Pages

Thứ Năm, 12 tháng 2, 2015

Điểm lại những phi vụ đen của ngân hàng HSBC




Ảnh: blog.ukfast.co.uk

Tạp chí Rolling Stone (Mỹ) từng đưa ra nhận xét đầy châm biếm rằng: Dường như với những gì từng biết về HSBC thì ngân hàng toàn cầu này thường liên quan đến ma túy và rửa tiền.


Trước khi có sự việc của HSBC Thụy Sĩ gây xôn xao dư luận thế giới mấy ngày gần đây, một số tin bài đăng trên TNO đã từng nói lại vanh vách những phi vụ đen bị đưa ra ánh sáng của ngân hàng HSBC toàn cầu:

Sai lầm nối tiếp sai lầm?

TNO dẫn nguồn tạp chí Rolling Stone kể: số là từ năm 1840-1860, chính phủ Anh đã tiến hành 2 cuộc chiến tranh nha phiến với triều đình Mãn Thanh (Trung Quốc phong kiến) để đòi quyền tự do mua bán thuốc phiện ở Trung Quốc.

Nhà Thanh thất bại trong cả 2 cuộc chiến nên phải chấp thuận việc nước ngoài buôn bán nha phiến ở đất nước mình. Ngoài ra, Trung Quốc còn phải mở nhiều cảng hơn cho nước ngoài thông thương, nhượng Hồng Kông cho Anh.

Giữa bối cảnh thời hậu chiến như thế, HSBC ra đời (1865) với vai trò “hỗ trợ giao thương giữa châu Âu với Trung Quốc”. Vì thế, số tiền ngày trước mà HSBC chịu trách nhiệm chuyển tiếp chắc chắn có liên quan đến những hoạt động mua bán nha phiến.

Ở thời hiện đại, theo Rolling Stone, HSBC cũng nhúng chàm với giới buôn ma túy nhưng lại là ở Mexico. Cụ thể là băng nhóm Sinaloa bị cáo buộc gây ra hàng loạt vụ thanh toán, thủ tiêu với số nạn nhân có khi lên đến hàng chục người mỗi lần. 


BBC từng dẫn báo cáo của ban điều tra thuộc Thượng viện Mỹ dày 330 trang, công bố vào trung tuần tháng 7.2012 cho hay:

Chi nhánh của HSBC tại Mexico đã chuyển khoản 7 tỉ USD tiền mặt sang chi nhánh Mỹ khoảng 2007-2008. Con số này nhiều hơn bất cứ chi nhánh nào chuyển cho HSBC Mỹ. 


Mà một lượng lớn trong số tiền đó bắt nguồn từ những lợi nhuận bất chính do buôn bán ma túy. Vì thế, giới chức Mỹ lo ngại nỗ lực chống buôn lậu ma túy từ Mexico sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Thậm chí, Mexico có thể trở thành điểm trung chuyển giúp các nhóm buôn ma túy khắp thế giới tuồn tiền bẩn để sang rửa tại Mỹ.


Có ý kiến đặt ra rằng phải chăng ban lãnh đạo HSBC “thiếu năng lực” hay vì một nguyên nhân nào khác?

Tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ (7.2012), Giám đốc điều hành HSBC Stuart Gulliver phải muối mặt xin lỗi về những sai lầm đáng xấu hổ trong hoạt động kiểm soát chống nạn rửa tiền. 

Tuy nhiên, nhóm lãnh đạo HSBC biện minh rằng sai lầm đó là vì thất bại trong việc chống rửa tiền.


Cỡ nào HSBC cũng chơi



Không chỉ rửa tiền cho tội phạm buôn ma túy, HSBC còn bị cho là đã nhúng chàm với nhiều đối tượng khác. 


Theo Rolling Stone, ngân hàng này đã tiếp tay cho việc rửa tiền. Nhiều dữ liệu cho thấy HSBC đang “ăn nên làm ra” ở Cayman, nơi nổi tiếng là thiên đường trốn thuế. Chi nhánh HSBC tại Cayman từng có đến 50.000 tài khoản với tổng giá trị lên đến 2,1 tỉ USD. Ngay cả khi bị Thượng viện Mỹ điều tra, số tài khoản mờ ám này vẫn còn ở mức 20.000 với tổng giá trị khoảng 670 triệu USD.

Ngoài ra, theo báo cáo của thượng viện Mỹ, ngân hàng này còn lén lút giao dịch với một số quốc gia bị Mỹ trừng phạt về kinh tế tài chính như Iran, Myanmar, Triều Tiên. 


Báo cáo chỉ ra rằng HSBC Mỹ bí mật tiến hành hơn 28.000 giao dịch đáng ngờ từ năm 2001-2007. Tổng số giao dịch này có trị giá lên đến 19,7 tỉ USD và phần lớn liên quan đến Iran. Ngoài ra, 2 chi nhánh của HSBC ở châu Âu và Trung Đông còn thường xuyên thay đổi các thông tin giao dịch để che giấu việc liên quan đến Iran. 


Nghiêm trọng hơn, tập đoàn tài chính này còn bị cáo buộc đã tiếp tay cho Ngân hàng Al Rajhi ở Ả Rập Xê Út. Dù Al Rajhi nhiều lần chối bỏ nhưng vẫn bị cáo buộc đã dính líu đến những người hậu thuẫn tài chính cho lực lượng Al-Qaeda.


Ngoài ra, trong 4 năm gần nhất tính từ 2012, HSBC đã rửa 290 triệu USD từ các séc du lịch thanh toán bất chính của một ngân hàng Nhật Bản. HSBC cũng là một trong những ngân hàng bị điều tra vì thao túng lãi suất liên ngân hàng ở Anh.


Với những “trọng tội” trên, HSBC khá may mắn khi chỉ bị phạt 1,92 tỉ USD (2012), đặc biệt là chưa có quan chức nào của ngân hàng này bị lãnh án. Chỉ có giám sát trưởng HSBC toàn cầu David Bagley tuyên bố từ chức sau vụ việc HSBC Mexico.


Cho nên, có ý kiến đặt ra rằng phải chăng ban lãnh đạo HSBC “thiếu năng lực” hay vì một nguyên nhân nào khác?


Tổng hợp từ TNO

Không có nhận xét nào: