Pages

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Mỹ có dám sử dụng vũ lực ở Biển Đông?

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjSFvFMVES9PdnOkzurEUxf5Y-7vdVoRzpmpm1rVCvs28J2cChbIr86kwDdIpbezqkzioTgx9RUnKXjo-nmq7E7iBokqgrFon7Bus1HLRjCgAzD_aXA72JkFXiDD8xFRvAPc1091pzB0pM/s320/stock-vector-china-flag-globe-on-stadium-background-original-illustration-56157679.jpgTài liệu Tham khảo đặc biệt TTXVN

Thứ ba, ngày 1/11/2011

TTXVN (Bắc Kinh 26/10) – Dưới đây là bài của tác giả Long Thao, nhà phân tích thuộc Quỹ hội năng lượng Trung Hoa, một tổ chức phi chính phủ ở Hồng Công, làm chức năng tư vấn các vấn đề chiến lược, đăng trên “Thời báo hoàn cầu” và trên mạng Tân Hoa ngày 26/10/2011, cho rằng Mỹ hiện nay không thể và cũng không dám sử dụng vũ lực ở Biển Đông. Nội dung bài viết như sau:
Tiếp sau Việt Nam, Mỹ lại diễn tập quân sự chung với Philíppin ở Nam Hải (Biển Đông). Không giống như trước đây, cả hai cùng “giấu đầu hở đuôi” tuyên bố diễn tập không nhắm vào Trung Quốc. Chuyện những nước nhỏ nhe nanh vuốt với Trung Quốc là không biết lượng sức mình, cả Mỹ cũng không dám chủ động gây ra xung đột quân sự với Trung Quốc ở Nam Hải.

Trước hết, không chiến không hoà là mục tiêu tổng thể chiến lược Nam Hải của Mỹ
Mỹ không phải là nước đương sự tranh chấp biển ở châu Á, vì sao nước này lại phải tích cực xen vào như vậy? Đó là quyết định chiến lược toàn cầu của Mỹ. Từ nhiều năm nay Mỹ dựa vào chiến lược kiềm chế cân bằng khu vực để quản lý toàn cầu. Ở châu Á, Mỹ đã thành công trong việc khơi dậy bất hoà giữa Trung Quốc với Nhật Bản và với Ấn Độ, lại can thiệp cả tình hình Đài Loan, gây căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên Mỹ cảm thấy như vậy vẫn chưa đủ để gây khó khăn cho Trung Quốc phát triển nên vẫn còn muốn thông qua các nước Đông Nam Á tiếp tục gây khó dễ cho Trung Quốc.
Không chỉ ở Nam Hải mà cả châu Á, cục diện Mỹ muốn thấy nhất là các nước tranh chấp vừa không hoà vừa không chiến, kết lại thành một khối làm chỗ dựa cho Mỹ, trong khi Mỹ ngồi hưởng lợi. Mỹ lo ngại nhất là trạng thái cân bằng nguy hiểm này bị một bên phá vỡ, vì như vậy Mỹ sẽ buộc phải đứng về một bên. Khi đó, dù đứng về bất cứ bên nào Mỹ cũng đều phải trả giá.
Bởi thế, ở Nam Hải như nằm trên bãi mìn, thận trọng thăm dò điểm tới hạn của Trung Quốc. Chỉ cần Trung Quốc không làm gì thì Mỹ sẽ đẩy các nước nhỏ như Philíppin… nhích lên tưng tí một. Nếu Trung Quốc phản ứng mạnh, Mỹ sẽ lập tức thu lại, quyết không để cho những nước này thách thức Trung Quốc đến mức Trung Quốc phải dùng đến vũ lực để phản kích, còn Mỹ đương nhiên càng không muốn bị cuốn vào cuộc.
Thứ hai, Mỹ đã không còn đủ sức để phát động cuộc “chiến tranh mới”
Hãy khoan bàn tới cách chơi về “sức mạnh mềm thông minh” của Mỹ để bàn về tình hình trước mắt như hiện nay, dù có muốn sử dụng vũ lực với Trung Quốc ở Nam Hải thì Mỹ không còn “sức lực”: Hậu quả 20 năm chiến tranh liên tục đã tích tụ lại thành khủng hoảng tài chính. Trong cuộc biến loạn ở Libi đầu năm 2011, Mỹ tuy tham chiến nhưng trạng thái mệt mỏi tỏ ra rất rõ, đối với các cuộc chiến nhằm mục đích nhân đạo xưa nay lẽ ra không ai nhường nhau thì đến nay quyền lãnh đạo các cuộc chiến như vậy Mỹ đã “bao lần lịch sự nhường nước khác”. Không phải Obama yêu hoà bình hơn tổng thống tiền nhiệm mà là thời thế đã mạnh hơn con người.
Hiện nay khủng hoảng tài chính ở Mỹ còn chưa nổ ra đến đỉnh điểm thì ở châu Âu lại bùng phát ra thành khủng hoảng nợ, thực tế này khiến Mỹ khó khôi phục lại được sức mạnh vốn có trong ngắn hạn. Không có tiền, quân đội Mỹ được trang bị đầy đủ đến tận chân răng sẽ như một cỗ mãy dập lửa. Phong trào “chiếm phố Uôn” bỗng nhiên bùng phát đã lan ra cả nước, cũng khiến cho Nhà Trắng có phần dè dặt trong việc phát động cuộc chiến mới.
Thứ ba, Mỹ sợ “quan hệ Trung-Mỹ thất bại” làm tiêu tan thành quả của Chiến tranh Lạnh
Ở Trung Quốc có rất nhiều người nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ Trung-Mỹ nhưng người Trung Quốc đã coi nhẹ việc người Mỹ coi trọng quan hệ Mỹ-Trung. Trung Quốc coi trọng quan hệ Trung-Mỹ dĩ nhiên là vì muốn tranh thủ thời gian để phát triển hoà bình, còn nước Mỹ với ý chí quản lý toàn cầu thì lại coi trọng quan hệ Trung-Mỹ như là biểu đồ thẩm định đại cục của toàn cầu. Tiêu điểm mà Trung Quốc quan tâm là nước Mỹ, còn tiêu điểm quan tâm của nước Mỹ là một quần thể quốc gia trỗi dậy trên toàn cầu như Braxin, Ấn Độ, Inđônêxia, Nga v.v., góc nhìn chính trị hai nước rất khác nhau. Nếu quan hệ Trung-Mỹ không ổn định thì không những mọi phương diễn về mặt xã hội ở hai nước đều bị đổ vỡ, mà toàn bộ chiến lược thế giới của Mỹ cũng sẽ bị đảo lộn. Những đối thủ chiến lược tiềm tang mà Mỹ cần ưu tiên quan tâm cũng sẽ thừa cơ trỗi dậy, Mỹ sẽ rơi vào nguy cơ được này mất kia.
Bởi thế, quan hệ Trung-Mỹ tuy có rất nhiều vấn đề nhưng việc mỗi bên tranh thủ được lợi ích cho mình đều có mức độ. Ngoại trưởng Mỹ H. Clinton mới đây có bài phát biểu về “thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”, trong phần bàn về việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á-Thái Bình Dương trong 10 năm tới, bà Clinton nói: “Quan hệ Mỹ-Trung không dễ thất bại”, trong đó có ý nghĩa chân thực là Mỹ và Trung Quốc không thể đi đến chỗ đối đầu quân sự, nếu không thì tham vọng của Mỹ với tư cách là một đế quốc thế giới sẽ bị kết liễu. Chiến tranh Triều Tiên đã tạo ra nước Nhật Bản, giả sử chiến tranh Nam Hải nổ ra sẽ tạo ra nước Nga.
Trên thực tế, cách mà nước Mỹ diễu võ giương oai như hiện nay là một kiểu chiến tranh tâm lý chiến lược. Sau Chiến tranh Lạnh, màn kịch về “trò chơi của những người dũng cảm” đã luôn bày ra tư thế quyết không tự nhượng bộ, buộc đối phương phải nhượng bộ để tránh bị va chạm trực tiếp. Trong vụ khủng hoảng tên lửa ở Cu Ba, sau khi cảm nhận được vị ngọt do Liên Xô nhượng bộ lùi bước, Mỹ đã nhiều lần được lợi bằng cách thực hiện chính sách chiếc gậy và củ cà rốt trên thế giới. Hiện nay Mỹ lại đang dạy một số nước nhỏ xung quanh Trung Quốc chơi trò chơi nguy hiểm này. Trung Quốc cần phải bằng quyết tâm không sợ cùng đến chỗ chết nói cho đối phương biết rằng trò chơi như vậy ở Nam Hải cần kết thúc, nếu không hãy thử xem sao!
Trung Quốc chủ trương thế giới hài hoà nhưng chủ trương này đang bị lợi dụng với ý đồ xấu như một công cụ để bắt bí, được lợi từ chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Trung Quốc cần phải thay đổi cách tư duy, trong khi luôn bị người khác bức bách sẽ không cần phải kiên trì lập trường “kiên định” quá như vậy để người khác phải nói ra lời cầu hoà với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc cứng rắn mà ngày càng có lý, tỏ ra được sức mạnh thì khả năng nhiều hơn sẽ là các nước coi lợi ích an ninh của bản thân là mục tiêu phải tính toán cao nhất sẽ từ bỏ ý nghì thờ ơ, đùa giỡn với Trung Quốc để trở về quỹ đạo láng giềng là bạn./.
Nguồn: http://anhbasam.wordpress.com/2011/11/02/my-co-dam-su-dung-vu-luc-o-bien-dong/

Không có nhận xét nào: