Pages

Thứ Hai, 7 tháng 2, 2011

Internet: Nối Kết Phong Trào Cách Mạng

Cuộc cách mạng Bông Lài ở Tunisia khó có, khó thành, cuộc bỉểu tình ở Ai cập khó có, khó huy động nếu không có Internet chuyên chở những trang mạng xã hội để người dân kêu gọi và đáp lời tự do, dân chủ đứng lên, xuống đường biểu tình lật đổ độc tài.
Ở Tunisia, nhờ Internet mà cuộc cách mạng ở Tunisia trên căn bản là một cuộc cách mạng – đúng là của người dân – mới kết nối thành phong trào cách mạng quốc gia được. Cách mạng ở Tunisia không do quân đội, không có ngoại bang, đảng phái đối lập, lãnh tụ làm nồng cốt. Chính nhờ Internet người dân có thể liên lạc với nhau, xài Twitter, Facebook, Youtube trao đổi ý kiến, hình ảnh với nhau để kết hợp thành lực lượng, hò hẹn xuống đường, v.v.
Vì những người dân trên Internet kết nối nhau quá đông, không có nhà nước nào đủ người, đủ phương tiện, đủ trí khôn, kinh nghiệm và thời giờ chống lại những nhà dân báo, những nhà truyền thông dân gian, người yêu tự do nắm vững vũ khi thời đại.
Tiến bộ khoa học rõ ràng đứng về phía người dân đa số, giải thoát dân chúng khỏi cảnh bị độc tài bịt miệng, bịt tai, trói buộc. Cơn bão đấu tranh chống độc tài của người dân ở Tunisia được Internet chuyển lửa, một cách rất hữu hiệu. Lớp trẻ có học nồng cốt của cuộc đấu tranh là những người đa số có học đại học, rành computer. Theo báo La Croix của Pháp, nước Tunisia có 12 triệu dân sống nhờ du lịch nên có đến 3,6 triệu người có Internet.
Nên khi phong trào biểu tình chống độc tài trong hối Á rập, TC lo sợ, thủ trước, tăng cường siết Internet trước. TQ có khoảng 450 triệu người dùng Internet mà Internet là xa lộ nối kết người dân thành phong trào cách mạng quốc gia biểu tình ở Tunisia và Ai cập; nên TC tăng cường kiểm soát Internet trước. Bất cứ ai ở TQ truy cập về Ai cập đều không được.
Internet đã, đang và sẽ là viện công tố chống Cộng sản. Tại TC. Bên cạnh cách đấu tranh trực diện với CS bằng khiếu kiện, toạ kháng, biểu tình, càng ngày càng có nhiều người Trung Hoa dùng Internet chống Cộng sản bất công, tham nhũng, đàn áp dân như ở Tunisia và Ai cập mới đây dùng Internet để vận động và tổ chức biều tình lật đổ độc tài.
Theo Giáo sư Dương Quốc Tân (Yang Guobin), Đại học Columbia, Mỹ, thì việc dùng Internet chống tệ nạn xã hội qua Internet là một hiện tượng đang phát triển mạnh tại Trung Quốc.
Đã có rất nhiều vụ thành công nổi bật. Nhờ Internet mà ở Trung Cộng cô Đặng Ngọc Kiều, 21 tuổi, được tha bổng vào ngày 16-6 trong vụ án Cô đã đâm chết một đảng viên CS có chức, có quyền về an ninh. Nếu không có giới bloggers đã vận động, huy động được hàng triệu người có Internet ở TC, viết hàng mấy triệu bình luận, đưa bằng cớ ngược lại những điều nhà cầm quyền cáo buộc để bắt giam Cô, thì kể như Cô không bị tử hình thì cũng tù mọt gông. Thắng lợi trong vụ Đặng Ngọc Kiều, xuất phát từ trang blog tiên khởi biệt danh «Đao Phủ”.
Dân Internet ở Trung Quốc còn có nhiều sáng kiến trừ gian, diệt bạo CS nữa. Như vận động phong trào Những Bà Mẹ Thiên An Môn, mở tượng đài trên Internet ghi danh và tưởng niệm nạn nhân Thiên An Môn. Mới đây nhứt đưa Internet hình ảnh một cán bộ đảng viên CS đeo một cái đồng hồ Vacheron Constantin trị giá 14,000 đôla. Không bao lâu sau, người cán bộ này bị nặc lịnh từ dịch.
Tại VNCS. Thông tin, nghị luận, hình ảnh nào mà CS Hà nội quyết tâm bưng bít đều có trên Internet dưới nhiều hình thức được Internet chuyển đi. Mọi cuộc khiếu kiện của dân oan, cầu nguyện đòi đất của tín đồ Công Giáo vừa xảy ra đàn áp là cả thế giới biết. Vụ Đảng Nhà Nước nhu nhược trước việc TC xâm chiếm Hoàng sa, Trường sa, Biển Đông, vụ cho TC khai thác Bauxite. Thí dụ căn nhà sang trọng như cung điện, vườn rau sạch trên lầu của Lê khả Phiêu ở Hà nội, phủ thờ gia đình của Nguyễn tấn Dũng lớn hơn cái đình làng, lớn hơn đền thờ Nguyễn trung Trực; Nguyễn tấn Dũng đeo cây kiếng mát giá 50,000 Đô la, hình ảnh, tin tức đều được “vi hữu” VN đưa lên Internet.
Sau cùng, Internet đã trở thành vũ khí đấu tranh mọi mặt, từ đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, đến trừ gian diệt bạo, lật đổ độc tài. Internet nối kết phong trào cách mạnh quốc gia chống độc tài ở Tunisia và Ai cập là tiêu biểu.
Nên không có gì ngạc nhiên khi thấy độc tài lúc nào cũng muốn biến Internet lợi cho họ và bóp chết những gì lợi cho nhân quần xã hội. Hai chế độ CS còn sót lại lớn nhứt ở Á châu là CS Bắc Kinh và lớn nhì là CS Hà nội làm đủ mọi cách để “nắm” Internet. Từ tường lửa ngăn chận vào các lãnh vực cấm kỵ của CS, đến đưa ra hàng binh đoàn tin tặc đánh phá và chim mồi giả dạng chống Cộng cuội, đến áp lực đặt điều kiện với những công ty cung ứng dịch vụ Internet muốn vào làm ăn trong chế độ CS, phải tạo điều kiện cho nhà cầm quyền CS kiềm soát Internet và cho tên họ những ai chống Đảng Nhà Nước CS trên Internet. Thậm chí TC đòi hỏi những nhà sản xuất computers muốn bán ở TC phải cài đặt một bộ phận ngăn cản không vào được những lãnh vực nhà cầm quyền cấm kỵ.
CS Hà nội liên tiếp ban hành nghị định và quy định quản lý thêm blog. Đầu tháng 10 năm ngoái, thành lập “Cục Quản Lý Phát Thanh, Truyền Hình và Thông Tin Điện Tử,” đặt dưới quyền quản lý của Bộ Thông Tin – Truyền Thông CS Hà nội. CS Hà nội bị các tổ chức báo chí và nhân quyền quốc tế liệt vào 1 trong 10 chế độ đối xử tệ nhất với giới Blogger. Blogger Điếu Cày, tức ông Nguyễn Văn Hải bị trấn áp nghiệt ngã và oan sai. Hầu hết ký giả quốc tế nào, có dịp nhận định về tình hình kiểm soát chặt chẽ Internet tại Việt Nam, đều nhắc lại trường hợp của blogger Điếu Cày.
Nhưng câu trả lời đã rõ. Dù độc tài ở Tunisia, Ai cập siết Internet một cách nghiệt ngã nhưng không thể chống lại bánh xe tiến hoá của Con Người. Trong khi dân biểu tình thì độc tài cúp luôn Internet và điện thoại di động, nhưng quốc tê can thiệp như ở Ai cập và người dân còn nhiều cách hóa giải nữa./.

Không có nhận xét nào: