BienDong.Net: Nhân chuyến viếng thăm Ấn Độ kết thúc hôm 27/01/2015, Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Narendra Modi thông báo hai bên đã thỏa thuận về một hiệp định hợp tác quân sự mới (thời hạn 10 năm) thay thế cho hiệp định hợp tác song phương sẽ hết hạn trong năm nay.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) bắt tay Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, tại Diễn đàn doanh nghiệp Mỹ - Ấn, New Delhi, 26/01/2015 ảnh REUTERS
Với « Hiêp định khung về hợp tác quốc phòng Mỹ - Ấn », hai nước đã thỏa thuận gia tăng các cuộc tập trận chung, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải.
Tuy nhiên, theo RFI, điều quan trọng hơn hết đối với Tổng thống Obama qua chuyến viếng thăm Ấn Độ, đó là Thủ tướng Modi bày tỏ quan điểm chung với Mỹ về sự cần thiết phải ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc.
Cũng theo theo đề nghị của chính Thủ tướng Modi, cuộc họp đầu tiên giữa hai lãnh đạo Mỹ - Ấn chủ yếu bàn về mối đe dọa Trung Quốc.
Các nhà quan sát ghi nhận rằng Thủ tướng Modi giờ đây có vẻ sẵn sàng khôi phục dự án hợp tác an ninh – quân sự bốn bên, giữa Ấn Độ với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Australia.
Hồi năm 2007, bốn quốc gia này đã thiết lập một cơ chế gọi là « Đối thoại an ninh bốn bên”, nhưng sau đó đã bị đình chỉ do sự phản đối dữ dội của Bắc Kinh.
Từ lâu, Hoa Kỳ vẫn cam kết sẽ hỗ trợ để hải quân Ấn Độ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh ở Ấn Độ Dương, con đường hàng hải chủ yếu vận chuyển dầu lửa và các tài nguyên khác đến Trung Quốc.
Theo báo Mỹ The New York Times, trong tuyên bố chung về “Tầm nhìn chiến lược Mỹ - Ấn Độ đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”, được đưa ra sau các cuộc hội đàm giữa Tổng thống Barrack Obama và Thủ tướng Narendra Modi tại New Delhi, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn hàng hải và tự do đi lại trên biển, trên không trong khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông.
Mỹ và Ấn Độ cũng kêu gọi “tất cả các bên tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực” trong các tranh chấp chủ quyền trên biển.
Hai lãnh đạo Mỹ - Ấn cũng chia sẻ tầm nhìn về Chính sách hành động về phương Đông của Dehli và ủng hộ "tự do hàng hải" ở Biển Đông, cũng như vai trò của một nước Ấn Độ đang vươn lên cả ở Nam Á, Tây Phi và Đông Nam Á, BBC nhận định.
Trong khi đó, theo Thời báo Hindustan, hai ông Obama và Modi cùng nói về viễn cảnh cho Châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh Bắc Kinh "lên gân căng thẳng ở vùng Biển Đông giàu tài nguyên khiến quốc tế phải chú tâm đến vùng này".
Về phần mình, RFI nhận xét rằng trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại đề nghị của ông nâng quan hệ Bắc Kinh – New Delhi lên một cấp độ mới trong bức điện mừng quốc khánh Ấn độ thì báo chí chính thống của Trung Quốc, như tờ Nhân dân Nhật báo và Hoàn cầu Thời báo, lại đua nhau cảnh báo Ấn Độ đừng rơi vào bẫy của Mỹ.
Các báo này lên án Washington cố tình mô tả Trung Quốc và Ấn Độ như là hai kẻ thù không đội trời chung.
Trong động thái được coi là nhằm đáp lại tuyên bố chung về “Tầm nhìn chiến lược Mỹ - Ấn Độ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”, Bộ ngoại giao Trung Quốc khẳng định: Chỉ có các quốc gia có liên quan đến những tranh chấp trên Biển Đông mới nên tham gia vào vấn đề này.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã đưa ra bình luận khá quyết liệt, với ám chỉ rằng những nước không liên quan tới Biển Đông thì không nên can dự vào vấn đề này.
BDN
1 nhận xét:
Thằng Tàu Cộng vì lòng tham kg đáy nên ĂN NÓI NGU NHƯ BÒ .CON NGỰA CÁI HOA XUÂN OÁNH TỨC GIẬN NHƯ CHÓ CHƯA ĐƯỢC ĐỤ.ĐƯỜNG BIỂN CỦA THẾ GIỚI NHẢY RA CHẶN BỜ RÀO ĐÒI TIỀN MÃI LỘ THẾ GIỚIAI CHỊU THUA MÀY, 4 cường bắt thăg Tàu cộng phải tuân thủ LUẬT PHÁP QUỐC TẾ Ở Biển đông Tàu cộng kg nghe diệt Tàu luôn
Đăng nhận xét