Pages

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

40 năm sau khi rút khỏi Sài Gòn: Việt Nam và Hoa Kỳ đã tìm được những điểm chung chiến lược

Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp gỡ Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại Phòng Bầu dục ở Washington, ngày 25 tháng 7 năm 2013. (Dennis Brack-Pool/Getty Images)
Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp gỡ Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tại Phòng Bầu dục ở Washington, ngày 25 tháng 7 năm 2013. (Dennis Brack-Pool/Getty Images)

Ngày 30 tháng 4, khi Việt Nam và Hoa Kỳ đánh dấu mốc 40 năm kết thúc cuộc chiến tranh khốc liệt, thì việc hai nước đã có những bước tiến xa trong việc bình thường hóa quan hệ là một điều bất ngờ. Chắc hẳn rằng sự gắn kết giữa hai nước có thể sẽ được thắt chặt hơn nữa ở những lĩnh vực khác, đặc biệt là hợp tác về quân đội. Điều khiến Hoa Kỳ bận tâm là những quan ngại về nhân quyền, cụ thể là việc Hà Nội nhốt giam các blogger, nhưng đối với Việt Nam, mối lo tập trung vào việc liệu người hàng xóm khổng lồ Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao.

Năm nay có vẻ như Việt Nam sẽ có hai ưu tiên chính trong việc thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ: đón tiếp tổng thống Barack Obama ở Hà Nội và đảm bảo cho cuộc gặp gỡ của lãnh đạo Đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng. Khi Washington bày tỏ tín hiệu ông Trọng sẽ được mời đến thăm Washington, Trung Quốc đã tìm cách chặn bước người Mỹ bằng cách gửi cho ông Trọng thiệp mời đến thăm Bắc Kinh vào phút chót. Trong khi Bắc Kinh chào đón lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam hồi đầu tháng 4, thì Việt Nam lại đang đón chào các chiến hạm hải quân của Hoa Kỳ cho hoạt động tập trận hằng năm ngoài khơi thành phố biển Đà Nẵng, như thể để bày tỏ ý định cân bằng hai mối quan hệ gắn kết với Trung Quốc và với Hoa Kỳ.

Yếu tố then chốt khiến Việt Nam quyết định thắt chặt mối quan hệ với Hoa Kỳ trong những năm vừa qua chính là thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp phía Nam Trung Quốc (tên quốc tế của biển Đông Việt Nam). Gần đây nhất, Trung Quốc đang thay đổi thực trạng trên vùng biển này bằng cách hút cát rồi bơm lên những rặng san hô, biến vùng này thành những hòn đảo nhân tạo mới thuộc quần đảo Spratly (quần đảo Trường Sa), cũng là những quần đảo thuộc tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, Philipines và Malaysia. Có vẻ như Trung Quốc đang tạo ra các tiền đồn để tiến hành tuần tra trên không và trên biển trong phạm vi bán kính 1.000 dặm ngoài khơi bờ biển phía nam nước này.

Năm 2009, tàu của Trung Quốc bắt đầu phá hoại các hoạt động khai thác của công ty PetroVietnam ở vùng biển phía Nam Trung Quốc.

Việt Nam quan ngại về những hành động của Trung Quốc ở vùng biển Nam Trung Quốc từ năm 2009, khi đó tàu của Trung Quốc bắt đầu phá hoại các hoạt động khai thác dầu khí của công ty PetroVietnam và các đối tác nước ngoài ngoài khơi vùng biển Việt Nam. Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, trong đó một số là mang tính chất bạo lực, đã nổ ra hồi tháng 5 năm 2014 sau khi Trung Quốc dựng dàn khoan dầu thuộc sở hữu của Tổng Công Ty Dầu Khí Hải Dương Trung Quốc ở những vùng nước tranh chấp ngoài khơi bờ biển miền trung Việt Nam .

Kể từ khi Hoa Kỳ và Việt Nam khôi phục quan hệ ngoại giao vào năm 1995, quan hệ của hai nước này ở hầu hết các lĩnh tực từ kinh tế đến quân đội, từ chính trị đến hợp tác văn hóa đã được thắt chặt hơn. Khi chủ tịch Trương Tấn Sang đến thăm Washington hồi tháng 7 năm 2013, ông và tổng thống Obama đã thông báo cam kết một quan hệ đối tác mang tính toàn diện, thể hiện quyết định đẩy mạnh quan hệ chiến lược của chính phủ hai nước.

Các mối quan hệ kinh tế song phương đã nở rộ từ năm 1994 khi Hoa Kỳ gỡ bỏ lệnh cấm đối với Việt Nam. Thương mại hai chiều đạt 36.3 tỷ đô la vào năm 2014, tăng hơn 10 lần kể từ khi hai nước ký hiệp định thương mại song phương 13 năm trước. Việt Nam ước tính rằng Hoa Kỳ đã đầu tư 11 tỷ đôla, đưa Hoa Kỳ trở thành nhà đầu tư lớn thứ 7 tại Việt Nam. Nhà đầu tư Hoa Kỳ lớn nhất là Tập đoàn Intel, tập đoàn này đã xây dựng một nhà máy thí nghiệm wafer (tấm bán dẫn) trị gía 1 tỷ đô la ở thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà đầu tư Hoa Kỳ lớn nhất là tập đoàn Intel. Tập đoàn này đã xây  một nhà máy thí nghiệm wafer trị giá 1 tỷ đôla ở thành phố Hồ Chí Minh.

Bất chấp việc những mối quan hệ thương mại của Việt Nam với nhiều nước khác trên thế giới đang phát triển, Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của nước này, trong đó thương mại hai chiều ước sẽ đạt 60 tỷ đôla vào năm nay, gần gấp đôi so với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sự phụ thuộc về mặt kinh tế của Việt Nam thậm chí còn sâu đậm hơn. Nước này phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc về việc cung cấp điện ở phía Bắc, và phần lớn đầu vào cho các đơn hàng xuất khẩu vải dệt quan trọng sang Hoa Kỳ và Châu Âu là đến từ Trung Quốc.

Để phòng thủ thêm cho nền kinh tế nước mình, Hà Nội đang hợp tác với Hoa Kỳ, Nhật Bản và 9 nước khác thuộc Hiệp Định Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại còn được gọi là TPP mà các bên đang tìm cách hoàn tất trong những tháng sắp tới. Việt Nam hy vọng TPP sẽ không chỉ giúp đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước đang hoạt động không hiệu quả của nước này mà còn mang đến cho nền kinh tế nước này các thị trường thay thế cũng như làm giảm sự phụ thuộc nặng nề của nước này đối với Trung Quốc.

Việt Nam và Hoa Kỳ cũng đang tăng cường hợp tác chính trị và an ninh. Hai nước này đã tiến hành hai cuộc đối thoại phòng thủ hằng năm ở cấp phó bộ trưởng và cùng nhau làm việc trong các lĩnh vực như an ninh biển, quân y, phản ứng khi có thảm họa, và tìm kiếm – giải cứu. Trong những năm sắp tới đây, hằng năm Việt Nam sẽ nhận được từ 5 đến 6 tàu tuần tra từ phía Hoa Kỳ nhằm tăng cường ý thức hải phận của nước này.

Tháng 10 năm ngoái, Washington đã gỡ bỏ lệnh cấm đối với việc buôn bán vũ khí cho Hà Nội, vốn đã có hiệu lực từ cuối cuộc chiến, nhằm giúp Việt Nam tăng cường an ninh biển. Sáu tháng sau, Hà Nội vẫn chưa có đơn đặt hàng nào mua vũ khí của Hoa Kỳ theo những quy định mới vì rõ ràng là nước này vẫn đang chậm chạp trong việc hiểu được các sự phức tạp trong việc mua các hệ thống vũ khí từ Hoa Kỳ. Washington cũng sẽ hứng thú trong việc tăng cường hợp tác hải quân nhiều hơn là chỉ ghé thăm ngắn ngày với 3 con tàu mỗi năm, tuy nhiên Việt Nam có vẻ chần chừ trong việc mở rộng những hợp tác này trong khi đang nỗ lực tránh làm phật lòng Trung Quốc.

Ở cấp độ chính trị, bộ trưởng bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Việt Nam hằng năm đều họp mặt để kiểm soát tiến trình hợp tác mang tính toàn diện của hai nước. Cả hai chính phủ cũng thường tổ chức các cuộc đối thoại về nhân quyền, chướng ngại lớn nhất khiến Hoa Kỳ không thắt chặt hơn các mối quan hệ. Washington đánh giá rằng tự do tôn giáo và ngôn luận trong những năm gần đây đã được cải thiện, điều này giúp cho chính phủ Hoa Kỳ có thể đề nghị Quốc Hội phần nào gỡ bỏ lệnh cấm đối với việc bán vũ khí.

Hợp tác về giáo dục và văn hóa giữa hai nước cũng đang gia tăng. Hiện tại, có 16000 học sinh, sinh viên Việt Nam đang học tại Hoa Kỳ, nhiều hơn so với bất cứ nước nào khác trong khu vực Đông Nam Á. Quốc Hội đã phê duyệt cho khoản tiền gần 18 triệu đôla để thành lập trưởng đại học tư nhân phi lợi nhuận Fulbright, trường này có hội đồng quản trị độc lập phối hợp với chính phủ Việt Nam nhằm đẩy mạnh giáo dục đại học cho nước này.

Cả hai nước cũng đang cố gắng giải quyết những hậu quả nguy hiểm còn sót lại từ cuộc chiến tranh lâu dài. Từ lâu Hà Nội đã giúp Washington tìm kiếm những quân nhân vẫn còn đang bị mất tích ở Việt Nam, và Hoa Kỳ đã bắt đầu hỗ trợ Việt Nam tìm kiếm hài cốt của những người Mỹ mất tích. Washington cũng đang giúp thu dọn tàn dư dioxin từ việc sử dụng chất độc màu da cam có liên quan đến chứng dị tật bẩm sinh và ung thư, theo các nhà khoa học. Hoa Kỳ đã dành ra hơn 65 triệu đôla để dọn sạch sân bay ở miền trung Việt Nam và đang bắt đầu tiếp công việc này tại một căn cứ quân sự trước kia ở phía bắc thành phố Hồ Chí Minh.

Những quan tâm mang tính chiến lược của Washington và Hà Nội được thực hiện rất đồng bộ với nhau trên vùng biển Nam Trung Quốc.

Những quan tâm mang tính chiến lược của Washington và Hà Nội được tiến hành rất đồng bộ với nhau trên vùng biển Nam Trung Quốc. Cà hai nước đều kêu gọi bảo đảm quyền tự do di chuyển trên biển và ủng hộ, dựa trên cơ sở các quy định, phương pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Việt Nam chào đón sự xuất hiện mang tính bảo đảm an ninh ngày càng tăng của Hoa Kỳ và những hoạt động tình báo ở khu vực vùng biển tranh chấp.

Việc Trung Quốc đặt giàn khoan ngoài khơi bờ biển Việt Nam hồi năm ngoái đóng vai trò như một hồi chuông cảnh giác đối với các lãnh đạo của Việt Nam. Nó đã giúp giải quyết, ít nhất là đối với hiện tại, cuộc chiến giữa những ai muốn bám lấy những đồng minh cộng sản ở Bắc Kinh và những ai muốn kết thân hơn với Hoa Kỳ trong vai trò như một tấm phòng thủ trước Trung Quốc.

Bất kể tốc độ hòa giải giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, người Việt Nam vẫn có những giới hạn đối với việc họ sẽ tiến bao xa trong tiến trình thắt chặt những quan hệ phòng thủ với người Mỹ. Cùng có chung một đường biên giới dài, 1280 km, và lịch sử hàng ngàn năm sống bên cạnh người hàng xóm khổng lồ, Việt Nam – cũng giống như những hàng xóm Đông Nam Á khác – đang cố gắng cân bằng các mối quan hệ và tránh phải chọn lựa giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Murray Hiebert

Murray Hiebert là thành viên cấp cao kiêm phó giám đốc của diễn đàn Sumitro Chair thuộc trung tâm Nghiên Cứu Về Đông Nam Á thuộc trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) ở Washington, DC.

Xuất bản năm 2015 bởi YaleGlobal Online và trung tâm MacMillan thuộc đại học Yale.

(Đại Kỷ Nguyên)

Không có nhận xét nào: