Pages

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

Khoá miệng dân chúng – bài học từ đồng chí Rak

Sau khi Chủ tịch đăng hai kỳ về đồng chí Mubarak (Rak), thằng Lò Văn Một, bạn học Chủ tịch bảo, không chỉ riêng chuyện kiếm chác, những đ/c Cộng là bậc thầy, còn một chuyện khác nữa là chuyện khoá miệng dân chúng. Chuyện này đ/c Rak cũng phải gọi Tiệc ta là sư phụ. Nhân đây, Chủ tịch điểm lại đôi nét về chuyện đ/c Rak đã thất bại thế nào trong việc bịt miệng quần chúng.
Thực tế thì những thành tịu về kinh tế mà đồng chí Rak đạt được ở xứ Kim tự tháp là hoành tráng hơn xứ Thiên đường ta, dưng mà, ở bên đó, Rak đã không thành công trong việc phát động biết ơn Mubarak, nhờ ơn Rak, ơn tiệc mới có ngày hôm nay. Rak đã không thành công trong việc sử dụng hệ thống truyền thông để ôn nghèo kể khổ khiến dân chúng phải biết ơn lãnh tụ. Chuyện này, các đồng chí trong khối Cộng thành công hơn nhiều, đặc biệt là đồng chí Kim ở xứ Bắc Hàn, xứ mía đường ở Caribe.

Còn ở xứ Thiên đường ta, tỷ như chuyện lập hẳn một vụ “Người có công” để ban phát ân huệ cho một số người đã có những đóng góp trong hai cuộc kháng chiến. Rồi ve vãn quân đội, công an bằng cách phong quân hàm thật hào phóng, cấp kinh phí xây trụ sở thật to… Thực chất trong những việc này cũng bốc mùi tham nhũng mà một số tờ báo đã nói tới, nhưng Tiệc ta đã kịp thời chỉ đạo sát sao, ém nhẹm nên không bùng phát thành ngọn lửa.

Trở lại chuyện của đ/c Rak, hương hoa Lài từ Tunisia đã nhanh chóng lan tới Egypt, chỉ ít ngày sau vụ nổi dậy của dân chúng dẫn đến sự sụp đổ của đ/c TT Ben Ali, các cuộc biểu tình tương tự cũng nổ ra tại xứ sở của đ/c Rak. Khởi đầu cho hoạt động này là sự phối hợp giữa các nhóm đối lập khác nhau thông qua các trang mạng xã hội.

Người được nhắc đến với vai trò khuấy động này là Ghonim, nhân viên 30 tuổi của hãng Google. Thằng cha này từng quản trị trang chống nạn tra tấn trên Facebook. Khi trả lời phỏng vấn CNN, Ghonim nhấn mạnh: “Đây là một cuộc cách mạng Internet và tôi sẽ gọi đó là cuộc cách mạng 2.0″. Mọi chuyện bắt đầu khi Walid Rachid, 27 tuổi, nhà hoạt động trên Internet viết mail cho Ghonim, đề nghị hỗ trợ cho kế hoạch biểu tình vào ngày 25/1. Hai thằng này liên lạc với nhau qua hệ thống chat của Google, và cùng nhau lập ra liên minh giữa các nhóm thanh niên khác nhau.

Các đồng chí này qua mặt các nhân viên an ninh của chính quyền bằng cách nói một cách khá lộ trên mạng rằng sẽ gặp nhau tại một thánh đường, nhưng trên thực tế cuộc gặp này diễn ra tại một khu vực nghèo ở Cairo. Sally Moore, 32 tuổi, cho biết thêm các nhà hoạt động đã chia làm hai nhóm hành động. Một nhóm tập hợp lực lượng trong các quán cà phê, nhóm còn lại đi hô khẩu hiệu xung quanh các toà nhà và kêu gọi mọi người ra đường để biểu tình phản đối đói nghèo. Nhóm bắt đầu hành động khi tập trung được 50 người, nhưng khi xuống đường thì con số ủng hộ đã lên tới hàng nghìn.

Đ/c Rak giờ đây mới nhận thấy mình ngu thì đã quá muộn. Ở xứ Thiên đường ta, điều 69 Hiến pháp 1992 có quy định “Công dân có quyền biểu tình theo quy định của pháp luật”. Nghe thấy dân chủ chẳng kém gì Hoa Kỳ, dưng mà, muốn biểu tình phải xin phép, lại không có luật nào quy định về việc biểu tình, từ đó ngầm hiểu rằng tổ chức biểu tình là phạm luật.

Nghị Định 38/2005/NĐ-CP, Khoản 2, điều 5 về “Các hành vi bị nghiêm cấm” ghi rõ: “Tập trung đông người trái với quy định của pháp luật ở lòng đường, vỉa hè, trước trụ sở cơ quan, tổ chức, tại khu vực đang diễn ra các hội nghị quốc tế, kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc các hoạt động chính trị quan trọng khác của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội hoặc nơi công cộng khác.”

Trở lại chuyện xứ Egypt, những ngày biểu tình tiếp theo đã thu hút hàng nghìn người kéo tới quảng trường trung tâm Tahrir ở Cairo để đòi đ/c Mubarak từ chức. Nhiều người trong số này xuống đường do các lời kêu gọi trên trang xã hội Twitter. Một bộ phận khác rủ nhau đi biểu tình bằng tin nhắn điện thoại. Phát hiện ra vai trò của Internet, ngày 28/1, Tổng thống ra lệnh chặn các mạng xã hội và cuối cùng là yêu cầu cả 4 nhà cung cấp Internet của Egypt chấm dứt dịch vụ để phân tán sức mạnh người biểu tình.

Hành động kiểm duyệt của đ/c Mubarak cho thấy không có hiệu quả. Ngày Ai Cập không có Internet 28/1 cũng được gọi là “Ngày nổi giận” khi hàng triệu người xuống đường. Biện pháp của đ/c Rak không thể ngăn được việc người biểu tình liên lạc với nhau để tập hợp lực lượng. Chính quyền cũng không thể che mắt được thế giới về những gì đang diễn ra tại Egypt. Kênh truyền hình vệ tinh Al-Jazeera vẫn phát đi tin tức trực tiếp về cuộc biểu tình suốt cả ngày, với sự cập nhật của mạng lưới phóng viên khắp Ai Cập qua hệ thống điện thoại cố định.

Sự kiện ngày 28/1 cũng cho thấy, cuộc biểu tình ở Egypt có thể khởi đầu từ Internet nhưng sau vài ngày đã không còn phụ thuộc vào môi trường này nữa. Dù cả Internet lẫn mạng di động đều bị chặn, người biểu tình vẫn xuống đường với số lượng còn đông hơn nhiều so với trước.

Năm ngày sau, do sức ép của cộng đồng quốc tế, chính quyền đ/c Mubarak buộc phải khôi phục các dịch vụ viễn thông và các nhà hoạt động tiếp tục quay lại môi trường trực tuyến để tập hợp lực lượng. Tuy nhiên, đến thời điểm đó, làn sóng biểu tình đã phát triển rất nhanh và lan rộng khắp Ai Cập. Họ thuộc các thành phần xã hội và chính trị khác nhau, từ công nhân, các blogger, các nhà hoạt động đòi dân chủ cho đến những thẩm phán cấp cao… Internet đã liên kết các nhóm đối lập và là công cụ tập hợp lực lượng. Các nhóm cũng phối hợp với nhau thông qua các mạng xã hội và điện thoại di động.

Thằng Nguyễn hỏi Chủ tịch: Vậy xứ Thiên đường ta thì sao? Bao giờ có chuyện như ở xứ Egypt? Chủ tịch bảo: mọi sự áp bức sẽ dẫn tới cách mạng. Độc tài, quân phiệt chỉ thống trị người dân trong một giai đoạn nào đó, chứ không thể khóa miệng, xiềng xích họ mãi mãi. Đó là kinh nghiệm lịch sử. Tuy nhiên, chính sách ngu dân cũng có tác dụng kéo dài sự tồn tại của độc tài! Bài học của đ/c Rak là thứ để ta suy ngẫm.

(Tổng hợp từ các nguồn)

Phan Thế Hải

Không có nhận xét nào: