Pages

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2011

Tố Hữu Và Đám Đàn Em Là Tội Đồ Lớn Nhất Cuả Lịch Sử Thi Ca

Cái thời tự lực văn đoàn, trăm hoa đua nở, văn chương hiện thực xã hội chủ nghiã thì tôi còn đang bú mớm, hoặc còn đang mải chơi bi chơi đáo chứ có biết gì đâu. Nay mái tóc đã điểm bạc lại định cư ở nước ngoài từ lâu. Nhưng vì nhớ nhung Tổ quốc và thèm nói tiếng mẹ đẻ mà tôi nhẩn nha làm thơ viết văn. Qua đọc các báo điện tử trên mạng tôi mới biết là dân tộc ta đã trải qua một thời kỳ dài hâm hấp dở hơi theo nền mạo hoá Mácxít do Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tố hữu và đám đệ tử chủ xướng. Các văn thi sĩ chân chính tài ba bị đảng tẩy não và cạo lông đấu tố phê bình khổ nhục như thế nào? Họ rêu rao về đường lối văn nghệ cuả đảng, nghệ thuật vị nhân sinh: nhà nhà làm thơ, người người làm thơ và viết văn. Các văn sĩ cách mạng vưà thoát nạn mù chữ nổi lên như diều gặp gió. Họ tuyên dương về văn thơ hiện thực xã hội chủ nghiã. Theo tôi thì làm quái gì có dòng văn thơ hiện thực xã hội chủ nghiã để ca ngợi chế độ Xã hội, xã hội chủ nghiã giàu có tươi đẹp vạn lần tư bản? Chỉ có dòng thơ Con Cóc thôi.

Bây giờ tôi sẽ cùng với các bạn ta bàn thảo xem dòng thơ con cóc này nó hay ho ra sao?
Người Việt nam có câu: „ Con cóc là cậu ông giời
Ai mà đánh cóc thì giời đánh cho“

Con cóc là hình ảnh thân thuộc của người nông dân Việt nam. Cái con vật chỉ biết nhảy bằng hai chân, hôi hám xấu xí ghê tởm như vậy mà được coi là họ hàng cuả ông Trời thì quả là một điều đáng để cho chúng ta phải bàn đến. Theo tôi con cóc cũng rất quý vì cóc chỉ ăn sâu bọ để giảm bớt thiệt hại cho ruộng vườn cuả người nông dân, thịt cóc có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là trong hoàn cảnh đói kém này để chữa bệnh còi xương cho trẻ con ở nông thôn. Nhựa cóc mủ cóc thì rất độc để dùng trong y học, thân nhiệt cuả cóc lại nhạy cảm với môi trường và tự nhiên. Trời đã ban cho bà con nông dân ta một cái máy dư báo thời tiết sống. Nhờ đó mà mới đoán biết trước được những cơn mưa hoặc lũ lụt lớn. Nhưng chỉ có một điều con vật này không có ai muốn gần guĩ nó. Vì sự hôi thối bẩn thiủ xấu xí của nó và nhưạ cuả nó tiết ra lại rất độc, nhỡ chẳng may dính phải có thể thiệt hại đến tính mạng. Nó sinh ra từ những lỗ nẻ, những vũng nước hang hốc rác rưởi. Nó tượng chưng cho sự mất gốc thiếu giáo dục, nó lại hay nhảy nhót lung tung vô tổ chức.

Trong lĩnh vực văn chương thơ phú người ta có nói đến dòng thơ con cóc, để hàm ý một loại thơ tính nghệ thuật kém, có ý khoe khoang nhưng nội dung lại rất độc địa xấu xa. Loại thơ này không giúp gì cho tính thẩm mỹ, những cảm xúc chân tình thương ái của loài người. Nó không thăng hoa cái đẹp, đề cao nhân phẩm, lương tâm, tính bản thiện cuả con người. Nó là loại thơ dối trá , nó là một độc tố rất có hại như mủ cóc tiết ra từ gan con cóc. Để phê phán loại thơ độc hại vô bổ này tôi có hiến tặng cho đời bài thơ“ Thơ Ông Cóc“. Đây không phaỉ có ngụ ý miả mai cho một cá nhân nào, hay tạo ra một đối trọng để tự nâng mình lên. Tôi chỉ muốn nói thực lòng về cảm xúc cảm nghĩ cuả tôi về nhân tình thế thái mà thôi.

Tự do tư tuởng, suy tư, yêu ghét, chê bai, ngợị khen mà dám viết thẳng ra mới là điều cũng đáng để cho chúng ta nên xem xét thận trọng..Tất nhiên là trung thực, thẳng thắn, không kiêu căng, đố kỵ mà cố tình bôi nhọ hạ thấp nhân cách của người khác là một điều không nên, có gì nói thế. Con người ta là vốn quý, nhưng nhân cách trong văn thơ lại là một chuyện khác, họ là con người khác. Nhân quả tương báo đều do cái nghiệp của mình tạo ra cả. Chúng ta vẫn biết đời đã sinh ra Chu Du thì có Gia cát lượng, có gia cát Lượng thì có Tư mã Ý, Tào Tháo…Cho nên không ai dám chắc là hôm nay ta cười người, hại người, giết người, vu cáo đấu tố xỉ nhục, bỏ tù đày đoạ người khác mà có thể bình chân vô sự mãi được. Rồi về sau, có khi cả hàng ngàn đời sau; nếu ta chết đi sẽ có người khác cười ta và chửi ta, thậm chí còn ném phân tro rác rưởi lên mộ bia cuả ta? Đó là cái luật luân hồi nhân quả mà thôi. Là người Việt Nam chắc ai cũng biết cái anh chàng Phạm Tiến Duật là một con cóc tiêu biểu trong thời kỳ chống Mỹ, đứng sau 4 con cóc cụ : Tố Hữu, Hoài Thanh, Xuân Diệu và Chế Lan Viên. Xuân Diệu với danh tiếng cuả mình là Hoàng Tử Rởm đã gọi Phạm Tiến Duật là con Phựợng Hoàng sơ sinh. Ta hãy tưởng tượng nghe hai anh chàng lái xe vận tải cuả Đoàn vận tải 559 gặp nhau ở binh trạm tiền phương , anh Bộ hỏi anh Đội: Đội ơi! Sao xe cuả mày chưa kịp lắp kính à? Đội bảo: Xe không có kính, không phải vì xe không có kính. Đạn nổ bom rơi kính vỡ đi rồi. Một câu nói rất vớ vẩn bình thường như vậy , nhưng ông Diệu lại gật gù khen mãi, ý tứ thâm sâu, hay vô cùng. Cũng giống như chàng tổng cóc Tố Hữu gật gù khen mãi chiếc lá đa rơi nghiêng cuả Trần Đăng Khoa. Nhưng phải thưà nhận ngày xưa họ còn sống, họ tác yêu tác quái gây bao chuyện bất công bi thương cho nền văn học Việt Nam. Đời thuở nhà ai laị đi ghét người có tài làm thơ, quy chụp đủ điều, đường lối văn nghệ, quan điểm giai cấp, tính đảng, tính đấu tranh…Họ giống như những thằng hâm. Thơ phú nó chỉ là sản phẩm tinh thần của một bộ óc, một trái tim, một tâm hồn. Ông Các Mác ( Karl Marx) viết bố láo bố lếu để kiếm tiền nuôi vợ nuôi con ông ta, cũng là sản phẩm tinh thần cuả bộ óc, có ai cấm đoán đâu. Mặc dù thời đó ông ta bị người đời coi: là có tư tưởng huyền hoặc, mơ hồ, phản động, viết lách tuyền truyền nhằm nhiễu loạn nhân tâm. Nhưng bỏ tù Mác, tra tấn đánh đập Mác đòi đưa Mác đi cải tạo giáo dục thì không thấy nghe nói đến. Nhắm mắt tôn thờ nói đúng ra là việc cá nhân các vị ấy, chứ dính dáng gì đến dân tộc Việt Nam, mà dùng súng đạn bắt mọi người phải tuân theo? Thật chả ra thế nào cả , cứ hâm hâm dở dở như vậy… Nhưng quyền lực sinh sát tàn ác vô cùng….

Tôi đã sống nửa già thế kỷ đọc lại lịch sử Việt Nam, chuyện cải cách ruộng đất, chuyện Tố Hữu đày aỉ ông Hữu Loan, Trần Dần chỉ vì tài làm thơ hay hơn ông ấy. Ai laị đày aỉ Hữu Loan một người đến tận cùng của kiếp người chỉ vì bài thơ khóc vợ: ” Đồi Tím Hoa Sim “. Người ta sinh ra không có tâm hồn, không có tình cảm, không có trái tim biết yêu thương thì thử hỏi làm thơ để làm gì? Bảo rằng làm thơ chỉ để ca ngợi kính yêu lãnh tụ và chủ nghiã xã hội thôi, thật là hâm một cục. Không có ai hâm hấp như cái anh chàng Tố Hữu này. Không biết ông ta ăn cái gì mà hâm vậy?

Các Cụ nhà ta ở Việt Nam sau bữa ăn thường có 3 thói quen, uống nưóc chè,hút thuốc lào và xỉa răng. Nước chè và thuốc lào là cái thú thưởng thức hương vị và thú cảm. Xỉa răng chỉ để chọc cái tăm tre vào chân răng lôi ra những thứ lương thực, thực phẩm thưà không cần nữa để làm mát thoáng chân răng. Tôi cũng vậy muốn làm thoáng mát tâm hồn mình và hay làm thơ, và nó cũng gần như thói quen các cụ xỉa răng vậy thôi. Nói vậy không phải khoe khoang làm thơ dễ như xiả răng, hay thò tay vào tuí lấy đồ vật, mà cái chính muốn nói làm thơ với tôi là không thể thiếu được trong đời. Dùng thơ để khóc cho đời, nước mắt cuả nhân tình thế thái mà thôi, nếu mình muốn khoẻ mạnh và muốn sống đẹp.Tôi không biết uống rượu và chẳng nghiện ngập cái gì cả. Là đấng nam nhi mà không biết uống rượu và hút thuốc lá. Ngày xưa các nhà thơ Việt Nam, từ cụ Nguyễn Du, Tản Đà, Nguyễn Bính, Hồ Dzech ai cũng là sâu rượu cả, có cụ còn nghiền cả thuốc phiện như Tản Đà, Nguyễn Bính chẳng hạn. Nói như thế tôi đâu có ý dám so sánh với các cụ. Tôi chỉ là loại hậu sinh còn phải học nhiều ở các cụ; nhưng tôi chắc chắn hơn hẳn các Cụ về mặt thể lực. Về mặt sức khoẻ cuả kẻ phàm phu tục tử này thì kẻ hậu sinh xin phép được tự nhận là hơn thôi. Mấy chục năm nay tôi luôn no đủ, ngày nào cũng có thịt ăn, hoa quả muà nào thứ ấy. Như vậy so với các bác Tản Đà, Nguyễn Bính v.v… tôi sống sướng hơn các bác ấy nhiều quá. Còn các khoản khác, trí tuệ, thơ phú tài năng thì chắp tay mà xin theo lời chỉ dạy của các bác bề trên. Tôi còn hơn các bác ở điểm là thơ tôi làm ra không phải để in để bán kiếm tiền mua gạo, nuôi vợ nuôi con. Tôi không nghèo như các bác, với đồng lương hiện tại tôi cũng vui vẻ sống, có tiền mua ô tô, xuân thu nhị kỳ còn gửi về Việt Nam giúp đỡ già.

Tôi hay nôm na làm thơ để kể lể nỗi khổ nỗi bất công ở đời, những lời yêu thương mà tự tôi cảm nhận thấy, nó cũng là trò chơi trí tuệ? Khi đã dính vào thấy nó cũng hay hay như người nghiện vậy, có lẽ bộ óc trái tim con người đã dính vào cái nghiệp văn chương thơ phú thì bỏ không được, như anh chàng chót nghiện rượu, nghiện ma tuý vậy. Thực lòng tôi cũng ngaị chữ ảo danh, vì danh vọng, lời khen chính nó sẽ giết chết hồn thơ đi đến mất khả năng sáng tác. Rất nhiều người có tài làm thơ năng khiếu từ nhỏ và được vội bơm lên là thần đồng, ca ngơị quá mức đến mức không còn cảm thụ gì nưã. Như trường hợp Trần Đăng Khoa và Phạm Tiến Duật chẳng hạn.Chính Thày Khổng Tử ngày xưa đã từng nói: “Ai khen ta là thù của ta, ai chê ta là bạn cuả ta”. Không biết tôi nhớ vậy có hợp ý các bạn không? Ở trên đời không có gì gọi là đỉnh cao, trí tuệ cả, tuyệt đối chân lý cả, cái ta cho là đúng thì giưã lòng nó đẻ ra cái sai, cái ta cho là sai thì giưã lòng nó lại đẻ ra cái đúng. Nói tóm lại tuỳ thời tuỳ hoàn cảnh mà sự hay dở, đúng sai ta sử trí cho nó hợp lý tương đối mà thôi. Thơ phú văn chương cũng vậy, có những bài thơ chỉ hay trong một hoàn cảnh thích hợp, và trái lại nó sẽ lại là điều ghê tởm sỉ nhục trong một hoàn cảnh chế độ xã hội khác. Có những bài thơ đạt đến cảnh giới của lương tâm nhân phẩm trái tim hoàn mỹ không vụ lợi, không tham vọng,thì để lại hương thơm ngàn thu. Có những bài thơ khi người ta phát hiện ra nó có ý đồ vụ lợi, tham vọng ích kỷ cá nhân thì tự nó sẽ bị hủy diệt và lưu xú vạn niên. Kể cả những lời thơ không êm tai, chối tai thô tục, nhưng nó xuất phát từ tấm lòng thẳng thắn có khi nó còn lại đáng trân trọng hơn những lời thơ hoa mỹ nhưng đầy giả dối, tâm điạ hẹp hòi bỉ ổi bên trong. Nói tóm lại tôi muốn đề cao chữ “ Tâm”, cái tâm chân thực, kể cả nỗi bực bội khó chiụ cuả người làm ra bài thơ. Hiểu đúng cái tâm mới là cao quý.Cũng mong quý vị đừng cho là những lời giáo huấn thuyết pháp về thơ, tôi không có ý ấy mà chỉ là để kể lể tâm sự cuả tôi với qúy vị, vì tôi đã coi qúy vị như là những người bạn tâm giao cuả tâm hồn, chỉ quen trên mạng chứ đâu nhất thìết cứ phaỉ gặp nhau ăn uống nhậu nhẹt với nhau mới là tri kỷ.
Sau đây tôi muốn chia sẻ với các bạn bài thơ tôi tặng riêng anh chàng Phạm Tiến Duật và bài thơ cuả tôi về Trường Sơn. Theo tôi Trường Sơn là điạ ngục trần gian vì không quen thung thổ chui vào đấy thì khó sống xót lắm, chứ tôi không coi trường sơn đẹp như thiên đường theo cách mô tả cuả ông Duật để dụ thêm nhiều chú lính non Bắc Việt háo danh:

Tặng Anh Phạm Tiến Duật

Con Phượng Hoàng sơ sinh
Xuân Diệu đã gọi anh
Lông măng chưa đủ cánh
Của một thời chiến chinh

Chiến tranh đã qua đi
Người ta còn nhắc laị
Dăm bài thơ chống Mỹ
Ngân vang một cuộc đời

Tôi biết nói làm sao ?
Khi đọc những vần thơ
Ruồi vàng thành bọ chó
Muỗi rừng sâu vo ve

Ôi cuộc đời tang thương
Như cô gái xung phong
Thạch Kim là Thạch nhọn
Anh Duật ơi ! Em đây

Nước mắt cứ chảy daì
Trôi theo hai cuộc đơì
Mà sao đành côi cút
Đêm Trường Sơn mưa rơi

Trong tiếng kèn đưa ma
Kính viếng anh bài thơ
Cuả một người đồng đội
Lính Trường Sơn năm xưa

Hương hồn còn bơ vơ
Con ve sầu ngẩn ngơ
Nuối tiếc thời oanh liệt
Nhưng chẳng dám kêu to….

Lu Hà

Phạm Tiến Duật, thực ra trên mạng Internet chưa thấy ai đăng trọn bộ thơ ông ta, chỉ có ba bài thơ trích đọan Trường sơn đông sơn tây, tiểu đội xe không kính và bài thơ gửi em cô gái xung phong. Theo t ôi đây là loaị thơ tuyên truyền, cổ động. Hình ảnh rất sáng động của một ngươì đã từng trải ở Trường sơn, chân thật đi vào lòng ngươì. Chính vì vậy Đảng cộng sản Việt nam đã dùng nó như những lá bài tâm lý để cổ vũ nam nữ thanh niên ra mặt trận. Nhưng tôi thấy nó là một bài hát đi vào lòng người hơn một bài thơ. Vì tôi nghĩ theo cách hiểu cuả tôi hiểu về thơ như thế nào? Thơ là tiếng nói của lòng người của tình yêu. Như một người con gái đẹp phải có duyên thầm kín. Cái duyên thầm kín đó là cái hồn của thơ, một ngươì con gái càng đẹp thì phaỉ có tính hấp dẫn, tính kêu gợi và kín đáo. Cũng như khi đọc một bài thơ phaỉ để laị trong lòng ta một dư âm và nhiều vương vấn và bao nhiêu điều thầm kín khác nưã còn che dấu. Hay nói một cách dễ hiểu: còn nhiều ý nghiã ẩn ý trong thơ. Đọc thơ Phạm Tiến Duật như ta bắt gặp một cô gái lào không còn một mảnh aó xiêm nào cả, tôi không nói tính dâm đãng. Thơ Phạm Tiến Duật không có dục tính mà tôi nói sự trần trụi ngô nghê của thơ. Loaị thơ này dễ phù hợp cho chính sách tuyên truyền quần chúng, loaị thơ phổ thông cuả đảng. Nên tôi chỉ thích tìm đọc những baì cổ thi đầy ẩn ý như của Nguyễn Khuyến, Tản Đà, Hồ Xuân Hương, hay thích đọc thơ Nguyễn Bính, Hồ Dzech. Đúng là Thơ Phạm Tiến Duật hay nhưng ở mức độ bình dân thôi, nhưng đằng này ngươì ta bơm ông ta lên quá đáng như là một nhà thông thái, viện sĩ hàn lâm về thơ….

Lịch sử dân tộc ta còn nợ của những người như Trần Tú Xương( thơ cũ) , Tản Đà ( nửa cũ nửa mơí) và Hồ Dzech( thơ mới). Ba con người này mơí xứng được tôn vinh, nhưng cả ba sống rất khổ cực, cơm không đủ mà ăn và còn nữa là Hữu Loan… Chỉ có vài ba bài thơ chống Mỹ thôi mà Xuân Diệu laị tôn xưng Phạm Tiến Duật lên là con phượng hoàng non? Theo tôi có lẽ chỉ muốn làm đẹp lòng đảng nên Xuân Diệu đã cưa sừng làm nghé? Một ngươì làm thơ cầu kỳ chau chuốt như Xuân Diệu không lẽ laị đơn giản như thế ư? Về mặt này tôi nghi ngờ sự thành thực của ông Ngô Xuân Diệu. Theo tôi thơ Phạm Tiến Duật chỉ xứng đáng chỉ là loaị thơ cổ động tuyên truyền, thơ tâm lý chiến có giá trị trong một chừng mực nào đó.Thế hệ con cháu và cả chính bản thân tôi nưã cương quyết không học cái lối làm thơ theo kiểu Phạm Tiến Duật. Thời cộng sản Hồ Chí Minh ở Hà nội có phong trào loạn thơ, làm thơ cứ như viết văn vần, kể cả các ông thợ thơ như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Cù Huy Cận v.v …. Những bài thơ hay toàn là những bài trước năm 1945, rồi đuối dần đén năm 1954 . Sau đó họ là đỉnh cao cuả dòng thơ tăm tối, vô nghiã, chỉ biết ca ngợi một chiều, thơ con cóc, thơ con vẹt , ngoài chuyện tuyên truyền khuyến khích bắn giết ra, chẳng có cái quái gì để viết nưã. Nếu đọc thơ để học tập và thưởng thức nghệ thuật văn chương? Theo tôi Phạm Tiến Duật là nhà thơ tồi tệ chán ngán cuả tôi. Xin lỗi đó là ý kiến cuả cá nhân tôi thôi, chứ đối với thiên hạ có thể ông ta còn đắt giá lắm….?

Theo tôi mấy câu hô khẩu hiệu cuả ông Duật, ông Hữu, ông Viên v.v..không giúp cho ta ý thức thẩm mỹ trình độ dân trí lên cao. Chiến tranh đã qua lâu rồi, thơ ca cũng đóng góp rất nhiều về mặt kích động tinh thần, dù bài thơ đó không có giá trị về mặt nghệ thuật văn học. Nhưng thử hỏi ông Phạm Tiến Duật được cái gì cho sự cố gắng của mình? Một cái lều ở nhờ nhà người bạn, Cái Huân chương mà người ta tặng ông ta, rồi con cháu cũng ra đồng nát đổi kẹo kéo. Tôi có cảm tưởng như ông Duật là loaị người ưa nịnh, hiếu thắng, thích danh tiếng và là một tín đồ rất đặc biệt của lý tưởng cộng sản. Suy tư cuả tôi như vậy khi đọc ba bài thơ chống Mỹ diệt Ngụy của ông ta. Mặc dù thiên hạ khen hay theo guồng máy tuyên truyền cuả đài và báo chí. Nếu người ta cứ in bình thường và đừng thiên vị nó về mục đích chính trị thì giá trị cũa nó sẽ rất khác. Thơ là tiếng nói của trái tim, của tâm hồn và nghệ thuật thì hãy để cho lòng người tự nhiên cảm nhận đến nó. Còn cố tình tôn xưng bài thơ và tôn xưng người cha tinh thần cũa nó như ngày xưa là chuyện khác. Bây giờ ta không cần mục đích chính trị nữa, nên thơ Phạm Tiến Duật cứ để cho người đời và lịch sử văn học thẩm định. Tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn viết ra , hy vọng cũng không phaỉ là thưà thãi vô bổ. Có điều gì làm các bạn khó chiụ phật lòng hãy bỏ quá cho tôi . Nếu các bạn dành tí chút thời gian đọc lướt qua cho vui, muốn được thỉnh giáo bạn nào có hảo ý đóng góp cho tư tưởng cuả tôi đánh giá về dòng thơ cách mạng chống Mỹ cứu nước.

Giấc mơ Trường Sơn

Mấy tháng trời nhai maĩ địa liền
Tàu bay rau đất mọc loèn xoèn
Mật vàng xanh đỏ ruồi bu đến
Sốt rét từng cơn nhớ tổ tiên

Hai mùa mưa nắng gió vàng da
Chống gậy liêu xiêu mắt ướt nhoà
Đằng đẵng tháng ngày mong mỏi Tết
Thư nhà xa tít gió mây xa

Một chiều ảm đạm gọị lên chơi
Có bức thư riêng đã mở rồi
Ký ninh thuốc đắng nghe vượn hú
Đau lòng con lắm lệ mưa rơi

Run tay tôi đọc bức thư Cha
Gió rét từng cơn nấc nghẹn ngào
Bom nổ đạn bay vùng tọa độ
Chớp xanh chớp đỏ tắt lời thơ

Một đời lính tráng chẳng mề đay
Công trạng xem ra chẳng có gì
Phá nuí mở đường thông chiến lược
Tháng ngày mòn mỏi ngóng mây trôi…

Mới mười bảy tuổi phaỉ tòng quân
Xa eẹ xa em cả mái trường
Gác bút vác dao ra mặt trận
Anh hùng dũng sĩ ở miền nam…

Một quãng đời qua trận gió bay
Hào quang tia chớp để ai hay
Núi sông kêu gọi cho chủ nghiã
Băng tuyết trời Âu đổi hướng rồi…

Hỡi ai đâu đó vẫn còn mơ
Chống Mỹ lời vàng vẳng tứ thơ
Ra trận muà này ôi đẹp quá
Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Thế kỷ qua rồi ngoặt gió đông
Bạn thù đôi ngả lẫn vào trong
Tuyên truyền báo chí liên hoàn trận
Chỉ chết thằng ngơ đứng giưã đường…

22.12. 2007 Lu Hà
Chú thích: Điạ Liền: là loaị rau mọc loà xoà sát đất
Tàu Bay: loaị rau cao như cây rau cải, xanh lè

Không có nhận xét nào: