Thiếu điện sẽ vẫn là thực tế phải chấp nhận ở Việt Nam trong những năm tới.
Đây là lời giải trình của Phó thủ tuớng Hoàng Trung Hải trong phiên chất vấn tại Quốc hội vừa qua.
Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng đang bị chậm khoảng hai năm.
Lý do thiếu điện hàng đầu ở Việt Nam là do ngành điện không đủ công suất phát.
Để xây thêm nhà máy phát điện, Việt Nam cần vốn, cần mặt bằng xây dựng. Và giá bán điện đủ hấp dẫn giới đầu tư trong và ngoài nuớc.
Tuy nhiên tất cả những vấn đề này đang gặp khó khăn tại Việt Nam, theo giải trình của ông Hoàng Xuân Hải. Có vấn đề chưa thể giải quyết một sớm một chiều. Và cảnh thiếu điện vẫn có thể xảy ra...
Kẹt vốn
Từ 2006 đến nay chuyện huy động vốn nuớc ngoài cho các dự án điện lực trong nuớc gặp nhiều khó khăn, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới.
“Một số nuớc hạn chế cho vay để giữ vốn trong nuớc, nhằm thực hiện cân bằng về tài chính và tiền tệ cho quốc gia họ,” phó thủ tuớng Việt Nam cho hay.
Nếu chúng ta không tháo gỡ, không cách gì chúng ta bảo đảm có đủ điện cho đầu tư, đáp ứng cho nhu cầu
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải
Vốn trong nuớc cũng không dễ vay. Nếu có đôi khi quá đắt.
“Có lúc chính phủ đi vay tới 18-19% một năm. Kể cả ngành điện đi vay với lãi xuất như vậy, cũng vẫn không có đủ vốn để mà vay,” ông Hải nói.
Kể từ 2003 Việt Nam không có dự án BOT mới nào về điện lực. Truớc thời điểm này chỉ có một dự án BOT năm 1997 (Nhiệt điện Phú Mỹ). Không có vốn nuớc ngoài, EVN buộc phải nhìn vào thị truờng vốn trong nuớc. Tuy nhiên vẫn có lúc thiếu vốn trầm trọng.
“Có những công trình chúng ta ký đuợc hợp đồng nhưng không có vốn để khởi công. Trong những lúc ấy chính phủ phải điều hành các ngân hàng để cho vay nóng. Để có thể khởi công đuợc dự án,” ông Hoàng Trung Hải nói.
“Đến nay, cuối năm 2010 thực hiện tổng sơ đồ điện 6 có khả năng đạt 74%. Luới điện khoảng 61 phần trăm. Như vậy là chưa đạt đuợc kế hoạch đã đề ra.”
Giá điện quá thấp
Giá điện thấp làm chuyện thiếu nguồn phát tại Việt Nam thêm trầm trọng. Lý do: Nhà đầu tư trong nuớc và nuớc ngoài nuớc không mặn mà với các dự án phát điện. Do không kiếm đuợc tỷ suất lợi nhuận trên đồng vốn, như họ mong muốn.
Giá điện ở Việt Nam hiện nay thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Và ông Hoàng Trung Hải nhắc nhở, điều này cần phải thay đổi nếu Việt Nam muốn thu hút đầu tư nuớc ngoài cho ngành điện.
“Hiện nay điện tại VN đuợc bán với giá 5,2 xu Mỹ (xấp xỉ 1100 đồng). So với các nuớc trong khu vực, thì Thái Lan là 8,5 xu, Singapore là 13,5, Malaysia là 7,6, Indonesia là 8 xu.
“Sự không hấp dẫn của giá điện làm cho việc huy động vốn cho các công trình, đặc biệt công trình của tư nhân, trong và ngoài nuớc, trở nên kém hấp dẫn.
“Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây thiếu vốn cho đầu tư. Và cũng là vấn đề nếu chúng ta không tháo gỡ, không cách gì chúng ta bảo đảm có đủ điện cho đầu tư, đáp ứng cho nhu cầu.”
Các nguyên nhân khác
Năng lực chủ đầu tư yếu kém, giải phóng mặt bằng chậm cũng đuợc coi là nguyên nhân khiến nguồn phát tại Việt Nam đuợc bổ xung chậm.
Nhiều dự án nhiệt điện do nhà thầu Trung Quốc thực hiện đang bị chậm so với kế hoạch, tuy người lãnh đạo chính phủ không giải trình.
Sự chậm trễ trong xây dựng cơ bản của nhà thầu nuớc ngoài chỉ đuợc nhắc đến một cách chung chung.
“Kể cả số nhà thầu nuớc ngoài. Đây là một trong những điểm yếu chính phủ đã có chỉ đạo trong nhiều năm qua trong việc cải cách các thủ tục đầu tư xây dựng, “ ông Hoàng Trung Hải nói.
Năm dự án nhiệt điện chạy than do nhà thầu Trung Quốc xây dựng, công suất trên 4000 MW, đều đang bị chậm. Có dự án chậm đến hai năm như Nhiệt điện Hải Phòng 1 và Nhiệt điện Sơn Động. Ba dự án còn lại (Nhiệt điện Quảng Ninh, Nhiệt điện Cẩm Phả, Nhiệt điện Vĩnh Tân) chậm từ vài tháng đến một năm.
Nhiều dự án nhiệt điện của nhà thầu Trung Quốc dùng kỹ thuật lạc hậu, báo Sài Gòn Tiếp Thị đưa tin.
Việt Nam sẽ thiếu điện trong các năm tới, nhiều dự án xây nhà máy điện bị chậm so với kế hoạch.
Việt Nam sẽ thiếu điện trong các năm tới, nhiều dự án xây nhà máy điện bị chậm so với kế hoạch.
“Cả năm nhà máy đều không vận hành được ở chế độ tự động,” tờ báo viết.
“Các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Hải Phòng thường gặp trục trặc ở ống sinh hơi, quá nhiệt, quạt khói, gió, máy nghiền, hệ thống cung cấp, chế biến than,”
“Nhà máy Cẩm Phả thường 'có chuyện' ở thiết bị phụ hoặc hệ thống thải tro xỉ hay gặp sự cố. Dự án nhà máy nhiệt điện Sơn Động không điều chỉnh được nhiệt độ khói thoát và nhiệt độ hơi quá nhiệt,” tờ báo trong nước đưa tin.
Trong khi đó phó thủ tuớng Việt Nam nhắc đến tốc độ chậm chạp, vòng luẩn quẩn của các dự án điện trong nuớc.
“Sau khi quy hoạch xong, chuẩn bị đầu tư để có dự án, khâu này thực hiện rất chậm. Trong đó có nguyên nhân thiếu vốn.
“Đây là vấn đề chung của các ngành và địa phuơng. Tức là sau khi quy hoạch xong thì không có vốn để triển khai công tác đầu tư. Cho nên có dự án đợi có vốn rồi lúc ấy mới đi chuẩn bị đầu tư thì dự án của chúng ta rất chậm.
“Thêm nữa là vấn đề giải phóng mặt bằng. Phần lớn các công trình nguồn và luới điện của chúng ta đều vuớng khâu giải phóng mặt bằng. Có những công trình, chỉ vì giải phóng mặt bằng mà chúng ta chậm đi 3 năm. Đây là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến công trình chậm tiến độ.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét