Pages

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

Ngày Tết, nói chuyện Đoàn Kết

Có ba người, thuộc ba thế hệ khác nhau. Một gần xuống lỗ, hai đã bước qua tuổi trung niên, ba là một thanh niên sắp tốt nghiệp. Cùng ngồi trên những vị trí quen thuộc quanh bàn ăn. Bên cạnh họ còn hai cái ghế trống. Ở giữa bàn, trên một cái dĩa lớn có một cái bánh chưng đã bóc lá và được căt thành những phần khá đều nhau theo mẫu hình tam giác. Người cắt rất khéo tay, đã cắt bánh bằng những sợi dây cột. Nhìn qua, chiếc bánh như còn nguyên vẹn không thấy dấu cắt.

Sau câu chào mở đầu đầy tâm tình gia đình của ngưòi trung niên. Cụ ông với mái đầu và chòm râu bạc, gật gù mái đầu, nhìn con cháu đầy mãn nguyện. Ông xẻ chiếc bánh ra và lấy một phần cho mình:

-Ồ, cái bánh gói đến khéo, nó vuông vức đầy đặn. Bánh nấu “ rền” lắm. Chưa biết mùi vị ra sao. Chỉ nom thấy phần hình thức đã thèm ăn!

- “Rền” là gì hả ngoại?

- Một từ cổ cháu ạ. Người ta khen cái bánh chưng nấu “rền” là nó đạt tiêu chuẩn bánh chín, chắc. Gạo kông bị nhão nhoét, sống. Nhân không bị khô, rời. Nói chung, từ gạo cho đến nhân đậu chín kỹ, quyện chặt vào nhau như một khối!

Cùng lúc ấy, cô gái điệu trong nhà, ngồi xuống cái ghế bên cạnh ngưòi trung niên:

- Bánh chưng làm bằng những thứ gì hả bố. Nó có khó làm lắm không?

- Con nhìn đây. Gạo nếp là chính nằm ở phía ngoài. Ở giữa là nhân đậu xanh và mấy lát thịt heo. Loại thịt có cả mỡ lẫn thịt. Cộng thêm một ít gia vị như ngũ hương, thảo qủa, tiêu… cho chiếc bánh thêm thơm ngon.

- Ồ, thơm ngon qúa. Bố gói bánh chưng được không?

Người thiếu phụ trẻ, để bình trà trên bàn, ngồi xuống góp chuyện:

- Bố con thì … ăn dược, nhưng không gói được.

- Còn mẹ?

- Mẹ đầu hàng từ lâu rồi.

- Còn ngoại?

Lão ông để miếng bánh xuống trên cái dĩa, mắt như nhìn về một qúa khứ thật xa.

-Thật ra việc gói và nấu bánh chưng không khó lắm. Nhưng nó đòi hỏi tay nghề gần như là chuyên môn mới có thể làm được. Bố cháu cầm ông nghe thì giỏi nhưng không thể gói bánh. Mẹ con cũng vậy, nghe nói ra tòa cãi nhau hăng lắm nhưng cũng phải đầu hàng!

- Ba kỳ qúa, ngày xưa con cãi chứ bây giờ có dám cãi ảnh ấy nữa đâu!

Lão ông cười hiền hòa, trong lúc người trung niên nhìn vợ. Ông tiếp:

- Ngày xưa khi còn trẻ hơn cháu, vào mỗi dịp tết ông cũng được chỉ cách lau lá, xếp lá, cân đo độ gạo và nhân, cách xếp thịt vào lòng bánh theo cái khuôn có sẵn. Rồi cũng học cách gói, nhưng gói không giỏi. Cái bánh của ông gói nó không có hình vuông!

- Có khi nào ngoại quên cho hành tiêu và thịt vào bánh không?

- Chuyện quên, xót ấy là thường, chả có gì lạ.

- Khó thế hả ngoại. Khéo mà còn khó hơn làm chính trị nữa!

Cả nhà đổ dồn đôi mắt về phía ngưòi thanh niên khi nghe câu ví von rất lạ tai. cậu tiếp:

- Ngoại xem, ngoại gói bánh không có hình vuông. Bố con thì…. Hì hì không biết gói hay là gói ra hình…hình gì hả bố? Còn mẹ con thì chịu thua từ lâu rồi. Nếu mà có gói thì khéo gạo ở một nơi và nhân ở một chỗ, giống như mẹ người bạn của con. Hôm qua con đến chơi, nó mời con anh bánh chưng mẹ nó luộc. Phần gạo thì nhão phần nhân thì rời nhau! Mẹ nó là cô giáo đấy! Lúc ăn con bảo nó. Mẹ mày đi làm chính trị được đấy!

Người phụ nữ nói chen vào:

- Sao con lại bảo mẹ bạn con như thế.

- Mẹ biết nó bảo con thế nào không?

- Bạn nói đúng một trăm phần trăm. Ngưòi mình cái gì cũng dở, chỉ có làm chính trị là… giỏi. Đã thế, khi làm chính trị thì chỉ nhắm tới cái ghế tổng thống, thủ tướng. Hoặc tệ lắm cũng phải là tổng, bộ trưởng. Chẳng ai chịu nhằm đến cái chức… xã trưởng bao giờ. Này nhá, bác sỹ, kỹ sư, thầy giáo cô giáo, luật sư, quan tòa, thiến heo, giao liên, thợ cắt cỏ, lơ xe đò, võ biền, thầy tu. ông cha, ni cô, thợ hớt tóc, phu bến tàu, phụ đầu bếp, thợ ruộng, phu khuân vác, tất tần tật đều làm chính trị…. Nên tất cả đều là mộng du, ảo giác chính trị , làm cả nước đều nhão nhoét!

Nghe thế, nét mặt ngài ủy viên trung ương của một đảng nom rất khó chịu, trong lúc lão ông lại cởi mở, vỗ tay nghe bôm bốp:

- Hay, hay lắm, nói hay lắm. Tuổi trẻ các cháu có suy nghĩ đặc sắc lằm. Ngoại có lời khen các cháu. Phải có suy nghĩ như thế, thì tương lai đất nước minh mới khá lên được. Còn nếu giữ cái tính cổ hủ như ngoại, như ba mẹ cháu cho rằng, ta là “nhất phẩm trong thiên hạ” thì đất nước ta sẽ không có lối thoát.

- Cháu cũng thấy vậy, nhưng lại không thể nói chuyện này với bố cháu được. Nói ra là đụng chạm ngay. Trong nhà bố con đã không thể đả thông với nhau, bằng cách nào có thể thuyết phục người ngoài chấp nhận nhau, ngồi lại với nhau.

Ngưới trung niên hắng dặng vài cái rồi lặng lẽ, trong lúc bà vợ ông bảo:

- Con cứ tự trọng mà nói, nhưng không nên nói những lời có tính cách hiềm khích hay phỉ báng những ngưòi trên, trước.

- Vậy là mẹ cũng không biết ngày nay tuổi trẻ nghĩ gì rồi. Họ rất kính trọng những ngưòi đi trước, chỉ không đồng ý với cái phương cách họ làm thôi. Nó luộm thuộm làm sao ấy. Không nói ra những ý nghĩ của mình thì họ cho là họ đúng. Cứ thế mà đi trật đường rầy. Mà nói ra thì họ kết luận là phá hoại, phỉ báng việc… chung, thậm chí là nằm vùng, nón cối. Đưa đến kết qủa là tổ chức nào, đảng phái nào cũng đi vào ngõ cụt vì không có ngưòi tham gia. Không người hậu thuẫn vì lời nói, việc làm của họ bất nhất. Họ kêu gọi đoàn kết mà chả biết chữ đoàn kết mang ý nghĩa gì. Hoặc giả, đoàn kết theo dấu chỉ của tôi!

- Con nói thế là vì, ai cũng biết, hay như ba con có đầy kinh nghiệm khi đưa dao, đưa kéo vào thân thể của bệnh nhân. Ba con hiểu được nỗi đau của con bệnh. Bởi lẽ, nếu sợ bệnh nhân bị đau dớn, ba con không cắt, không giải phầu vết thương, bệnh nhân sẽ chết. Phải vậy không hả bố. Nhưng bố lại không tự giải phẫu hay lột được cái vỏ bọc của cá nhân mình do chính mình tạo ra để cùng nhìn thấy một mục đích chính là phục vụ cho cho đất nước, cho đồng bào của mình, chứ không phải là đồng bào phải phục dịch cho mình. Riêng những ngừơi lớn tuổi như ông ngoại thì …. về vườn rồi, lại sợ không ai nhớ đến minh, nên cũng phải… quậy một tý trước khi chết, thật chả ra làm sao! Phài thế không ngoại?

- A! Thằng này đáo để thật, dám lôi cả ông ngoại vào cuộc nữa cơ à?

- Cháu không dám, nhưng thực tế là như vậy. Nên khi nhìn cái bánh chưng trước mặt, cháu nghĩ rằng: Nếu như người dân mình, không kể nông dân, công nhân trí thức, học gỉa, chuyên viên… tất cả đều quyện vào nhau như cái bánh chưng này thì kẻ thù nào mà chúng ta không thắng. Cộng sản bạo tàn nào mà ta không tiêu diệt được?

- Tại sao lại quyện vào nhau như cái bánh chưng hả anh hai?

- Em xem, cái bánh chưng này có tất cả là ba thành phần chính như ba nói để tạo nên nó. Thứ nhất là phần vỏ là cái lớp lá bọc ở bên ngoài. Kế đến, là phần gạo nếp, giữ phần chính yếu làm nên và bao chung quanh cái bánh. Sau cùng là phần nhân đậu xanh có thêm chút hành, tiêu, thào qủa và vài lát thịt mỡ để tạo nên một mùi vị riêng biệt cho cái bánh chưng của ngày tết.

- Nó có ăn nhập gì đến chuyện chính trị đâu anh hai?

- Có chứ, em xem, chiếc bánh này được gói bởi nhiều miếng lá nhỏ. Nó giống như hai chữ Việt Nam mà mỗi người chúng ta đang mang trên người. Nhưng em nhớ nhá. Muốn gói cái bánh thì một miếng là là không đủ. Hơn thế, phải cùng một thứ lá. Nghĩa là nó phải có chung một chủ đích cho từng giai đoạn đấy. Điển hình, ở trong trường hợp này, lá dùng để gòi bánh chưng cho ngày Tết. Cũng thế, vào lúc này, chủ đích của người Việt Nam nhắm đến là việc giải thể chế độ vô đạo cộng sản trên đất nước Việt Nam . Có phải như thế không ba? Nếu đúng, thì chúng ta đã có chung với nhau một mục đích, đạt yêu cầu là có một trong ba điều kiện cần và đủ để tạo nên cái bánh.

Sau lớp vỏ là phần chính yếu tạo nên cái bánh là lớp gạo ỏ trên, dưới và chung quanh cái bánh. Hãy nhìn lớp gạo này như tuyệt đại đa số người dân Việt nam làm nền tảng cho chiếc bánh. Gạo chưa nấu thì rời nhau. Gạo đã dược nấu chín theo yêu cầu thì kết chặt lại với nhau. Hơn thế, phải là nấu cho “ rền” nó mới kết chặt lại với nhau mà không bị khô, không bị nhão nhoét. Phãi không thưa ngoại. Ở đây con thấy là, ngừoi dân Việt nam hầu như lúc nào cũng là những phần tử hy sinh nhiều nhất, chịu thiệt thòi nhiều nhất cho tất cả mọi chủ đích, yêu cầu của quốc gia. Nhưng lúc nào họ cũng sẵn sàng dính kết lại với nhau, luôn luôn sẵn sàng là lớp võ ở bên ngoài để tạo nên một mục đích chung cho tổ quốc, như lớp gạo của chiếc bánh chưng này. Tinh thần của gạo là sẵn sàng

Phần nhân, ít hơn phần gạo, nhưng xem ra lại nắm phần chủ động vận hành cho nhân, gạo, hương vị quyện vào nhau thành mùi vị của cái bánh chưng! Phần gạo, tuy là nhiều, nhưng không định vị cho chiếc bánh chưng ngon hay dở. Như thế, có thể nói yếu tố nhân là chủ thể của cái bánh. Một cái bánh ngon thì phần nhân, ngoài mùi vị riêng biệt, cũng phải đủ yếu tố nhuyễn nhừ, keo dính với nhau như một khối không rời. Đã thế, còn có thể chuyển hóa làm cho linh động thêm phần gạo ở ngoài. Nói cách khác, nhân bánh rời rạc, không nhuyễn nhừ, không “ rền”. Chỗ thì chín, chổ thì sống, chổ thì vón cục, rời rạc hoặc có mùi chua ủng, hoặc thối thì nó sẽ làm thối lây cái bánh. Nói cách khác, chính lớp nhân sẽ là thui chột, làm thối lây sang lớp gạo .

Như thế, nếu nhìn ra xã hội, lớp trí thức, lãnh đạo của đất nước chính là phần nhân là trọng điểm của cái bánh chưng này. Họ cũng phải kết hợp và keo dính với nhau thì mới trở thành một trong ba điều kiện cần thiết để tạo nên một cái bánh ngon. Nhưng khi nhân không kết hợp keo dính với nhau, nó sẽ tự thối, rữa mục và làm lây lan hủy hoại ra phần bánh và vỏ bọc ở ngoài. Sự việc nói chung là như thế, nhưng nhân muốn có sự keo dính với nhau, ngoài việc nhờ lớp gạo, lớp vỏ ở bên ngoài. Đậu xanh cũng đã phải “ bị “ lột bỏ vỏ đi, nấu cho thật nhiễn nhùy trước thì mới có thể tạo thành một yếu tố “nhân” cho cái bánh được. Ngoài ra, chì là những hột đậu sanh nằm bên những hột đậu xanh nấu chín rời rạc. Có cho thêm mắm muối hành tỏi vào nó cũng không thể quyện vào nhau để trở thành một thứ “nhân” hữu hiệu cho bánh được.

Lấy thí dụ: nhân là phu phụ bếp, nhân thiến heo, nhân giao liên, nhân vô đạo, nhân bất chính, vô gia dình, vô tôn giáo của cộng sản mà trở thành thứ “nhân” chính trị nên nó đã làm băng hoại cả một nền văn hóa của dân tộc và làm bạc nhược tinh thần của dân tộc ta. Thứ nhân ấy đáng bị nguyền rủa và đào thải khỏi xã hội. Kế đến, những thứ “ nhân” bịp bợp, “nhân” lợi dụng tình yêu nước của đồng bào, của tôn giáo. “nhân” vô kỷ luật , “ nhân” đảo chánh, “nhân” tay sai , “ nhân” ảo vọng,… nếu trở thành những nhân tố chính trị thì quốc gia có đang tốt đẹp cũng bị những thứ “ nhân” này làm cho ra ung nhọt, thui chột mà thôi!

- Hay, hay quá, anh hai được một điểm,

- Em gái hư! Hay mà chỉ được một điểm thôi à.

- Vậy là may cho anh hai rồi, thằng bạn trai của em, nó học trên lớp của anh còn chưa được một phần ba điểm nữa kìa!

- Thế ba của con được mấy điểm.

- Nói theo kiểu của anh hai. Chữa bệnh, ba được một điểm. Vào tổ chức chỉ thích làm chủ tịch, thích ngồi ở trên. Rồi lập thêm tổ chức khác để làm chủ tịch… biết không có cơ sở thành công , nhưng vẫn cứ nằm ác mộng làm thủ tương, bộ trưởng, không chịu lột vỏ bọc của mình đi vì lợi ích và mục dích chung… được zerô điểm. Sorry dady , con nói thật lòng đấy! Đa phần tuổi trẻ chúng con đều nghĩ như anh hai. Thực tế hơn, họ muốn tham gia vào các tồ chức là để xây dựng cho một chương trình chung, chứ không muốn đi theo lối mòn xưa cũ tự dựng cho mình là “ nhất phẩm trong thiên hạ” đâu ba. Con nói thật nha, trong lớp trẻ ,tuổi 40, 50 có những ngưòi trẻ kiệt xuất đủ tư cách, đủ tài lảnh đạo đất nước mình vượt qua những khó khăn hiện tai và cũng có khả năng quy tụ những nhân tài của đất nước để mưu cầu cuộc thái bình thịnh trị choViệt Nam theo hướng đi vương đạo, pháp trị, công lý. Nhưng rồi họ cũng sẽ bị mai một đi vì lớp “ nhân” cổ hủ, ngoan cố hiện nay. Ấy là chưa kể đến sự kiện họ sợ món nghề ném bùn của phe ta sẽ làm ô uế lây cho cái tên tuổi của họ. Cứ kiểu trật đường này tiếp tục mà đi, ba có hy vọng một ngày về Việt Nam dưới ngọn Nắng Vàng và không còn bóng lá cờ đỏ của bọn côn dồ nhà nưóc Việt cộng không?

Con không bi quan, nhưng cũng không nhìn ra được cái ngày ấy trong tầm tay. Bởi lẽ, tụi con cũng đã ngồi và chuyện trò với nhau rồi. Lúc này bọn Việt cộng nó cho tổ chức đa nguyên đa đảng bên mình cũng hoàn toàn thất bại.

- Láo, làm sao mà thất bại được, tiếng người trung niên vang như tiếng sấm, toàn dân ta đã căm thù chúng đến tận xương tủy, cho đầu phiếu tự do, có kiếm soát của quốc tế là chúng nó tan bay xác pháo ngay.

Có gái diệu nhảy dựng ngưòi lên.

- Ngoại, ngoại có dám làm trọng tài không? Con dám cá là ba sẽ thua vì ba con chỉ có ảo mộng thôi. Con không thích Việt cộng, nhưng con dám đánh cuộc là chúng sẽ thắng. Bởi vì, chỉ cần làm một bài tính nhỏ là biết rõ thắng thua. Thí dụ như trên toàn quốc Việt Nam sẽ có 100 đơn vị bầu cử, gồm 50 ở các thành thị và 50 ở vùng thôn quê. 50 đơn vị ở miền quê, phía những người của ba con không ai dám, hoặc muốn ra ứng cử. Thế là đã thua đứt 50 đơn vị rồi. Còn lại 50 ghế ở thành thị phía ba con tưởng là thắng nhưng kết qủa lại cũng thua nốt. Bởi vì mỗi nơi ấy Việt cộng chỉ đưa ra một ứng cử viên. Nhưng sẽ đưa thêm ra khoảng một chục ứng cử viên gỉa dạng phía ta để đánh phá lẫn nhau. Cộng chung với khoảng 15 ngưòi thuộc các đảng phái, tổ chức phía quốc gia. Số phiếu bỏ cho người quốc gia, cộng lại có thể gấp hai, gấp năm lần số phiếu bỏ cho ứng viên Việt cộng, nhưng phải chia ra cho 25 người phía quốc gia. Kết qủa, Việt cộng lại cũng thắng. May mắn lắm, trong 50 cái ghế đó phía ta được năm, bảy ghế. Con số 5 hay 7 trên 100 thì ta làm được gì. Luật lệ nào của Việt cộng cũng được thông qua. Ý kiến nào của 5,7 ngưòi kia đưa ra cũng đểu bị bác bỏ. Khi ấy thì thật là dở khóc dở cười vì chính ta đã giúp vốn cho tên lưu manh kia phỉnh phờ dân chủ, pháp trị…. 5. 7 ghế đó không phải là chiến thắng mà là thảm bại hoàn toàn. Ba đồng ý không?

- Cháu ngoan, ngoại nghe cũng được đấy, nhưng nếu con là ba con thì sẽ phải ứng sử thế nào?

- Dễ lắm ngoại ạ. Trước tiên là con sẽ tuyên bố rút lui, giải tán, hay ngưng hoạt động vô thời hạn cái đảng mà ba con tham dự đi. Và cũng vận động các đảng phái khác, còn nghỉ đến quốc gia và dân tộc Viêt Nam thì cũng nên làm như thế. Sau đó, tất cả trong tinh thần độc lập, ủng hộ cho các BCH cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại có một đại hội. Từ Đại Hội ấy soạn ra một cương lĩnh chung cho tất cả mọi Cộng Đồng NVTD ở trên thế giới theo đó mà phát huy theo tinh thần địa phương. Nó có gía trị pháp lý như hiến pháp của Hoa Kỳ chi phối trên các Tiểu Bang. Trong Đại Hội ấy cũng nên lựa chọn bầu ra hay mời một nhân vật, có thể không nằm trong BCH các CD/NVTD tại các quốc gia, nhưng là một nhân sỹ có uy tín, tài đức thực sự trong cộng đồng. Nhớ là kiếm người trẻ bố nhá. Để người này là phát ngôn nhân chính thức cho người Việt tại Hải Ngoại, và cùng với CD phác thảo ra và thực hiện một kế hoạch dài hạn và ngắn hạn để tiêu trừ cộng sản và xây dựng lại quê hương.

- Nếu làm được như thế, chúng ta sẽ có đường tiến, và Việt cộng sẽ bị đẩy vào chân tường. Bởi lẽ, từ trong quốc nội đã nắm vững sự thống nhất và hỗ trợ từ HN, cơn bão sẽ có cơ hội bùng lên mà giải trừ cái chế độ tàn bạo này. Nếu bão không nổi lên, chúng ta cũng có thừa khả năng để thách thức một cuộc bầu cử tự do với sự giám sát của quốc tế. Khi ấy, quê hương ta có tương lai. Người ngưòi tìm được niềm vui. Bố có cơ hội được trở về nhìn thấy quê hương đổi mới. Ngoài ra chỉ là sáo trộn và đánh trống khua chiêng cho vui thôi. Và nghĩa địa ngoại khéo mà lại thêm tên của những ngưòi trung niên hôm nay nữa. Ba biết tại sao con nói như thế không? Vườn hoa thì cần trăm hoa đua nở. Nhưng chiến trường thì chỉ cần một vị tư lệnh thôi! Phải không ba?

Những tưởng người trung niên kia sẽ “sáng” cho cô gái rượu một cái rồi muốn đến đâu thì đến. Nhưng không, ông dứng bất dậy ôm chầm lấy cô con gái yêu. Ông nói trong tiếng nghẹn và long lanh nước mắt:

- Các con đã trưởng thành rồi! Nhân không biết tự lột vỏ sẽ là thứ “nhân” làm hôi thối đồng loại, làm băng hoại xã hội. Ba biết mình phải làm gì rồi. Cám ơn con.

Nam Hải

Không có nhận xét nào: