Pages

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

Tại sao Mỹ cần quan tâm tới Hiến pháp VN

Vinalines
Việt Nam vẫn tập trung nhiều nguồn lực cho các công ty nhà nước
Hai cây viết Hoa Kỳ vừa có bài viết giải thích tại sao Washington cần theo dõi những sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam.
Murray Hiebert, Phó Giám đốc và Kyle Springer, Chủ tịch Sumitro về Nghiên cứu Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở Washington (CSIS) nói điều cần theo dõi nhất là Điều 19 của sửa đổi Hiến pháp đang được Quốc hội xem xét thông qua trong kỳ họp hiện nay.

Một số nhà lãnh đạo Việt Nam nói họ muốn duy trì Điều 19 của Hiến pháp về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Hai cây viết của CSIS nói điều này trái với Bấmcam kết muốn tham gia Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương mà ông Trương Tấn Sang đưa ra khi Bấmthăm Hoa Kỳ hồi tháng Bảy và những tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng trong tháng trước với hãng Bloomberg cũng ở Hoa Kỳ về việc tạo ra sân chơi bình đẳng cho doanh nghiệp nhà nước và nước ngoài trong vòng năm năm tới.
Bản thân Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương cũng có điều khoản đòi hỏi các nước tham gia phải coi các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài như nhau, theo hai cây viết.
Họ cũng dẫn lời các quan chức Hoa Kỳ nói rằng cho tới nay Việt Nam là một trong những nước hợp tác tích cực nhất trong đàm phán để ký kết hiệp định và sự hợp tác này có cả trong những lĩnh vực được cho là khó khăn như doanh nghiệp nhà nước và mở cửa thị trường.

Hấp dẫn thứ hai

Hoa Kỳ hy vọng sẽ sớm hoàn tất đàm phán TPP.
BấmHai tác giả Hiebert và Springer cũng nói những tranh cãi về vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam diễn ra trong lúc nền kinh tế đã tăng trưởng chậm lại ở mức hơn 5% so với mức 7% mà Hà Nội mong muốn.
Đầu tư nước ngoài cũng đã chậm lại và đóng góp 51,6% vào Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam trong năm 2012 so với 53.3% của năm 2010.
Mặc dù vậy, hai cây viết dẫn một Bấmkhảo sát mới đây về triển vọng kinh doanh tại các nước ASEAN trong năm 2014 do Phòng Thương mại Mỹ và Phòng Thương mại Mỹ ở Singapore mà theo đó các doanh gia Mỹ coi Việt Nam là điểm đến hấp dẫn thứ hai ở Đông Nam Á, sau Indonesia.
Số doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam cũng đã giảm xuống 1.300 từ con số 12.000.
Nhưng, họ nói, việc để tồn tại nền kinh tế hai tầng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước đi về hai hướng khác nhau gây tác hại xấu tới tiềm năng phát triển của đất nước cũng như khả năng cạnh tranh để thu hút đầu tư nước ngoài.
Hai tác giả nói chính quyền và các doanh gia Hoa Kỳ muốn thấy Hà Nội có các bước đi để khẳng định các cam kết cải cách mà họ đã đưa ra và chứng tỏ họ là đối tác khả tín giữa lúc Washington và Hà Nội đẩy nhanh đàm phán về Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương.

Không có nhận xét nào: