Pages

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Trần Khải – Hối Lộ: Từ Nhật Tới TQ

Cầm tiền hối lộ, không mấy khi bị lộ… Vì cả người hối lộ và người nhận hối lộ đều muôn cho xong việc. Nhất là khi, các dự án cần bôi trơn trị giá tới bạc triệu đôla, bạc tỷ đôla — thì sá gì, chuyện hối lộ, mình không làm thì gói thầu sẽ chauy sang hãng khác.
Tuy nhien6, hối lộ liên quan tới rút ruột công trình. Chúng ta đã từng thấy bê-tông cốt tre, thay vì cốt sắt, như tại dự án xây dựng hệ thống cống thoát nước TP.Cần Thơ. Và thấy cả những đinh ốc bù lon dỏm, như vụ cầu treo sập mới đây ở Lai Châu làm 9 người chết và vài chục người bị thương. Do vậy, hễ hối lộ để tranh gói thầu dự án, là phải có gì bù đắp lại.

Bể gần nhất là chuyện mới mấy hôm nay. BBC ghi theo thông tin từ Nhật Bản:
“Hôm 24/3, JTC nói với hãng tin AFP rằng họ đang điều tra sau khi có tin chủ tịch JTC thừa nhận việc hối lộ ở ba nước, gồm Việt Nam. JTC nói đã thành lập ủy ban nội bộ để điều tra. Người phát ngôn nói: “Chúng tôi xin lỗi vì khiến cổ đông, đối tác và những người liên quan lo lắng và phiền toái. Nhưng không thể bình luận thêm cho đến khi ủy ban độc lập loan báo kết quả điều tra.” Văn phòng Công tố Tokyo cũng từ chối bình luận về cáo buộc của báo Nhật Yomiuri.”
Trong khi đó, bản tin RFI cho biết (chú thích ra tiền đôla do VB ước tính):
“Trong thời gian từ 02/2008 đến 02/2014, công ty JTC đã đưa hối lộ 40 lần, với tổng số tiền là 130 triệu yen (xấp xỉ một triệu euro = 1.39 triệu đôla).
Cụ thể, JTC dường như hối lộ các quan chức Việt Nam khoảng 80 triệu yen (782473 đôla), để được trúng thầu hợp đồng trị giá 4,2 tỷ yen (41.1 triệu đôla), chi cho các quan chức Indonesia khoảng 30 triệu yen, để có được các dự án với tổng giá trị là 2,9 tỷ yen, và đút lót cho các giới chức Uzbekistan 20 triệu yen, để giành được các hợp đồng trị giá 700 triệu yen.”
Nếu nói ngắn gọn, hối lộ khoản đó là 800 ngàn đôla. Tiền này không lẽ chỉ các quan chức Ban quản lý các dự án đường sắt ăn riêng, không lẽ không chia cho cấp cao hơn?
Nếu tiền này chia cho ông sếp lớn nhất ở Tổng Công ty Đường sắt, không lẽ chỉ ngừng nơi đây mà không chia cho ông Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải?
Than ôi, bây giờ mới thấy ngành đường sắt tại sao cứ đòi làm dự án đường sắt cao tốc theo kỹ thuật Nhật Bản, bởi vì đường dây móc nối hối lộ đã có sẵn rồi.
Chuyện nhận hối lộ từ phía công ty Nhật Bản này không phảỉ là cá biệt. Vì bản tin VOA nhắc lại:
“Đây không phải là lần đầu tiên giới chức Việt Nam bị cáo buộc nhận hối lộ từ công ty của Nhật Bản. Hồi năm 2008, tờ Yomiuri Shimbun cũng từng đưa tin về việc ông Huỳnh Ngọc Sĩ, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải đồng thời là Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đại lộ Đông Tây thành phố Hồ Chí Minh, nhận hối lộ từ công ty Tư vấn Quốc tế Thái Bình Dương của Nhật để cho công ty này thắng thầu dự án. Năm 2010, ông Sĩ bị tòa án ở Việt Nam tuyên án tù chung thân về ‘tội nhận hối lộ’…”
Chết người vì bị rút ruột công trình? Có vẻ như với các quan chức chỉ là chuyện nhỏ.
Một điều chúng ta nên suy nghĩ thêm, những khoản tiền hối lộ khổng lồ khác từ Bắc Kinh bơm vào Việt Nam hẳn không phải chỉ đơn giản là muốn kiếm lợi tức nhỏ lẻ… Haỹ suy nghĩ, họ có thể đã bơm tiền hối lộ để dàn dựng ra chuyện này, chuyện nọ để mua đất, mua biển Việt Nam.
Thậm chí, chúng ta có thể nêu ngờ vực rằng, trận đánh chiếm đảo Gạc-ma trong quần đaỏ Trường Sa năm 1988 cũng là do tiền hối lộ đi vào Hà Nôị, để rồi sắp xếp chuyện một màn hải chiến đơn phương như thế? Và rồi sau đó, tiền cũng đưa sang để mua sự im lặng của các quan chức Việt Nam, có phải không? Chúng ta không có chứng cớ cụ thể, nhưng những gì đã xảy ra, đặc biệt là lệnh buộc Hải quân buông súng năm 1988 làm chúng ta phải suy nghĩ như thế.
Một bài viết trên mạng Bauxite VN của tác giả Hoàng Mai, đăng ngày 24-3-2014, làm tăng thêm nỗi lo.
Công ty Nhật hối lộ vì lợi nhuận, nhưng công ty Trung Quốc hối lộ có thể là để “trăm năm trồng người, ngàn năm chiếm đất” vậy.
Bài viết dẫn ra bản tin từ báo Đất Việt nêu câu hỏi: “Trung Quốc “đổ” 400 triệu USD vào Nam Định để làm gì?”
Bài báo Đất việt ghi rằng:
“Theo đề án của các nhà đầu tư Trung Quốc, sắp có khu công nghiệp dệt may quy mô lớn nhất Việt Nam được xây dựng tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định. Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định vừa cho biết, sau quá trình khảo sát thực tế, liên danh gồm 3 nhà đầu tư: Foshan Sanshui Jialida (Trung Quốc), Luenthai (Hồng Kông) và Công ty CP Đầu tư Vinatex (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) đã quyết định thực hiện Đề án thành lập KCN Dệt may Rạng Đông tại tỉnh Nam Định. Đề án dự kiến cho thấy, KCN Dệt may Rạng Đông có quy mô khoảng 1.500 ha, thu hút khoảng trên 200 nghìn lao động”.
Tới 200 nghìn lao động? Tức là 20 sư đoàn công nhân? Có bao nhiều công nhân naỳ sẽ là ngưoòi Trung Quốc sang?
Tác giả Hoàng Mai viết:
“Không khó để nhận ra rằng, trong điều kiện các doanh nghiệp nhà nước và các Tập đoàn Nhà nước của Việt Nam đang nợ đầm đìa, có nguy cơ phá sản bất kỳ lúc nào, thì việc có mặt của Công ty CP Đầu tư Vinatex (Tập đoàn Dệt may Việt Nam) trong “liên danh” nói trên chỉ là hình thức, làm bình phong cho Trung Quốc mà thôi, tựa như 60% doanh nghiệp khai khoáng của Việt Nam hiện nay là của Trung Quốc mà báo chí đã đưa tin.
Quy mô KCN dự kiến là 1.500 ha (15 km2), tính ra, bằng 1/6 tổng diện tích toàn huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (250,47 km2); đặc biệt, quy mô sử dụng lao động khoảng 200 nghìn người, tương đương với dân số toàn huyện Nghĩa Hưng vào năm 2007 (202,281 nghìn người). Trong số 200 nghìn người mà dự án này yêu cầu, chắc chắn ít nhất sẽ có 20 nghìn (bằng 1/10 số yêu cầu) người Trung Quốc sang để vào làm việc, vì tỉnh Nam Định và các tỉnh lân cận không thể đáp ứng được. Đây rõ ràng là một bài toán “di dân” của người Trung Quốc một cách hợp pháp, chỉ cần đút lót cho quan chức địa phương thì sự việc sẽ rất dễ dàng….”(hết trích)
Vâng, bây giờ nêu câu hỏi từ bài học Crimea… khi dân Trung Quốc tràn ngập đông như thế, nếu Bắc Kinh quyết định làm kiểu như Putin khi sáp nhập Crimea vào Nga, nghĩa là sáp nhập các huyện đông dân Tàu vào Hoa Lục thì sao?
Đồng tiền hối lộ nào ở đây vậy, sao cho dễ như thế?
Đó là chưa kể, theo tác giả Hoàng Mai, khi phân tích về các cảng biển chiến lược của VN sẽ bị chẹn yết hầu. Lo vậy.

Không có nhận xét nào: