Pages

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

Vạch ra các yêu sách tranh chấp đối với Biển Đông

Seasfoundation.
Mapping Out Rival Claims To The South China Sea
Tommy Koh, The Straits Times (Singapore -13/09/2011)
Người dịch: Phan Văn Song
TRONG hai năm qua, căng thẳng đã gia tăng ở Biển Đông. Để đáp ứng với thời hạn chót do Liên Hiệp Quốc (LHQ) đề ra cho các nước ven biển nộp yêu sách về thềm lục địa mở rộng, có một loạt các yêu sách và phản yêu sách trong năm 2009, bao gồm một hồ sơ chung của Malaysia và Việt Nam và đáp trả của Trung Quốc .
Cũng đã có nhiều sự cố trên biển, giữa Trung Quốc và Việt Nam về đánh bắt cá, và giữa Trung Quốc và bên còn lại gồmPhilippines và Việt Nam về thu thập các dữ liệu địa chấn và thăm dò hydrocarbon bởi các công ty dầu.
Tại Diễn đàn Khu vực ASEAN tổ chức tại Hà Nội vào tháng 7 năm 2010, Bộ trưởng ngoại giao của Trung Quốc và Hoa Kì đã trao đổi các lời lẽ mạnh bạo.
Đã có nhiều bút mực về Biển Đông, nhưng những câu hỏi chính yếu về pháp luật và thực tế có liên quan vẫn còn chưa rõ ràng. Tôi sẽ cố gắng trả lời 10 câu hỏi thường gặp nhất.
Câu hỏi 1: Biển Đông là gì và ở đâu?

Biển Đông là một biển nửa kín, được giới hạn bởi Trung Quốc ở phía bắc, Philippines ở phía đông, Việt Nam ở phía tây, Đông Malaysia và Brunei ở phía đông nam, và Indonesia và Tây Malaysia ở phía tây nam.
Diện tích vùng nước này là khoảng 3,5 triệu km vuông. Nó là một phần của Thái Bình Dương, một trong những vùng biển chung của thế giới.
Câu hỏi 2: Tầm quan trọng của Biển Đông là gì?
Đầu tiên, nó là tuyến đường lớn cho thương mại, vận chuyển, và giao thông.
Tám mươi phần trăm thương mại thế giới thông qua đường biển. Một phần ba thương mại thế giới và một nửa lưu lượng dầu và khí đốt thế giới đi ngang qua Biển Đông. Do đó, tự do hàng hải ở Biển Đông có tầm quan trọng cốt yếu đối với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN và các quốc gia thương mại cũng như các cường quốc biển khác.
Thứ hai, Biển Đông có nhiều tôm cá và các nguồn tài nguyên sinh vật. Cá là nguồn protein chính yếu và đánh bắt cá là kế mưu sinh cho hàng triệu người châu Á sống trong các cộng đồng ven biển.
Thứ ba, nó được coi là có trữ lượng đáng kể dầu khí tại thềm lục địa bên dưới Biển Đông.
Câu hỏi 3: Có luật lệ nào chi phối Biển Đông hay không?
Nó bị chi phối bởi luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), được thông qua vào năm 1982 và có hiệu lực vào năm 1994. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và tất cả 10 nước ASEAN đều là thành viên của Công ước này và do đó bị ràng buộc bởi các quy định của nó.
Câu hỏi 4: Các bên tuyên bố chủ quyền là các nước nào và họ yêu sách điều gì?
Hai nhóm các thể địa lí nằm ở Biển Đông là đối tượng cho các tuyên bố chủ quyền cạnh tranh, cụ thể là quần đảo Hoàng Sa nằm ở phần phía bắc Biển Đông, và quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông.
Đặc biệt, các tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa là một nguồn xung đột và căng thẳng liên tục trong khu vực.
Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam là các bên tuyên bố chủ quyền. Đài Loan cũng là một bên có yêu sách chủ quyền nhưng không được cộng đồng quốc tế công nhận như là một nước chủ quyền và độc lập. Do đó, Đài Loan không phải là một thành viên của Công ước LHQ.
Brunei được biết đã tuyên bố một phần diện tích vùng biển ở quần đảo Trường Sa tiếp giáp với nước này, bao gồm hai thể địa lí biển (matitime feature), cụ thể là bãi cạn Louisa và bãi cạn Rifleman như là một phần của thềm lục địa của Brunei.
Philippines tuyên bố chủ quyền 53 thể địa lí biển ở quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Nhóm đảo Kalayaan cùng bãi Scarborough.
Malaysia tuyên bố chủ quyền hơn 11 thể địa lí biển ở quần đảo Trường Sa.
Việt Nam tuyên bố chủ quyền trên tất cả các thể địa lí biển ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với tất cả các thể địa lí biển trong vùng Biển Đông.
Yêu sách của Đài Loan giống với yêu sách của Trung Quốc. Tuy nhiên Đài Loan chiếm hữu thực tế thể địa lí biển lớn nhất trong Biển Đông, cụ thể là đảo Itu Aba hay còn gọi là Thái Bình.
Câu hỏi 5: Các yêu sách có phù hợp với UNCLOS hay không?
Công ước không chứa bất kì luật mới nào về việc làm thế nào để xác định yêu sách chủ quyền của một nước đối với lãnh thổ. Câu hỏi này phải được xác định theo thông luật quốc tế. customary international law)
Các tranh chấp về chủ quyền có thể được giải quyết qua thương lượng, trọng tài, hoà giải hoặc phân xử. Do đó, không ai có thể nói yêu sách chủ quyền của 5 nước tuyên bố chủ quyền là có hợp lệ hay không. Các tuyên bố đó chưa được đối chất ở một tòa án luật pháp hoặc tòa trọng tài.
Yêu sách của Trung Quốc không rõ ràng. Bản đồ đính kèm vào công hàm của Trung Quốc gửi LHQ về các giới hạn bên ngoài của thềm lục địa của mình theo UNCLOS tháng 5 năm 2009 là tác nhân gây ra sự mù mờ này. Bản đồ đó có 9 đường vạch rời tạo thành một chữ U, bao kín gần trọn các vùng nước của Biển Đông. Bản đồ này do Trung Hoa Dân Quốc dưới thời Quốc Dân Đảng xuất bản lần đầu vào năm 1947, trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Điều không rõ ràng là chưa rõ Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với a) các thể địa lí biển bao bọc bởi những đường này hoặc b) cả các thể địa lí lẫn các vùng nước bao bọc bên trong. Điều a) thì phù hợp với công ước. Còn điều b) thì Trung Quốc khẳng định các quyền đối với vùng biển dựa trên lịch sử là không phù hợp với công ước. Công ước không công nhận các quyền đó.
Khi gia nhập Công ước, Trung Quốc đồng ý bị ràng buộc bởi trật tự pháp luật mới quy định trong công ước. Theo luật hiệp ước quốc tế, khi một nước trở thành thành viên của một hiệp ước thì theo nghĩa vụ pháp lí, nước đó phải làm cho luật pháp và việc hành xử của nướcmình phù hợp với hiệp ước.
Câu hỏi 6: Các thể địa lí biển được hưởng những vùng biển bao quanh cỡ nào?
Có sự nhầm lẫn đáng kể về câu trả lời cho câu hỏi này. Đầu tiên, chưa có nghiên cứu có thẩm quyền nào về các thể địa lí khác nhau tạo nên nhóm quần đảo Trường Sa. Một nghiên cứu như vậy cần phải phân loại chúng thành: đảo, đá, bãi cạn, đảo nhân tạo.
Thứ hai, theo công ước, đảo nhân tạo không được hưởng bất kì một vùng biển bao quanh nào ngoại trừ một khu vực an toàn 500m. Một bãi cạn không hưởng bất kì vùng biển bao quanh nào, nhưng có thể được sử dụng như một điểm cơ sở khi đo lãnh hải. Một bãi cạn chìm dưới nước khi thủy triều lên.
Đá được được hưởng một lãnh hải 12 hải lí (22km). Đảo được quyền có lãnh hải, một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí và thềm lục địa.
Theo quy định tại Điều 121 của Công ước, sự khác biệt giữa đá và đảo là đảo có khả năng duy trì việc cư trú của con người hay đời sống kinh tế.
Thứ ba, các chính sách và những tuyên bố của các bên tranh chấp thể hiện sự quan tâm ít ỏi về luật pháp và tư lợi. Nói nôm na, họ dường như nói rằng ‘đá của tôi là đảo và đảo của anh là chỉ đá’. Trong hồ sơ nộp cho LHQ năm 2009, Indonesia cho rằng tất cả các thể địa lí trong Biển Đông là đá không phải là đảo.
Câu hỏi 7: Vị thế của ASEAN về Biển Đông là gì?
ASEAN, với tư cách là một nhóm, không ủng hộ hay phản đối những tuyên bố của bốn nước ASEAN có tranh chấp. Nhóm cũng không xác lập vị thế dựa vào thang giá trị của các tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước ASEAN tranh chấp.
Vì vậy, bất kì quan niệm nào cho rằng những tuyên bố của Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam được ASEAN ủng hộ là không chính xác.
Tuy nhiên, ASEAN là một có bên liên quan ở Biển Đông. Trước nhất, nó muốn duy trì hòa bình trong khu vực. Thứ hai, nó muốn thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc và ASEAN. Thứ ba, nó cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp. Thứ tư, nó muốn đảm bảo rằng tất cả các bên có liên quan phải hành động theo đúng quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Năm 2002, khi căng thẳng cao, ASEAN đã soạn ra Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). DOC đã được ASEAN và Trung Quốc kí kết. Vào tháng 7 năm nay, Diễn đàn Khu vực ASEAN đã thông qua một bộ hướng dẫn thực hiện. Cả DOC và bộ hướng dẫn này không có tính ràng buộc.
Mặc dù hai tài liệu này không phải là không quan trọng, thực tế là một số nước có tranh chấp đã vi phạm cả chữ nghĩa lẫn tinh thần của DOC bằng việc đơn phương hành động mở rộng và củng cố thể địa lí mà họ đang chiếm giữ.
ASEAN và Trung Quốc nên cùng làm việc với nhau để xây dựng và thông qua một bộ quy tắc ứng xử xem như đó là mục tiêu tiếp theo của họ.
Câu hỏi 8: Vị thế của Mĩ đối với Biển Đông là gì?
Mĩ không phải là một nước có tranh chấp hoặc một nước ven biển ở đây. Tuy nhiên, Mĩ cũng là một bên có liên quan. Tại sao? Trước hết, Hoa Kì là quốc gia thương mại lớn và cường quốc biển. Họ có một lợi ích chính đáng trong việc đảm bảo rằng tự do hàng hải và việc sử dụng biển hợp pháp khác được các nước có tranh chấp và các nước ven biển tôn trọng.
Thứ hai, Mĩ có một quan tâm trong việc đảm bảo rằng các nước có tranh chấp hành động đúng theo luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS, trong đó không may, Mĩ không phải là một nước thành viên.
Thứ ba, dù Mĩ không nhận thực các tuyên bố của Philippines và Việt Nam, họ lại muốn tranh chấp nên được giải quyết một cách hòa bình, không cần phải viện tới vũ lực.
Thứ tư, Mĩ quan ngại về bản đồ của Trung Quốc và sẽ phản đối bất kì nỗ lực của Trung Quốc khẳng định quyền đối với vùng nước được bao bọc bởi đường 9 vạch.
Thứ năm, Hoa Kì có một hiệp ước liên minh với Philippines nhưng hiệp ước này không rõ ràng về việc liệu và trong những điều kiện nào thì liên minh có thể áp dụng cho một cuộc xung đột vũ trang trong vùng Biển Đông dính dáng tới Philippines và các bên tranh chấp khác.
Câu hỏi 9: Trung Quốc và các nước ASEAN có tranh chấp có thể làm gì để mang lại một giải pháp hoà giải các tranh chấp của họ?
Họ có hai lựa chọn cơ bản. Lựa chọn đầu tiên là cố gắng giải quyết tranh chấp chủ quyền của họ thông qua đàm phán, cả song phương lẫn đa phương.
Tuy nhiên, nếu các cuộc đàm phán cho thấy là không hiệu quả, các bên nên xem xét có nên xét thêm các phương thức giải quyết tranh chấp khác, chẳng hạn như trọng tài, hoà giải và xét xử hay không.
Tuy nhiên, tranh chấp chủ quyền không thể được quy thành bất kì hình thức giải quyết tranh chấp của bên thứ ba mà không có sự đồng ý của các bên.
Ngoài ra, Trung Quốc đã thực hiện quyền của mình theo Điều 298, không tham gia giải quyết tranh chấp ràng buộc bắt buộc đối với các tranh chấp liên quan đến phân định ranh giới hàng hải. Vì vậy, một nước tranh chấp, chẳng hạn như Philippines, không thể chuyển các tranh chấp về phân định ranh giới biển với Trung Quốc đển trọng tài theo Phụ lục VII của UNCLOS hoặc phân xử trước Tòa án quốc tế về Luật Biển. Tuy nhiên, Philippines có thể, chẳng hạn, khung vấn đề này vào các quy định khác của UNCLOS, chẳng hạn như quyền thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế hay xét xem một số thể địa lí tranh chấp là đá hay đảo.
Lựa chọn thứ hai là các bên tranh chấp gác việc tranh chấp chủ quyền lại và áp dụng ý niệm cùng nhau phát triển cho khu vực có tranh chấp. Phát triển chung đã có tác dụng trong các trường hợp khác, ví dụ, giữa Malaysia và Thái Lan (1979-1990), giữa Malaysia và Việt Nam (1992) và giữa Australia và Đông Timor (2002).
Tuy nhiên, chúng ta phải đối mặt với một trở ngại lớn. Ý niệm cùng nhau phát triển phải được áp dụng trong khu vực có tranh chấp. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thể xác định các khu vực tranh chấp là khu nào khi Trung Quốc vẫn chưa sẵn sàng làm rõ yêu sách của họ.
Câu hỏi 10: Vị thế của Singapore là gì?
Singapore không phải là một nước tranh chấp. Nước này không ủng hộ lập trường của bất kì nước tranh chấp nào. Trên thang giá trị của các tuyên bố chủ quyền khác nhau, Singapore đứng ở vị trí trung lập.
Tuy nhiên, Singapore không trung lập trong yêu cầu tất cả các nước nguyên đơn phải tuân thủ đúng luật pháp quốc tế, nói chung, và UNCLOS, nói riêng. Singapore cũng nhấn mạnh rằng các tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình. Đe dọa hoặc sử dụng vũ lực là không chấp nhận được. Singapore chia sẻ nguyện vọng của ASEAN là duy trì hòa bình trong khu vực và thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa ASEAN và Trung Quốc.
Trong thời gian chờ giải quyết tranh chấp, Singapore ủng hộ các nỗ lực của ASEAN và Trung Quốc đưa DOC vào thực hiện, nó sẽ dùng như một hướng dẫn cho hành vi của các nước tranh chấp để tránh đối đầu và giảm căng thẳng.
Là một bên trung lập, được sự tin cậy của tất cả các bên tranh chấp, Singapore tìm cách đóng một vai trò hữu ích, đặc biệt là thông qua các Đại học Quốc gia Singapore Trung tâm Luật quốc tế, đưa các bên ngồi lại với nhau, làm sáng tỏ các vấn đề, nghiên cứu các sự kiện và luật lệ, và giúp các bên tìm cách để đạt được một giải pháp hoà giải cho các tranh chấp của họ.
Tác giả là Chủ tịch Trung tâm Luật quốc tế tại Đại học Quốc gia Singapore. Ông là chủ tịch của Hội nghị Liên hợp quốc về Luật biển thứ ba đã đưa ra Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Review Brief làmột loạt bài không định kì có tính chất hướng dẫn có thẩm quyền về một vấn đề đang nổi lên.
http://www.seasfoundation.org/articles/from-members/1450-vch-ra-cac-yeu-sach-tranh-chp-i-vi-bin-ong
The Straits Times (Singapore)
REVIEW BRIEF: Mapping Out Rival Claims To The South China Sea
Tommy Koh, For The Straits Times
DURING the past two years, tension has been rising in the South China
Sea. As a result of a deadline set by a United Nations body for
coastal states to submit their claims to extended continental shelves,
there was a flurry of claims and counter-claims in 2009, including a
joint submission by Malaysia and Vietnam and a response by China.
There have also been several incidents at sea, between China and
Vietnam, over fisheries; and between China, on the one hand, and the
Philippines and Vietnam, on the other, over collection of seismic data
and exploration for hydrocarbons by oil companies.
At the Asean Regional Forum, held in Hanoi in July last year, there
was a sharp exchange of words between the foreign ministers of China
and the United States.
Much has been written about the South China Sea, but the salient
questions of law and fact involved remain unclear. I will attempt to
answer 10 of the most frequently asked questions.
* Question 1: What and where is the South China Sea?
The South China Sea is a semi-enclosed sea, bounded by China in the
north, the Philippines in the east, Vietnam in the west, East Malaysia
and Brunei in the south-east, and Indonesia and West Malaysia in the
south-west.
This body of water is about 3.5 million sq km. It forms part of the
Pacific Ocean, one of the global commons.
* Question 2: What is the significance of the South China Sea?
First, it is the highway for trade, shipping and telecommunications.
Eighty per cent of world trade is seaborne. One-third of world trade
and half of the world’s traffic in oil and gas pass through the South
China Sea. Freedom of navigation in the South China Sea is, therefore,
of critical importance to China, Japan, South Korea, Asean and other
trading nations and maritime powers.
Second, it is rich in fish and other living resources. Fish is a
principal source of protein and fishing is a source of employment for
millions of Asians who live in coastal communities.
Third, it is presumed that there are significant deposits of oil and
gas in the continental shelves underneath the South China Sea.
* Question 3: Is there a law governing the South China Sea?
It is governed by international law, particularly the UN Convention on
the Law of the Sea (Unclos), which was adopted in 1982 and came into
force in 1994. China, Japan, South Korea and all the 10 Asean
countries are parties to this convention and thus bound by its
provisions.
* Question 4: Which are the claimant countries and what have they claimed?
Two groups of geographic features located in the South China Sea are
subject to competing claims of sovereignty, namely the Paracel
Islands, located in the northern part of the South China Sea, and the
Spratly Islands, located in the central part of the South China Sea.
In particular, the sovereignty dispute over the Spratly Islands is a
continual source of conflict and tension in the region.
China, Brunei, Malaysia, the Philippines and Vietnam are the claimant
states. Taiwan is also a claimant but not recognised by the
international community as a sovereign and independent state. It is,
therefore, not a party to the UN Convention.
Brunei reportedly claims part of the area of waters in the Spratly
Islands adjacent to it, including two maritime features, namely Louisa
Bank and Rifleman Bank, as part of its continental shelf.
The Philippines reportedly claims 53 of the maritime features in the
Spratly Islands which it calls the Kalayaan Island Group as well as
Scarborough Shoal.
Malaysia reportedly claims sovereignty over 11 maritime features in
the Spratly Islands.
Vietnam claims sovereignty over all the maritime features in the
Paracel Islands and the Spratly Islands.
China claims sovereignty over all the maritime features in the South China
Sea.
Taiwan’s claims are identical to those of China. Taiwan is, however,
in physical possession of the largest maritime feature in the South
China Sea, namely Itu Aba or Taiping.
* Question 5: Are the claims consistent with Unclos?
The convention does not contain any new law on how to determine a
state’s claim to sovereignty over territory. The question has to be
determined by customary international law.
Disputes over sovereignty can be resolved by negotiation,
conciliation, arbitration or adjudication. It is, thus, not possible
for one to say whether the sovereignty claims by the five claimant
states are valid or not. They have not been tested in a court of law
or arbitral tribunal.
The Chinese claim is not clear. The ambiguity is caused by a map which
was attached to a Chinese official note to the UN on the outer limits
of its continental shelf under Unclos in May 2009. The map contains
nine dashed lines forming a U, enclosing most of the waters of the
South China Sea. The map was first published in 1947 by the Republic
of China under the Kuomintang, prior to the founding of the People’s
Republic of China.
What is not clear is whether China is claiming sovereignty over the
maritime features enclosed by the lines or to both the features and
the waters so enclosed. If the former, this is consistent with the
convention. However, if the latter, then China’s assertion of rights,
based upon history, to the waters, is not consistent with the
convention. The convention does not recognise such rights.
When China acceded to the convention, it agreed to be bound by the new
legal order set out in the convention. Under the law of treaties, when
a state becomes a party to a treaty, it is under a legal obligation to
bring its laws and conduct into conformity with the treaty.
* Question 6: What maritime zones are the features entitled to?
There is considerable confusion about the answer to this question.
First, there is no authoritative study of the different maritime
features which make up the Spratly Islands group. Such a study should
classify them into: islands, rocks, low-tide elevations and artificial
islands.
Second, under the convention, artificial islands are not entitled to
any maritime zones except for a 500m safety zone. A low-tide elevation
is not entitled to any maritime zone but can be used as a base point
in measuring the territorial sea. A low-tide elevation is submerged at
high tide.
A rock is entitled to a 12-nautical mile (22km) territorial sea. An
island is entitled to a territorial sea, a 200-nautical mile exclusive
economic zone and a continental shelf.
Under Article 121 of the convention, the difference between a rock and
an island is that an island is capable of sustaining human habitation
or economic life.
Third, the policies and pronouncements of the claimant states show
little regard for the law and are self-serving. To put it crudely,
they seem to be saying that ‘my rock is an island and your island is
only a rock’. In its submission to the UN in 2009, Indonesia contends
that all the features in the South China Sea are rocks and not
islands.
* Question 7: What is Asean’s position on the South China Sea?
Asean, as a group, does not support or oppose the claims of the four
Asean claimant states. The group has also not taken a position on the
merits of the disputes between China and Asean claimant states.
Therefore, any perception that the claims of Brunei, Malaysia, the
Philippines and Vietnam are backed by Asean is incorrect.
Asean is, however, a stakeholder in the South China Sea. First, it
wishes to maintain peace in the region. Second, it wishes to promote
good relations between China and Asean. Third, it is committed to the
peaceful settlement of disputes. Fourth, it wishes to ensure that all
interested parties act strictly in accordance with international law,
especially Unclos.
In 2002, when tensions were high, Asean drafted a Declaration on the
Conduct of Parties in the South China Sea (DOC). The DOC was signed by
Asean and China. In July this year, the Asean Regional Forum adopted a
set of implementing guidelines. Both the DOC and the guidelines are
non-binding.
Although they are not unimportant, the fact is that some claimant
states have violated both the letter and spirit of the DOC by acting
unilaterally to expand and fortify the features they occupy.
Asean and China should work together to formulate and adopt a binding
code of conduct as their next goal.
* Question 8: What is the US position on the South China Sea?
The US is not a claimant state or a littoral state. It is, however, a
stakeholder. Why? First, the US is a major trading nation and maritime
power. It has a legitimate interest in ensuring that the freedom of
navigation and other lawful uses of the sea are respected by the
claimant states and littoral states.
Second, the US has an interest in ensuring that the claimant states
act strictly in accordance with international law, including the
Unclos, of which it is, unfortunately, not a state party.
Third, while the US has not endorsed the claims of the Philippines and
Vietnam, it is concerned that the disputes should be resolved
peacefully, without resort to force.
Fourth, the US is concerned about the Chinese map and would oppose any
attempt by China to assert rights to the waters enclosed by the nine
dashed lines.
Fifth, the US has a treaty alliance with the Philippines but it has
been ambiguous over whether and under what conditions that alliance
might apply to an armed conflict in the South China Sea involving the
Philippines and another claimant.
* Question 9: What could China and the Asean claimant states do to
bring about an amicable settlement to their disputes?
They have two fundamental choices. The first option is to try to
resolve their sovereignty disputes through negotiations, both
bilaterally and multilaterally.
However, if the negotiations prove to be fruitless, the parties should
consider whether to resort to other modalities of dispute settlement,
such as conciliation, arbitration and adjudication.
However, sovereignty disputes cannot be referred to any form of
third-party dispute settlement without the consent of the parties.
Also, China has exercised its right, under Article 298, to opt out of
compulsory binding dispute settlement, for disputes concerning its
maritime boundary delimitation. So, a claimant state, such as the
Philippines, cannot refer maritime boundary delimitation disputes with
China to arbitration under Annex VII of Unclos or adjudication before
the International Tribunal for the Law of the Sea.
However, the Philippines could, for example, frame the issue as one
relating to other Unclos provisions, such as its rights to explore and
exploit the natural resources in its exclusive economic zone or
whether certain disputed features are rocks or islands.
The second choice is for the parties to put aside their sovereignty
disputes and to apply the concept of joint development to the disputed
areas. Joint development has worked in other cases, for example,
between Malaysia and Thailand (1979-1990), between Malaysia and
Vietnam (1992) and between Australia and Timor Leste (2002).
However, we face a major obstacle. The concept of joint development
must be applied in the context of a disputed area. But, until China is
prepared to clarify its claims, we will not be able to determine what
are the disputed areas.
* Question 10: What is Singapore’s position?
Singapore is not a claimant state. It does not support the position of
any of the claimant states. On the merits of the various claims,
Singapore is neutral.
Singapore is, however, not neutral on the need by all the claimant
states to strictly adhere to international law, in general, and
Unclos, in particular. Singapore is also insistent that the disputes
must be resolved peacefully. Any threat or use of force would be
unacceptable. Singapore shares Asean’s aspiration to maintain peace in
the region and to promote good relations between Asean and China.
Pending the resolution of the dispute, Singapore supports the effort
by Asean and China to implement the DOC that would serve as a guide
for the behaviour of the claimant states in order to avoid
confrontation and reduce tensions.
As a neutral party, trusted by all the claimants, Singapore seeks to
play a helpful role, especially through the National University of
Singapore Centre for International Law, to bring the parties together,
elucidate the issues, research the facts and the law, and help the
parties to find ways to achieve an amicable settlement to their
disputes.
The writer is chairman of the Centre for International Law at the
National University of Singapore. He was president of the Third UN
Conference on the Law of the Sea which produced the UN Convention on
the Law of the Sea (Unclos).
Review Brief is an occasional series featuring an authoritative guide
on an emerging issue.

Không có nhận xét nào: