Nói gì thì nói, phải nói ông Hồ Chí Minh là nhân vật được nhắc nhỡ nhiều nhất trong lịch sử cận đại. Không chỉ đảng CSVN có hắn một Ban Nghiên cứu Lịch sử “chuyên trị” để ca tụng “Bác” Hồ. Và các văn nô, thi nô của VC tranh nhau làm hàng ngàn bài thơ, bài văn ca tụng “Bác”. Ngay cả những học giả ngoại quốc cũng viết về “Bác”.
Bài viết này, như cái tựa, chỉ nói về chuyện các chị em phụ nữ và “Bác” Hồ.
mọi người đều biết, từ thập niên 90, bà “nhà văn phản kháng” Dương Thu Hương đã “ngồi bệch xuống đất để tranh đấu cho nhân dân” với tác phẩm “Những Thiên Đường Mù” đã chống… Đảng tới bến. Với những bài viết nổ như tạc đạn, bà nhà văn này đã từng “đòi ỉa vào mặt” bọn lãnh đạo Hà Nội; nhưng điều cấm kỵ nhất là bà này không bao giờ dám đá động gì tới “Bác” Hồ. Lão Móc nhớ có đọc trong một bài viết bà nhà văn này ví von cái mặt của tên Tướng Tình báo VC Dương Thông “giống như bộ phận sinh dục của một con ngựa già” (?). Dương Thông là kẻ đã tung ra cái video có cảnh mà ông ta bảo là bà nhà văn Dương Thu Hương “làm tình trên cạn, dưới nước” với một bác sĩ Việt kiều Mỹ. Chắc là vì sợ bà nhà văn này chửi tục nên Đảng và Nhà Nước đã phải để bà ta qua Pháp viết sách “Đỉnh Cao Chói Lọi” ca tụng công đước vô lượng của “Bác” Hồ!
Một bà nhà văn khác cũng xuất thân từ miền Bắc xã hội chủ nghĩa thì dùng thơ văn chửi “Bác” Hồ tới bến. Đó là bà nhà văn Trần Khải Thanh Thủy. Bà này đã được Đảng và Nhà Nước ta “chiếu cố” tận tình là dàn cảnh vợ chồng bà này đánh người và bắt bỏ tù. Trong tù, Đảng và Nhà Nước ta lại còn dàn cảnh để một nữ tù nhân khác hành hung, đánh đập trước sự làm ngơ của các tù nhân khác. “Thành tích” của bà nhà văn này là đã viết sách “Hồ Chí Minh, trăm tên, nghìn mặt” để “ca tụng” “Bác” Hồ.
“Gió mùa Thu “Bác” ru em ngủ
Em ngủ rồi Bác đụ thâu canh”
là một trong hàng ngàn câu thơ “ca tụng” sự nghiệp ái tình của “Bác” Hồ của bà nhà văn này.
Vào ngày 28 tháng Giêng năm 2011, cũng có một “cháu ngoan của Bác Hồ” là luật sư Lê Thị Công Nhân làm bài thơ “ca tụng Bác Hồ” như sau:
“DÒNG SÔNG RỬA TỘI
Lấy một nắm đất
trét lên mặt mình
ở đất nước tôi mọi người đều làm
phải làm như thế
để ca ngợi Hồ Chí Minh.
Trong nấm mồ như thể
khó mà lạnh lẽo được hơn
xác ướp nghỉ gì?
hỡi ông!
Khi linh hồn còn lang thang khắp nơi trong vũ trụ mông lung, chờ ngày phán xét cuối cùng
thì ông đã trót được chúng phong thánh mất rồi
còn đâu.
Hãy từ chối đi, nếu còn có thể.
Vì sự sám hối sẽ cứu rỗi được ông
dù ông không còn cơ hội để sám hối trước chúng tôi
nữa rồi.
Tôi nhìn nấm mồ của ông
và tôi khóc
vì tôi và dân tộc này cùng với cái đảng cộng sản chết tiệt của ông
đã bị vùi chôn vào đó cả rồi
bằng nhiều cách khác nhau
nhưng thời gian thì có thực
đó là tuổi thơ của tôi
đó là tương lai của đảng cộg sản
và hiện tại đất nước này
đã được
nhuộm đỏ nhuộm hồng nhuộm bằng máu của nhau.
Tôi thường đi tìm một dòng sông
chảy ra từ những con suối
khởi thủy tận rừng sâu.
Tôi ước ao được tắm mình vào đó
được úp mặt xuống dòng nước mát tinh sạch đó
để gột rửa bùn đất
và máu
và lửa
trên cơ thể tôi
trên khắp dân tộc tôi
và ở nơi chốn của quê hương Việt Nam
Yêu dấu thương đau.
Nhưng mọi dòng song đều ô nhiễm cả rồi
vì than bùn bô xít
vì nước thải độc hại
vì sự phát triễn
vì thuốc trừ sâu
và vì những chiến công
lẫy lừng năm châu bốn biển
(cứ tạm vu cho là thế!)
Anh phải giết em thôi em yêu dấu
Con phải đấu (tố) cha thôi cha kính yêu
Còn mẹ ư mẹ để làm gì
Hàng xóm và bạn hữu ư
Xin hãy quên đi
Tất cả vì lý tưởng cộng sản vì chủ nghĩa xã hội
Vì Mác Lenin vì Mao Trạch Đông
Và Xtalin nữa
Mà máu của dân mình đã nhuộm đỏ những dòng sông.
Tôi tìm mãi dù đã rất cố công
Với đôi tay và bàn chân nhỏ bé
Xước máu đỏ hồng
Chẳng có gì ngoài một cõi mênh mông
Của tham tàn cùng cực
Dối trá bất công
Tôi muốn trút bỏ tất cả
Mọi y phục và những suy nghĩ ở trong lòng
Để được tắm mình trong một dòng sông
Chảy ra từ đại ngàn u tịch
Của tình yêu, thứ tha
Công lý và lẽ thật
Khởi đầu, sau cùng và duy nhất
Một lần
cho tất cả
hồi sinh
Này hỡi Hồ Chí Minh
và sư phụ là Mao Trạch Đông
các người còn sám hối được nữa không?
e rằng
Không.”
Theo tác giả thì bài thơ này viết về biến cố tại quảng trường Thiên An Môn cách đây 21 năm. Theo dư luận thì đây là một bài thơ ý tứ rất sâu sắc chắc chắn sẽ làm nhức buốt tâm can bất cứ một người Việt nào còn có trái tim Việt Nam.
*
Nhưng nếu những phụ nữ sinh ra từ xã hội hội chủ nghĩa có kẻ yêu, người ghét “Bác” Hồ như các nhà văn Dương Thu Hương, Trần Khải Thanh Thủy, luật sư Lê Thị Công Nhân thì, chuyện trái khoáy lại xảy ra là có một bà nhà văn người Việt tỵ nạn cộng sản đã và đang sinh sống tại Hoa Kỳ về Việt Nam vào thăm lăng “Bác” và ra hải ngoại viết báo mỉa mai, chê bai những người Việt tỵ nạn chống Cộng chỉ là một dúm lẻ tẻ, chuyên trò biểu tình lẹt đẹt (?) và ca tụng “Bác Hồ Chí Minh đẹp giai hơn Bác Mao Trạch Đông” [sic!]
Bà nhà văn này là bà Nguyễn Thị Hoàng Bắc (NTHB). Ngoài tài viết văn, bà này còn làm thơ. Theo nick name “Hà phát diệm” trên điện báo Đàn Chim Việt thì bài thơ “Ngọn Cỏ” của bà NTHB được nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc khen nức nở (?) có nội dung như sau:
“Tiếng nước đái nhỏ giọt trong bồn cầu tí tách
thứ nước ấm sóng sánh vàng hổ phách trong người tôi tuôn ra
phải rồi tôi là đàn bà hạng đàn bà đái không qua ngọn cỏ
bây giờ được ngồi rồi trên bàn cầu chễm chệ
tương lai không chừng tôi sẽ mập phệ
tí tách như mưa
ngọn cỏ gió đùa”.
*
Thì ra thời nào cũng thế! Nếu đã có “Tụng Tây Hồ phú” thì sẽ có “Chiến tụng Tây Hồ phú”. Nếu đã có Tôn Thọ Tường đầu hàng theo giặc thì cũng sẽ có Phan Văn Trị khẳng khái lên tiếng trả lời đanh thép.
Và chị em phụ nữ thì nếu có những kẻ noi gương Bà Trưng, Bà Triệu:
Phấn son tô điểm sơn hà
thì cũng sẽ có kẻ:
“Phấn son tôi điểm cái mặt già của em!”
LÃO MÓC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét