Sau khi hạ đặt phi pháp giàn khoan 981 không thành công, Trung Quốc đã tổ chức liên tiếp các cuộc tập trận đe dọa, ý đồ nhằm vào Việt Nam rất rõ ràng.
Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ quy mô lớn trên Biển Đông (nguồn báo Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 26 tháng 8 năm 2014) |
Một số trang mạng Trung Quốc, Hồng Kông trong các ngày cuối tháng 8/2014 đã đăng một số bài viết và loạt ảnh về cuộc tập trận đổ bộ lập thể quy mô lớn diễn ra trên Biển Đông vào trung tuần tháng 8 của Hạm đội Nam Hải.
Báo Trung Quốc không nói rõ vùng biển cụ thể nào ở Biển Đông. Đây là một cuộc tập trận đánh chiếm đảo, có sự tham gia của binh sĩ hải quân đánh bộ, tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn, tàu đệm khí, xe chiến đấu đổ bộ, xuồng máy, trực thăng…
Đáng chú ý, báo Trung Quốc gắn cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Philippines vừa tuyên bố tàu Trung Quốc đã mở rộng phạm vi tuần tra (phi pháp) ở bãi Cỏ Rong trên Biển Đông, tiến hành thả phao tiêu hàng hải ở vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Philippines cho biết, sẽ kiên quyết phá hủy những phao tiêu này của Trung Quốc.
Tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 25 tháng 8 cũng đưa tin cho rằng, một biên đội đổ bộ trên biển của Hải quân Trung Quốc đã tiến hành tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo. Bài báo cho biết, tham gia chỉ huy cuộc tập trận có lữ tưởng lữ đoàn đánh bộ Trần Vệ Đông, Hạm đội Nam Hải.
Theo bài báo, trong cuộc diễn tập này không bố trí kịch bản gốc, tùy thời cơ mà đưa ra tình huống, việc triển khai binh lực phải tự phối hợp, lần đầu tiên hệ thống giao chiến mô phỏng laser tiến hành đánh giá tổng hợp về tình hình chiến trường, sử dụng hỏa lực và tình hình tổn thất, kiểm nghiệm hiệu quả tố chất chiến thuật của binh sĩ quân xanh, quân đỏ và tính năng kỹ chiến thuật của binh lực, vũ khí trang bị.
Báo Trung Quốc không nói rõ vùng biển cụ thể nào ở Biển Đông. Đây là một cuộc tập trận đánh chiếm đảo, có sự tham gia của binh sĩ hải quân đánh bộ, tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn, tàu đệm khí, xe chiến đấu đổ bộ, xuồng máy, trực thăng…
Đáng chú ý, báo Trung Quốc gắn cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh Philippines vừa tuyên bố tàu Trung Quốc đã mở rộng phạm vi tuần tra (phi pháp) ở bãi Cỏ Rong trên Biển Đông, tiến hành thả phao tiêu hàng hải ở vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Philippines cho biết, sẽ kiên quyết phá hủy những phao tiêu này của Trung Quốc.
Tờ “Tin tức Trung Quốc” ngày 25 tháng 8 cũng đưa tin cho rằng, một biên đội đổ bộ trên biển của Hải quân Trung Quốc đã tiến hành tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo. Bài báo cho biết, tham gia chỉ huy cuộc tập trận có lữ tưởng lữ đoàn đánh bộ Trần Vệ Đông, Hạm đội Nam Hải.
Theo bài báo, trong cuộc diễn tập này không bố trí kịch bản gốc, tùy thời cơ mà đưa ra tình huống, việc triển khai binh lực phải tự phối hợp, lần đầu tiên hệ thống giao chiến mô phỏng laser tiến hành đánh giá tổng hợp về tình hình chiến trường, sử dụng hỏa lực và tình hình tổn thất, kiểm nghiệm hiệu quả tố chất chiến thuật của binh sĩ quân xanh, quân đỏ và tính năng kỹ chiến thuật của binh lực, vũ khí trang bị.
Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ quy mô lớn trên Biển Đông (nguồn báo Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 26 tháng 8 năm 2014) |
Cuộc diễn tập diễn ra trong thời điểm tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng, Trung Quốc vừa hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, bị Việt Nam đấu tranh kiên quyết và đã phải rút về vùng biển đảo Hải Nam.
Ngoài cuộc tập trận đánh chiếm đảo đá trên, trên các trang mạng Trung Quốc gần đây cũng tiết lộ, Trung Quốc vừa tập trận bảo vệ giàn khoan trên Biển Đông, rõ ràng có ý đồ nhằm vào Việt Nam.
Trong các hình ảnh tập trận trên tờ “Tin tức Trung Quốc” có một số chú thích đáng chú ý như: Có phân tích cho rằng, trong hoạch định chiến lược đáp trả phong tỏa tầm xa của quốc gia bá quyền, Trung Quốc phải coi Australia là một trục chiến lược quân sự của chủ nghĩa bá quyền để tính toán. Australia ở nam bán cầu, cách Trung Quốc hầu như rất xa, nhưng cách Biển Đông chỉ khoảng 3.000 km.
Ngoài ra, bài báo dẫn “báo Nhật” cho rằng, hiện nay, Trung Quốc đã phong tỏa bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Philippines kiểm soát), có ý đồ ngăn chặn Philippines tiếp tế cho binh sĩ Thủy quân lục chiến trên chiếc tàu cũ mắc cạn ở bãi cạn này. Điều này làm cho bãi Cỏ Mây trở thành một trong những khu vực điểm nóng bùng phát xung đột chủ yếu của Biển Đông.
Ngoài cuộc tập trận đánh chiếm đảo đá trên, trên các trang mạng Trung Quốc gần đây cũng tiết lộ, Trung Quốc vừa tập trận bảo vệ giàn khoan trên Biển Đông, rõ ràng có ý đồ nhằm vào Việt Nam.
Trong các hình ảnh tập trận trên tờ “Tin tức Trung Quốc” có một số chú thích đáng chú ý như: Có phân tích cho rằng, trong hoạch định chiến lược đáp trả phong tỏa tầm xa của quốc gia bá quyền, Trung Quốc phải coi Australia là một trục chiến lược quân sự của chủ nghĩa bá quyền để tính toán. Australia ở nam bán cầu, cách Trung Quốc hầu như rất xa, nhưng cách Biển Đông chỉ khoảng 3.000 km.
Ngoài ra, bài báo dẫn “báo Nhật” cho rằng, hiện nay, Trung Quốc đã phong tỏa bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Philippines kiểm soát), có ý đồ ngăn chặn Philippines tiếp tế cho binh sĩ Thủy quân lục chiến trên chiếc tàu cũ mắc cạn ở bãi cạn này. Điều này làm cho bãi Cỏ Mây trở thành một trong những khu vực điểm nóng bùng phát xung đột chủ yếu của Biển Đông.
Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ quy mô lớn trên Biển Đông (nguồn báo Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 26 tháng 8 năm 2014) |
Báo Trung Quốc cho rằng, Quân đội Philippines tổ chức du lịch tới một số đảo tranh chấp sẽ “bị Trung Quốc phản đối mạnh mẽ”. Đồng thời đe dọa rằng, nếu Philippines thực hiện hoạt động du lịch nêu trên thì có khả năng xảy ra một cuộc xung đột quân sự.
Bài báo còn cho rằng, Việt Nam và Mỹ ngày càng xích lại gần nhau, nhưng Việt Nam bày tỏ không có ý định “chia đôi đường” với láng giềng phương Bắc (Trung Quốc), bởi vì hai nước có cùng chế độ chính trị và Việt Nam “lệ thuộc kinh tế” vào Trung Quốc ở mức độ nhất định.
Bài báo dẫn lời tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho biết, Mỹ hoàn toàn không ép Việt Nam phải lựa chọn đứng về Bắc Kinh hay Washington, “nhưng tôi thừa nhận, cái bóng đen của Trung Quốc không thể tránh khỏi bao trùm lên cuộc đối thoại” (trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua của tướng Dempsey).
Trên các trang mạng Trung Quốc ngày 26 tháng 8 cũng đã đăng một số bài viết phản ánh chuyến thăm Trung Quốc để làm dịu tình hình, giữ gìn đại cục quan hệ Việt-Trung của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bài báo còn cho rằng, Việt Nam và Mỹ ngày càng xích lại gần nhau, nhưng Việt Nam bày tỏ không có ý định “chia đôi đường” với láng giềng phương Bắc (Trung Quốc), bởi vì hai nước có cùng chế độ chính trị và Việt Nam “lệ thuộc kinh tế” vào Trung Quốc ở mức độ nhất định.
Bài báo dẫn lời tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho biết, Mỹ hoàn toàn không ép Việt Nam phải lựa chọn đứng về Bắc Kinh hay Washington, “nhưng tôi thừa nhận, cái bóng đen của Trung Quốc không thể tránh khỏi bao trùm lên cuộc đối thoại” (trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua của tướng Dempsey).
Trên các trang mạng Trung Quốc ngày 26 tháng 8 cũng đã đăng một số bài viết phản ánh chuyến thăm Trung Quốc để làm dịu tình hình, giữ gìn đại cục quan hệ Việt-Trung của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, Đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
ạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ quy mô lớn trên Biển Đông (nguồn báo Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 26 tháng 8 năm 2014) |
Liên quan đến vấn đề Biển Đông, tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 25 tháng 8 còn dẫn lời chuyên gia Trung Quốc Doãn Trác cho rằng, Trung Quốc cần tiếp tục “thực thi pháp luật” trên Biển Đông, hơn nữa phải “tăng cường mức độ thực thi pháp luật” – những hoạt động này của Trung Quốc là phi pháp.
Doãn Trác nói, Trung Quốc có thể không chỉ thả phao tiêu hàng hải (phi pháp) ở bãi Cỏ Rong, mà còn có thể thả nó (phi pháp) ở các đảo, đá ngầm khác như bãi ngầm James. Doãn Trác hung hăng cho rằng, cho dù bị nước khác phá hủy, nhưng Trung Quốc sẽ tiếp tục thả phao tiêu, Trung Quốc cũng không phải khách khí trong việc phá hủy phao tiêu của nước khác (điều này cần ngăn chặn).
Ngoài ra, trên báo “Hoàn Cầu” còn có hình ảnh được chú thích cho biết, vào mùa hè năm 2014, ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, vài chiếc tàu đã tiến ra vùng biển dự kiến. Đây là tổ chức khu thủy cảnh của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, kết hợp với lực lượng hàng không hải quân, không quân, ngư chính, hải cảnh, phân đội dân binh trên biển (hơn 10 loại lực lượng quân sự, dân sự), điều động tàu chiến mặt nước (tàu đổ bộ), thuyền máy, tàu cá do thám (vài chục chiếc), vài máy bay chiến đấu, tiến hành tập trận phòng thủ khu vực quy mô lớn.
Như vậy, trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông hiện nay, Trung Quốc luôn từ chối luật pháp quốc tế (không tham gia vụ kiện của Philippines), chỉ muốn đòi “đàm phán song phương” (bẻ từng chiếc đũa) với từng nước “có tranh chấp”, từ chối đối thoại khi đang xâm phạm chủ quyền của nước khác (hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981), bất chấp luật pháp quốc tế…
Doãn Trác nói, Trung Quốc có thể không chỉ thả phao tiêu hàng hải (phi pháp) ở bãi Cỏ Rong, mà còn có thể thả nó (phi pháp) ở các đảo, đá ngầm khác như bãi ngầm James. Doãn Trác hung hăng cho rằng, cho dù bị nước khác phá hủy, nhưng Trung Quốc sẽ tiếp tục thả phao tiêu, Trung Quốc cũng không phải khách khí trong việc phá hủy phao tiêu của nước khác (điều này cần ngăn chặn).
Ngoài ra, trên báo “Hoàn Cầu” còn có hình ảnh được chú thích cho biết, vào mùa hè năm 2014, ở vùng biển vịnh Bắc Bộ, vài chiếc tàu đã tiến ra vùng biển dự kiến. Đây là tổ chức khu thủy cảnh của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc, kết hợp với lực lượng hàng không hải quân, không quân, ngư chính, hải cảnh, phân đội dân binh trên biển (hơn 10 loại lực lượng quân sự, dân sự), điều động tàu chiến mặt nước (tàu đổ bộ), thuyền máy, tàu cá do thám (vài chục chiếc), vài máy bay chiến đấu, tiến hành tập trận phòng thủ khu vực quy mô lớn.
Như vậy, trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông hiện nay, Trung Quốc luôn từ chối luật pháp quốc tế (không tham gia vụ kiện của Philippines), chỉ muốn đòi “đàm phán song phương” (bẻ từng chiếc đũa) với từng nước “có tranh chấp”, từ chối đối thoại khi đang xâm phạm chủ quyền của nước khác (hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981), bất chấp luật pháp quốc tế…
Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ quy mô lớn trên Biển Đông (nguồn báo Phượng Hoàng, Hồng Kông ngày 26 tháng 8 năm 2014) |
Từ chối luật pháp và đối thoại, nhưng Trung Quốc lại dùng thực lực, dùng quân sự liên tục uy hiếp, đe dọa nước khác, điển hình như cướp bãi cạn Scarborough từ tay Philippines, cho giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 cùng một đội tàu chiến, máy bay quân sự, tàu hải cảnh… khổng lồ vào xâm lược vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, ra sức "khủng bố" Việt Nam bằng các hành động như đâm chìm tàu cá, đâm dã man tàu thực thi pháp luật)…
Ngoài ra, gần đây, Trung Quốc lại tích cực tổ chức các cuộc tập trận ở Biển Đông, rõ ràng là có ý đồ răn đe vũ lực, uy hiếp các “nước nhỏ” ở ven Biển Đông, thể hiện tư tưởng: khi bị bất lợi về pháp lý, về dư luận thì dùng vũ lực.
Việc dùng vũ lực theo Bắc Kinh là "làm sao cho có lợi, vẫn có thể thu hồi (xâm lược, phi pháp) mà không đến nỗi để xảy ra chiến tranh" (ví dụ trường hợp cướp bãi cạn Scarborough từ tay Philippines, hay muốn biến vùng biển chủ quyền của Việt Nam thành vùng biển tranh chấp như vừa qua – điều này Trung Quốc đã không thực hiện được). Đây là một thủ đoạn thâm độc, cần kiên quyết ứng phó.
Rõ ràng, chủ trương “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông là bất hợp pháp, không có bất cứ căn cứ lịch sử, pháp lý nào, không được bất cứ nước nào chấp nhận. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam buộc phải tiếp tục kiên quyết đấu tranh, “trường kỳ kháng chiến” bác bỏ triệt để yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò”, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng.
Ngoài ra, gần đây, Trung Quốc lại tích cực tổ chức các cuộc tập trận ở Biển Đông, rõ ràng là có ý đồ răn đe vũ lực, uy hiếp các “nước nhỏ” ở ven Biển Đông, thể hiện tư tưởng: khi bị bất lợi về pháp lý, về dư luận thì dùng vũ lực.
Việc dùng vũ lực theo Bắc Kinh là "làm sao cho có lợi, vẫn có thể thu hồi (xâm lược, phi pháp) mà không đến nỗi để xảy ra chiến tranh" (ví dụ trường hợp cướp bãi cạn Scarborough từ tay Philippines, hay muốn biến vùng biển chủ quyền của Việt Nam thành vùng biển tranh chấp như vừa qua – điều này Trung Quốc đã không thực hiện được). Đây là một thủ đoạn thâm độc, cần kiên quyết ứng phó.
Rõ ràng, chủ trương “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông là bất hợp pháp, không có bất cứ căn cứ lịch sử, pháp lý nào, không được bất cứ nước nào chấp nhận. Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, Việt Nam buộc phải tiếp tục kiên quyết đấu tranh, “trường kỳ kháng chiến” bác bỏ triệt để yêu sách chủ quyền “đường lưỡi bò”, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng.
(Giáo Dục)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét