Students at the Chinese University of Hong Kong on Monday, protesting proposed rules that would strengthen the role of China in the city’s elections. CreditLam Yik Fei/Getty Images |
Nhớ khi xưa trong Chiến Tranh Việt Nam, khi Mỹ chưa vào cũng như khi Mỹ đã vào, người dân Việt Nam “chạy giặc”, là chạy về vùng người Việt Quốc gia, có đồn bót, có dân vệ, nghĩa quân, bảo an, địa phương quân danh xưng tuỳ thời nhưng một nhiệm vụ là bảo quốc an dân. Chớ không có ai chạy vô bưng biền theo Cộng sản. Những ngày cuối cùng của Chiến Tranh VN, thời Mỹ cuốn cờ toà đại sứ Mỹ ở Saigon, một cuộc di tản vô tiền khoáng hậu trong lịch sử VN bắt đầu. Bộ phim “Last Days in Vietnam.” (Những Ngày Cuối Tại Việt Nam), do Rory Kennedy cháu TT Kennedy đạo diễn cho thấy cảnh hoảng loạn tận cùng của người Việt Quốc gia tìm đường thoát thân khỏi ách CS. Đó mới là đoạn đầu con đường khổ ải của người dân Việt vượt biên, vượt biển vô cùng nguy hiểm, chết chóc suốt nhiều chục năm sau.
Không phải riêng người VN di tản tỵ nạn CS trong thời chiến, mà người Trung Hoa, Nam Hàn, Cuba cũng tìm cách di tản ra khỏi gộng kềm của CS. Rất nhiều sáng kiến, người thì xin du học lén ở lại các nước tự do. Người thì qua Mỹ sanh con để con ở lại. Người thì mang nửa triệu Đô la qua Canada, Mỹ, Úc để đầu tư được ở lại. Con đường chỉ một chiều đi từ chế độ CS qua chế độ tự do. Rất it có ai từ xứ Tự do về ở lại luôn xứ CS.
Theo dõi cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ của dân chúng Hồng Kông tự do 17 năm sau bị Trung Cộng cộng sản hoá, và Saigon sau 39 năm bị CS Bắc Việt cộng sản hoá, người ta không khỏi ngạc nhiên trước một nghịch lý bên ngoài nhưng thuần lý bên trong sau đây. Tự do là quyền lực mềm, yếu nhưng về lâu về dài ảnh hưởng thay đổi chế độ độc tài cứng rắn.
TC, CS chiếm cả một lục địaTrung Quốc, quân đội và công an thừa sức diệt chủng Trung Hoa, chớ đừng nói dân chúng Hồng Kông chỉ có trên bảy triệu dân. Nhưng về kinh tế tài chánh, theo báo Wall Street Journal cho biết, Hồng Kông là mảnh đất đặc biệt “màu mỡ” sanh ra nhiều triệu phú. Trong vòng 5 năm qua, tốc độ lên triệu phú là 27% mỗi năm. Sở dĩ như thế vì nhờ Hồng Kong có di sản tự do, dân chủ là điều kiện phát triễn và hiện Anh đã trả lại cho TC nhưng theo qui chế một quốc gia hai chế độ, tương đối còn tự do, dân chủ trong kinh tế. Và về chánh trị 17 năm sau khi Anh trả lại nhượng địa Hồng Kông cho TC, Hồng Kông được hưởng qui chế một quốc gia với TC nhưng hai chế độ chánh trị, Hồng Kông cố gắng đấu tranh giữ gìn tự do, dân chủ của mình, không những không bị TC cộng sản hoá mà còn ảnh hưởng phần nào đến chánh trị độc tài đảng tri CS của TC trong lục địa nữa. Hoàn tác khác với dự đoán của các nhà bình luận khi Thủ Tướng Anh Thatcher hoàn trả Hồng Kông cho Ô Đạng tiểu Bình, tin rằng Hồng Kông một trung tâm tài chính lớn ở Châu Á sẽ suy tàn, sụp đổ trong gông cùm CS; chuyển ngữ tiếng Quảng Đông của 7 triệu người Hồng Kong sữ dụng cũng bị chìm lỉm trong chuyển ngữ tiếng Quan Thoại của Bắc Kinh CS.
Thế nhưng những tiên liệu đó đã không xảy ra, Hồng Kông với một xã hội dân sự sôi sục, với di sản của tự do dân chủ, với dịnh chế tài chánh tự do, vẫn bảo tồn được bản sắc riêng của mình. Chẳng những bảo tồn được bản sắc mà Hồng Kông còn ảnh hưởng vào đồng bào mình trong lục địa nữa.Tự do ngôn luận, hoạt động tích cực của các tổ chức xã hội dân sự từ Hồng Kông đang lan sang ảnh hưởng tới bầu không khí chính trị của tỉnh Quảng Đông nằm kế bên.
Bất cứ những quyết định nào xâm hại tới tinh thần tự do, dân chủ của xã hội Hông Kông thì dân chúng chống TC tối đa. Như năm 2003, TC âm mưu đưa vào luật pháp Hồng Kông tội «xâm hại an ninh quốc gia», một tội danh mà TC thường dùng để kết án những nhà ly khai, những nhà đấu tranh cho nhân quyền, dân Hồng Kông chống đến khi nào TC ngung mới thôi.
Gần đây TC manh nha đưa cơ chế bàu cử CS “đảng cử dân bầu” của CS vào sinh hoạt chánh trị xã hội Hồng Kông, dân chúng Hồng Kông vùng lên chống TC càng mạnh, càng rộng hơn. Dân Hồng Kông đòi phổ thông đầu phiếu, đòi ứng cử tự do, chống TC dự định buộc ứng cử viên phải qua sự chọn lọc của một uỷ ban thân TC, như ở VNCS, Mặt Trận Tổ Quốc, cánh tay của Đảng CSVN sàn lọc ứng cử viên dể Quốc hội được cơ cấy trên 95% là đảng viên.
Phong trào đòi dân chủ tại khu tự trị tiếp tục diễn ra với nhiều hình thức khác nhau. Cuộc chống đối này các xã hội dân sự, các đoàn thế chánh trị, dân sư, hội đoàn đưa ra nhiều hình thức khiến TC trở tay không kịp. Nào thành lập Liên minh tranh đấu cho dân chủ kêu gọi phát động phong trào bất phục tùng công dân chống quyết định của Trung Quốc, chiếm đóng đường phố quan trọng ngay trung tâm tài chính, gọi là «Occupy Central” lên án TC muốn kiểm soát các hoạt động chính trị của Hồng Kông.
Tham gia phong trào tranh đấu, sinh viên của 20 trường đại học và cao đẳng Hồng Kông bãi khóa bỏ cả tuần. Các đoàn thể quyết liệt hơn «bất phục tùng công dân». Một số nhà đấu tranh đã thí phát: cạo trọc đầu. Hồi tháng tháng Sáu đã có đến 800.000 người tham gia cuộc trưng cầu dân ý không chính thức về cách chọn lãnh đạo do phong trào này đứng ra tổ chức.
Không phải độc tài CS mới làm đây mà đã bắt dân bầu cử theo kiểu này từ khi CS cướp được chánh quyền ở Trung Hoa và VN. Bây giờ ăn quen nhịn không quen, TC bắt Hồng Kông làm theo bài bản cũ của CS. Nhưng CS bị phản tác dụng, bị ảnh hưởng ngược ngay trong lòng chế độ. Xu thế kinh tế thi trường đã biến chủ nghĩa CS thành con nòng nọc không rụng đuôi xã hội chủ nghĩa. Phong trào đấu tranh cho độc lập đã xảy ra với các sắc tộc Duy ngô nhĩ, Tây Tạng đang là quốc gia đại sự cho TC. Phong trào đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền đang chuyển biến tư tưởng không những dân chúng mà trong hàng ngũ cán bộ đảng viên CS Trung Hoa, Việt Nam. Đó là một qui trình không thể đảo ngược nữa. Phàm trong chánh trị nếu phong trào nhân dân phát khởi, giai đoạn đầu mà nhà cấm quyền không dập tắt được, thì nó sẽ làm cho chề độ suy tàn, sụp đổ trong tương lai./.(Vi Anh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét