Pages

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Đài Loan: Sẽ Giúp TQ Chiếm Biển Đông Nếu Chiến Tranh Xảy Ra

http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2011/10/AP_SouthChinaSea_8mar11-400x250.jpg
Theo: Viet Bao

“Tư Lệnh Hải Quân Đài Loan tuyên bố nếu có chiến tranh ở Biển Đông, Đài Loan sẽ hỗ trợ cho Tàu Cộng, chứ nhất định không giúp Philippines — và cũng sẽ không đứng yên mà nhìn.”
VN mở cửa Cảng Cam Ranh cho tàu quân sự nước ngoài; Mỹ muốn đóng quân ở Cam Ranh
Tàu Hải Quân Mỹ vừa khảo sát một đợt mới ngoài khơi Việt Nam tìm chiến binh Mỹ và phi cơ Mỹ mất tích thời Cuộc Chiến VN.

Trong khi đó, Trung Quốc có thêm một trợ thủ để lấn chiếm Biển Đông: Tư Lệnh Hải Quân Đài Loan tuyên bố nếu có chiến tranh ở Biển Đông, Đài Loan sẽ hỗ trợ cho Tàu Cộng, chứ nhất định không giúp Philippines — và cũng sẽ không đứng yên mà nhìn. Lời này cũng có thể hiểu là Đài Loan sẵn sàng giúp Tàu Cộng tấn công Việt Nam ở Biển Đông…
Trong khi đó, thông tấn nhà nước Úc Radio Australia cả bản tiếng Anh và tiếng Việt, cùng loan tin rằng Việt Nam quyết định mở cửa Cảng Cam Ranh cho hải quân nước ngoài trú đóng, và cho là Hải Quân Mỹ muốn vào đây trước tiên.
Bản tin đài VOA hôm Thứ Hai ghi rằng, Hoa Kỳ và Việt Nam cho hay họ đã hoàn tất một cuộc tìm kiếm hiếm hoi các binh sĩ và máy bay Mỹ mất tích ở ngoài khơi Việt Nam trong cuộc chiến tranh.
Tàu khảo sát đại dương của hải quân Mỹ USNS Bowditch đã tham gia cuộc tìm kiếm kéo dài 4 tuần và kết thúc hôm thứ Hai.
Đây là lần thứ hai, trong tổng số 103 phi vụ tìm kiếm người Mỹ mất tích, một tàu hải quân Hoa Kỳ tham gia cùng giới hữu trách Việt Nam để tìm kiếm các trường hợp người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam…
Đại sứ quán Mỹ cũng cho biết hàng trăm máy bay và phi hành đoàn vẫn còn mất tích ở ngoài khơi Việt Nam…
Trong khi đó, báo Đất Việt đăng bản tin từ NĐT cho thấy một viễn ảnh mới: Trung Quốc được Hải Quân Đài Loan hỗ trợ để chiếm gọn Biển Đông.
Bản tin Đất Việt như sau.
‘Nếu chiến tranh xảy ra, Đài Loan sẽ hỗ trợ Trung Quốc’
“Nếu xảy ra xung đột bằng quân sự giữa Đại lục và Philippines thì quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương sẽ ra tay trợ giúp quân đội của Đại lục”, lãnh đạo hải quân Đài Loan Thiếu tướng Doãn Thịnh Tiên khẳng định.
Cũng trong bài phỏng vấn này, người đứng đầu hải quân Đài Loan tại khu vực Thái Bình Dương còn nhấn mạnh: “Quân đội Đài Loan đóng ở Thái Bình Dương quyết không giúp đỡ quân đội Philippines. Vì thế, nếu Philippines có mưu đồ chiếm lĩnh Thái Bình Dương thì quân đội của Trung Quốc Đại lục cũng nên giúp đỡ Đài Loan”.
Theo ý kiến của vị thiếu tướng này, trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, quân đội của Trung Quốc và Đài Loan nên hợp thành một “liên minh quân sự”.
Đối với việc chống lại quân đội Philippines thì quân đội của Đại lục hay Đài Loan cũng đều là quân Trung Quốc”, Tướng Doãn Thịnh Tiên nhấn mạnh.
Tướng Doãn Thịnh Tiên cho rằng, để giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước tại khu vực biển Đông thì quan trọng nhất là ở thái độ của Trung Quốc. Theo nhận xét của vị tướng này, thái độ của Trung Quốc với tình hình căng thẳng trên vấn đề biển Đông hiện nay “chưa đủ cứng rắn”.
Ông này cũng cho rằng, trước tình hình này, Đại lục cần kêu gọi lực lượng quân đội của cả Đài Loan và Trung Quốc cùng bảo vệ “tài sản chung của tổ tiên”. Và với những gì mà cha anh họ để lại, không chỉ quân giải phóng của Trung Quốc mà của cả quân đội Đài Loan cũng đều phải có trách nhiệm.
Ông Doãn Thịnh Tiên cũng cho biết thêm, hiện nay trên khu vực Thái Bình Dương, quân đội Đài Loan có một số căn cứ quân sự lớn. Ông nói: “Chính vì thế, nếu có xung đột xảy ra, quân đội Trung Quốc cần phải cám ơn Đài Loan, vì những căn cứ này chính là một hậu phương vững chắc trong việc cung cấp nước ngọt và nhu yếu phẩm cần thiết cho quân Trung Quốc”.
Nhìn lại chính sách của Đài Loan trong những năm trước đây, trong những năm 1970-1990, Đài Loan tỏ ra tự kiềm chế và ôn hòa trong vấn đề biển Đông.
Khi có va chạm chủ quyền đối với các lãnh thổ mà Đài Loan cưỡng chiếm, thì không có động thái quân sự cụ thể mà chỉ đơn giản là đưa công hàm ngoại giao để kháng nghị những hành động mà họ cho là xâm phạm lãnh thổ của họ.
Tuy nhiên, sau khi có căng thẳng trên biển Đông thời gian qua, Đài Loan lại bất ngờ tuyên bố chủ quyền của mình trên một số quần đảo tại biển Đông.”
Trong khi đó, đài phát thanh ABC Australia (Ban Việt Ngữ là Bay Vút: www.bayvut.com.au) có bản tin rằng Mỹ có thể sẽ vào Cam Ranh. Bản tin trích như sau:
“…Trong bối cảnh căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc về Biển Đông ngày càng leo thang, Việt Nam đã quyết định cho các tàu chiến nước ngoài vào đóng quân ở Vịnh Cam Ranh.
Với vị trí địa lý và điều kiện thuận lơi, Vịnh Cam Ranh được xem là một trong những cảng biển có vị trí chiến lược quan trọng nhất Châu Á. Đây cũng là nơi Hải quân Mỹ đã từng đồn trú trong thời kì chiến tranh Việt Nam và là căn cứ hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô trong cuộc chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Hoa Kỳ. Kể từ sau năm 1979, Hải quân Nga vẫn trụ lại nơi này với mục đích chính là thăm dò hoạt động quân sự của Trung Quốc.
Sau khi Nga rút quân khỏi Vịnh Cam Ranh vào năm 2002, chính quyền Việt Nam tuyên bố sẽ không để một lực lượng quân sự nước ngoài nào vào đóng quân và kiểm soát khu vực này.
Tuy nhiên, trong năm 2010 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam sẽ cho phép tàu quân sự nước ngoài sử dụng Vịnh Cam Ranh trên cơ sở kinh doanh, thương mại.
Trong cuộc phỏng vấn với Đài Úc, ông Ben Bland – phóng viên chuyên trách các vấn đề Việt Nam của tờ Finacial Times, giải thích: “Theo quyết định này, hải quân của các nước có thể vào tạm trú tại Vịnh Cam Ranh để sửa chữa tàu bè, nạp nguyên liệu… Đây là quyết định vô cùng quan trọng vì vịnh Cam Ranh được cho là một trong những cảng biển tốt nhất Đông Nam Á và có thể bảo vệ cho các tàu bè khi biển động. Hơn thế nữa, cảng này nằm ở một vị trí địa lý chiến lược quan trọng, gần với các đảo và vùng biển trong khu vực tranh chấp”.
Bên cạnh đó, ông Ben Bland cho biết, việc mở cửa Vịnh Cam Ranh sẽ là một nhân tố góp phần thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế trì trệ hiện nay. Ông Bland lấy Singapore làm ví dụ điển hình khi nước này mở cửa các cảng biển cho Hải quân Mỹ, Nhật, Thái Lan… và đem đến cho Singapore 30 triệu đô-la mỗi năm.
Các chuyên gia phân tích an ninh nhận định, ngoài mục đích kinh tế, quyết định mở Vịnh Cam Ranh của chính phủ Việt Nam là nhằm cân bằng quyền lực của Trung Quốc tại Biển Đông….
…Trước quyết định mở cửa Vịnh Cam Ranh của chính quyền Việt Nam, Nga và Mỹ vẫn được xem là hai nước quan tâm và có khả năng sẽ đưa quân vào vịnh này nhất.
Một lãnh đạo quốc phòng cấp cao tại Châu Á cho rằng Mỹ sẽ là quốc gia đầu tiên nắm lấy cơ hội đóng quân tại Cam Ranh. Hơn thế nữa, ông nói: “Mỹ có hạm đội Thái Bình Dương luôn túc trực trong khu vực với mong muốn được hợp tác sâu sắc hơn với Việt Nam nhằm kìm chế sự vươn lên của Trung Quốc”.
Bên cạnh đó, phóng viên Ben Bland cho biết Hải quân Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc… cũng có thể đến đóng quân tại Vịnh Cam Ranh bởi vì các nước này đều muốn dễ dàng tiếp cận được những tuyến đường hàng hải quan trọng về thương mại và chiến lược trên Biển Đông. Bên cạnh đó, các nước muốn góp phần kìm hãm sự lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc…”

Không có nhận xét nào: