Pages

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

VN chật vật ước mơ hội nhập kinh tế bằng… bóng đá


Lan Dung (theo FT) – Bộ trưởng Bộ Ngoại giao 10 nước ASEAN đã bộc lộ tham vọng cùng đấu thầu đăng cai World Cup 2030 như một phần trong kế hoạch hướng đến hội nhập kinh tế khu vực. Trong khi bóng đá rất phổ biến trong khu vực, sự hỗ trợ cơ sở hạ tầng nghèo nàn cho bóng đá cho thấy các chính trị gia nên kiềm chế sự nhiệt tình cho các dự án “trên trời”.
Từng tổ chức thành công nhiều giải đấu bóng đá thuộc khu vực Đông Nam Á, gần đây Việt Nam phải từ bỏ đề xuất đăng cai Giải vô địch bóng đá nữ U20 thế giới năm 2012 sau khi nhận thấy quá trình đầu thầu của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) quá tốn kém.

Phát ngôn viên của FIFA phát biểu rằng Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có khả năng cung cấp sự đảm bảo cần thiết từ Chính phủ về việc tổ chức sự kiện trước thời hạn quy định.

Ông Nguyễn Lân Trung, phát ngôn viên của VFF cho rằng trong khi Việt Nam rất háo hức được tổ chức sự kiện này, các điều khoản và điều kiện FIFA đưa ra rất khó và Chính phủ không thể đáp ứng được.

Đặc biệt, ông cho biết không có đủ thời gian để nâng cấp các sân vận động trong nước đạt tiêu chuẩn quy định trước giải đấu.

“Tôi rất tiếc về điều này”, ông nói, “nhưng chúng ta cần phải thực tế về những điều chúng ta có thể làm”.

Mặc dù các giải đấu thể thao nhỏ như giải này ít uy tín hơn so với các sự kiện lớn như Olympics và World Cup, nhiều quốc gia đang phát triển lại coi đây là cơ hội để đẩy mạnh vị thế trên trường quốc tế và cải thiện cơ sở hạ tầng thể thao.

Bóng đá luôn là môn thể thao “vua” được sự quan tâm của người dân Việt Nam. Ảnh: VOV

Giá thầu của Việt Nam nhận được sự ủng hộ cao về mặt chính trị từ Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, người đã đến thăm Trụ sở của FIFA tại Thụy Sỹ vào năm ngoái để tìm kiếm sự ủng hộ từ Chủ tịch FIFA Sepp Blatter. FIFA hiện đang đàm phán với các liên đoàn bóng đá khác, trong đó có Liên đoàn bóng đá New Zealand, để xem họ có thể lấp chỗ trống hay không.

Mặc cho thất bại mới nhất này, ông Trung tin rằng triển vọng cho bóng đá ở Việt Nam vẫn tươi đẹp vì hai lý do.

Thứ nhất, bóng đá rất phổ biến ở Việt Nam, nơi người dân thường ngồi quanh TV ở các quán cà phê vào tối thứ 7 để xem các trận đấu trong Giải Ngoại hạng Anh.

Thứ hai, việc chuyển đổi nền kinh tế của Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua làm thay đổi cuộc chơi nội địa từ trợ cấp của Chính phủ sang và mang đến các nhà đầu tư mới, ví dụ như Hoàng Anh Gia Lai, một trong số các công ty lớn nhất của Việt Nam không thuộc sở hữu nhà nước.

Chi phí điều hành một đội bóng ở V-League đã tăng trong những năm gần đây, từ vài tỷ đồng lên đến 20 tỷ đồng (1 triệu đôla). Trong đó các đội bóng lớn chi đến 50 tỷ đồng/ mùa giải.

Hiện tại, trung bình có khoảng 6000 – 8000 cổ động viên đến sân xem một trận đấu bóng, và hàng trăm ngàn người xem trên truyền hình.

Tuy nhiên, do thất bại trong đấu thầu tổ chức giải bóng đá nữ thế giới được quan tâm nên vẫn còn khá nhiều việc phải làm.

Ông Trung nói rằng nếu bóng đá Việt Nam tiến lên mức cao hơn, các câu lạc bộ cần nhiều sự đầu tư hơn, các sân vận động cần được sửa sang và cần chi nhiều tiền vào các trung tâm đào tạo vận động viên trẻ.

Trong khi vài lời chế giễu về tham vọng của bóng đá Đông Nam Á vẫn đang lan truyền ở trong và ngoài sân cỏ, ông Trung lưu ý đồng chủ nhà Hàn Quốc đã lọt vào vòng bán kết tại World Cup 2002 và nói thêm rằng ông sẽ không đặt cược cho đội bóng nào cản bước đường thắng lợi của các đội tuyển bóng đá ở Đông Nam Á.

http://vef.vn/2011-02-10-vn-chat-vat-uoc-mo-hoi-nhap-kinh-te-bang-bong-da

Không có nhận xét nào: