Hình: Reuters
Nhà thờ Thái Hà quyết theo đuổi công lý đến cùng trong vụ căng thẳng đất đai với chính quyền Hà Nội, sau cuộc xuống đường ngày 18/11 quanh Bờ Hồ Hoàn Kiếm quy tụ hàng trăm người tham dự.
Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, thuộc giáo xứ Thái Hà, cho VOA Việt Ngữ biết:
“Ngay chiều hôm đó, công an, cảnh sát, dân phòng, và một số dân được thuê mướn tới bảo vệ khu vực đang có tranh chấp. Suốt hai ngày thứ bảy, chủ nhật, lực lượng công an được triển khai đông hơn mọi ngày. Chúng tôi xác định khi nào mọi việc chưa được giải quyết thỏa đáng, bổn phận của chúng tôi vẫn phải đi tìm công lý, bằng cách nào, hoàn cảnh sẽ dẫn dắt chúng tôi. Chúng tôi quan niệm rằng nhà nước không trả thì chúng tôi không thôi đòi. Chuyện chúng tôi đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình phải được pháp luật bảo hộ.”
Trước cuộc tuần hành ngày 18/11, nhà thờ Thái Hà trương bảng chữ điện yêu nhà nước tôn trọng đất đai của giáo hội, nhưng sau đó đã cho tháo gỡ, đáp yêu cầu của chính quyền.
Linh mục Nam Phong nói hành động này hầu chứng tỏ thiện chí:
“Để tỏ rõ thiện chí để đi tìm giải pháp tốt nhất. Vấn đề đằng sau đó là đi đòi sự thật, công lý cho cả đất nước này. Đó là điều mà Việt Nam hiện tại rất thiếu.”
Tranh chấp đất đai ở giáo xứ Thái Hà từng lên tới cao điểm hồi năm 2008, với các buổi cầu nguyện tập thể đòi chính quyền trả lại những tài sản của giáo hội bị tịch thu cách nay hơn nửa thế kỷ và bản án dành cho 8 giáo dân về tội phá hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng.
“Ngay chiều hôm đó, công an, cảnh sát, dân phòng, và một số dân được thuê mướn tới bảo vệ khu vực đang có tranh chấp. Suốt hai ngày thứ bảy, chủ nhật, lực lượng công an được triển khai đông hơn mọi ngày. Chúng tôi xác định khi nào mọi việc chưa được giải quyết thỏa đáng, bổn phận của chúng tôi vẫn phải đi tìm công lý, bằng cách nào, hoàn cảnh sẽ dẫn dắt chúng tôi. Chúng tôi quan niệm rằng nhà nước không trả thì chúng tôi không thôi đòi. Chuyện chúng tôi đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình phải được pháp luật bảo hộ.”
Trước cuộc tuần hành ngày 18/11, nhà thờ Thái Hà trương bảng chữ điện yêu nhà nước tôn trọng đất đai của giáo hội, nhưng sau đó đã cho tháo gỡ, đáp yêu cầu của chính quyền.
Linh mục Nam Phong nói hành động này hầu chứng tỏ thiện chí:
“Để tỏ rõ thiện chí để đi tìm giải pháp tốt nhất. Vấn đề đằng sau đó là đi đòi sự thật, công lý cho cả đất nước này. Đó là điều mà Việt Nam hiện tại rất thiếu.”
Tranh chấp đất đai ở giáo xứ Thái Hà từng lên tới cao điểm hồi năm 2008, với các buổi cầu nguyện tập thể đòi chính quyền trả lại những tài sản của giáo hội bị tịch thu cách nay hơn nửa thế kỷ và bản án dành cho 8 giáo dân về tội phá hoại tài sản và gây rối trật tự công cộng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét