kết của Việt Nam trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Về Nhân Quyền”.
Giới blogger Việt Nam lập thành tổ chức Mạng lưới Blogger Việt Nam, ra Tuyên bố 258 về nhân quyền Việt Nam, chống lại điều 258 Luật Hình Sự của VNCS. Tổ chức này đã cử người qua tận Thái Lan vào văn phòng đại diện Liên Hiệp Quốc và vào toà đại sứ Thụy Điển tại Hà Nội để trao. Đây là một hiện tượng đấu tranh mới, lần đầu tiên những người dân Việt dùng blog, facebook, Twiter kết họp lại chống CS qua một tổ chức quốc tế vận.
Trừ những người CS đang ở trong Bộ Chánh Trị như ban hội tề đầu óc bình vôi, ngồi trong đình làng luỹ tre bao bọc, nghĩ là có thể dùng một cái nghị định để siết Internet, siết blog như cá nước chim trời. Chớ con người của thời đại tin học, kinh tế toàn cầu, dân chủ hoàn vũ, không ai tin như thế cả.
Nghị định này ắt sẽ thất bại như bao nghị định khác mà Việt, Tàu Cộng đã dùng để kiểm soát Internet. CS quên câu của hai sư tổ CS là Mắc, Lê đã dạy, sức ép càng nhiều, sức bật càng cao.
Đây không phải lần đầu mà là lần thứ mấy TC và VC đã tăng cường kiểm soát Internet, nhưng kỳ nào cũng thất bại. CS không thể biến blogger thành con nộm, người máy phải đi theo lề mà CS đã vạch, đã định hướng nói theo kiểu Tàu Cộng.
Trái lại blogger phát triễn thành blog chánh trị vô cùng hũu hiệu như những nhà báo dân gian trong việc tố tham nhũng, tố ô nhiễm môi sinh, tố bất công áp bức, đưa tin nông dân, công nhân nổi dây, phanh phui thâm cung bí sử đồi bại, thúi tha của nội bộ đảng nhà nước CS.
Việt Nam là một nước thành phần trẻ chiếm hơn phân nửa dân số, và khoảng 31 triệu người Việt đã kết nối với Internet, xa lộ thông tin toàn cầu.
Các công ty cung ứng dịch vụ lớn, người Việt thích xài như Google, không bị CS chi phối, vì trụ sở đặt ngoài VN.
CS càng siết Internet và những tiện ích của nó như Twiter, Facebook,Youtube thì càng trở ngại cho kinh tế vì hầu hết các công ty và doanh gia, ngân hàng trong ngoài nước đều dùng nó.
Ngay như TC quan thầy của Việt Cộng còn không thể so nổi với các công ty cung ứng dịch vụ có tính quốc tế. Baidu, Tencent và Sina Weibo của TC số người sữ dụng ở trong nước cũng quá ít so với của Google. Ở VN Google và Facebook đứng đầu, vô địch. Hầu hết hàng ngàn, hàng vạn doanh nghiệp có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam có trang web trên Facebook và đang sử dụng dịch vụ quảng cáo của công ty này. Còn lâu VN mới có thế thay thế.
CSVN ra Nghị Định 72 tăng cường siết Internet, blog này nữa là làm cho thế giới thêm lên án CSVN là sát thủ Internet./.

Không có nhận xét nào: