“… -Tôi đặc biệt cảm ơn nghệ sĩ Hoàng Cầm về những lời phê bình sắc sảo, chính xác và chân thành của anh bốn mươi năm trước đối với thơ tôi.
-Tôi khâm phục tài năng và ý chí của nghệ sĩ Đặng Đình Hưng. Đối với tôi, cuộc đời anh Hưng là một bài giảng cao cấp về niềm tin ở sự thật.
-Trần Đức Thảo là một mẫu mực của lòng say mê nghiên cứu và sáng tạo vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên lãnh vực triết học. Trần Đức Thảo đã góp phần khẳng định vị trí tiên phong của đội ngũ trí thức cách mạng kiệt xuất và hùng mạnh.
-Văn Cao là một trong những nhạc sĩ lớn nhất.
-Quang Dũng là một trong những cánh chim đầu đàn của nền thơ cách mạng Việt Nam thế kỷ 20.
-Sau Quang Dũng và Hoàng Cầm, Trần Dần cũng là cây bút hạng nặng.
-Ngoài ra phải kể thêm Hữu Loan, Lê Đạt và Phùng Quán, ba nhà thơ ba vẻ khác nhau nhưng cùng sạu sắc, nóng bỏng tính chiến đấu không kém phần lãng mạn.
-Nhà văn Phùng Cung cũng cần phải được minh oan cùng với truyện ngắn “Con ngựa già của chúa Trịnh”. Không có ẩn ý gì xấu như 40 năm trước đã bị một số người lầm tưởng”.
Nếu không có lời ghi chú đoạn văn trên trích từ: “Nhật Hoa Khanh, Gặp Tố Hữu tại biệt thự 76 Phan Đình Phùng, không ghi nhà xuất bản” và sau đó là lời bình của ông Tưởng Năng Tiến:
“Mô Phật! Cuối cùng thì Tố Hữu đã buông đao, sau khi đã làm cho vô số cuộc đời bị “rạn vỡ, bị ruồng bỏ và bị lưu đày” – nếu nói theo lời Phùng Quán” trong bài viết “Phùng Cung giữa trăng sao và mộ chí” thì phải nói là tôi không dám tin là nhà thơ VC Tố Hữu, con chim đầu đàn của nền văn chương cũi sắt của Việt Cộng lại có thể muối mặt nói dối không biết ngượng miệng như thế về các nhà thơ, nhà văn đã từng là nạn nhân của ông ta.
Như mọi người đều biết thì khi vụ Nhân văn Giai phẩm xảy ra, Tố Hữu là người chỉ đạo công tác tư tưởng và văn hóa văn nghệ thời bấy giờ,phụ trách việc đấu tố triệt hạ nhóm “Nhân văn – Giai phẩm”.
Sau khi Phạm Huy Thông, tiến sĩ, một trong những trí thức hàng đầu miền Bắc lúc bấy giờ viết bài “Một triết gia phản bội chân lý: Trần Đức Thảo” đăng trên báo Nhân Dân, số ra ngày 4-5-1958, lúc cuộc đấu tố bước vào thời kỳ cao điểm.
Sau khi nói xấu Trần Đức Thảo đủ điều, Phạm Huy Thông xoay ra “chụp mũ, quy kết chính trị” cho nhà triết học này:
“… Mùa Thu 1956, Thảo tưởng thời cơ đã đến. Từ số 3 trở đi, báo Nhân văn chuyển hướng sang chính trị một cách rõ rệt. Bài “Nỗ lực phát triển tự do dân chủ” của Trần Đức Thảo được đăng trong số báo ấy, mở đầu cho sự chuyển hướng và được nhóm Nhân văn coi như cương lĩnh của mình. Trần Đức Thảo ở trong đại học và ngoài đại học lúc nào cũng lớn tiếng đòi trả chuyên môn, đòi trục xuất chính trị ra khỏi chuyên môn… Qua thư của Hoàng Cầm và nhiều tài liệu khác nữa, cho thấy đường lối chính trị của nhóm Nhân văn là do Trần Đức Thảo trực tiếp và chủ yếu vạch ra.”
Ta thấy rất rõ ông trí thức Phạm Huy Thông đã tự đánh mất liêm sỉ tối thiểu của một nhà trí thức khi dựng đứng lên những chi tiết mà chỉ cần đọc lướt qua , ai cũng thấy ngay là bịa đặt.
“Cai thầu văn hóa, văn nghệ” Tố Hữu đã tiếp tay Phạm Huy Thông để “đánh” Trần Đức Thảo một cách tàn khốc và cật lực:
“… Chúng vu khống Đảng ta là ‘chủ nghĩa cộng sản phong kiến’ bóp nghẹt tự do, chúng vu khống những người cộng sản là ‘khổng lồ không tim’ chà đạp con người… xuyên tạc những quan hệ gai cấp trong xã hội. Trần Đức Thảo cũng đã cố tạo thế đối lập giữa lãnh đạo ‘kìm hãm tự do’ và quần chúnh lao động ‘đòi tự do’… Tất cả những luận điệu của chúng rõ ràng không nhằm mục đích nào khác là chống lại lợi ích của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội, kích thích chủ nghĩa cá nhân thối nát, tạo nên miếng đất tốt cho những hoạt động khiêu khích, phá hoại của chúng, hòng làm thất bại cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc…” (Tố Hữu: Báo cáo tổng kết cuộc tranh đấu chống nhóm phá hoại “Nhân vaăn –Giai phẩm” trong hội nghị Ban chấp hành hội Liên Hiệp Văn học-Nghệ thuật Việt Nam họp lần thứ III tại Hà Nội, ngày 4-6-1958).
Đó không phải là lần nhắc đến tên Trần Đức Thảo duy nhất trong bài nói của Tố Hữu. Ở một đoạn khác, Tố Hữu nói:
“… Trần Đức Thảo cố bịa ra cái “hạt nhân duy lý”, là một hỏa mù cốt để xoá nhòa ranh giới giữa cái đúng và cái sai, giữa cách mạng và phản cách mạng…”(Bđd).
Và cuối cùng, như một công thức bất di bất dịch để đúc kết các bài viết, bài nói, Tố Hữu kết luận:
“… Lấy đường lối văn nghệ của đảng Lao động Việt Nam làm vũ khí chiến đấu, giới văn nghệ chúng ta hãy tiến lên, tiêu diệt tận gốc đường lối văn nghệ phản động của nhóm Nhân văn – Giai phẩm” (Tố Hữu, Bđd).
Số phận của nhóm Nhân văn – Giai phẩm, trong đó có triết gai Trần Đức Thảo, đã được định đoạt: mất quyền công dân, bị tước đoạt tất cả, bị cưỡng bức lao động ở một vùng quê.
Nhiều năm sau ông Trần Đức Thảo mới được trở lại Hà Nội, sống nghèo nàn với tài sản đắt giá nhất là chiếc xe đạp cũ kỹ. Vợ ông Tiến sĩ Tâm lý Giáo dục Nguyễn Thị Nhì, bị áp lực của Đảng và Nhà Nước đã ly dị ông để kết hôn với Nguyễn Khắc Viện, một người bạn thân của ông hồi ở Pháp. Bác sĩ Viện lúc ấy đang là con cưng của Đảng.
Nhà nghiên cứu Triết học Marxist, giáo sư Thạc sĩ Trần Đức Thảo đã sống trong tăm tối nghèo khổ cùng cực trong suốt 30 năm.
Sau khi Nguyễn Văn Linh lên cầm quyền và tung ra chiêu bài cởi mở năm 1987, ông Thảo mới được viết trở lại. Lúc này ông đã già. Năm 1991, ông được cho qua Pháp ngắn hạn. Hết hạn, ông vẫn ở lại, sống vô cùng túng quẩn. Bị cúp tiền, ông lén nấu ăn lấy thì bị cúp gas, cúp điện. Thấy vậy, Hội những Nhà khoa học Pháp (Société des Hommes de Sciences) để tỏ lòng ngưỡng mộ đã quyết định trợ cấp cho ông vô hạn định mỗi tháng 10.000 Francs (khoảng 2.000 USD). Nhưng ông vừa nhận được tấm ngân phiếu đầu tiên vào hôm trước, thì hôm sau ông qua đời.
Cái chết của triết gia Trần Đức Thảo đã để lại cho chúng ta một tấm gương của một nhà trí thức không cúi đầu trước sai lầm của những người đang nắm giữ quyền lực. Và qua cái chết của ông, trong hoàn cảnh vô cùng túng quẩn đã cho mọi người thấy sự giả trá, bịp bợm cùng cực của Cộng sản Hà Nội qua bản thông báo của họ: “Được Đại sứ quán của nước ta tại Pháp tận tình chăm sóc…” Câu nói láo trắng trợn này được Đại sứ Hà Nội Trịnh Ngọc Thái đọc lên một cách hết sức trơn tru khiến người ta phải nóng mặt.
Lại càng nóng mặt hơn khi nghe Tố Hữu giở giọng “đĩ già đi tu” nói láo một cách trắng trợn, thô bỉ về những người thuộc nhóm Nhân văn – Giai phẩm đã bị chính mình làm cho cuộc đời bị “rạn vỡ, bị ruồng bỏ và bị lưu đày”.
“… Trần Đức Thảo là một mẫu mực của lòng say mê nghiên cứu và sáng tạo vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong lãnh vực triết học. Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường đã góp phần khẳng định vị trí tiên phong của đội ngũ trí thức cách mạng kiệt xuất và hùng mạnh”.
Đúng là nói dối như… Tố Hữu!
LÃO MÓC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét