Đàn áp của Trung Quốc gây bất bình dư luận ở ngoài : Người Hàn Quốc biểu tình trước Sứ quán Trung Quốc tại Seoul, đòi chấm dứt các vụ giét người Tây Tạng, ngày 01/02/2012 Reuters |
Hôm qua 09/02/2012 tại Tứ Xuyên, lực lượng an ninh Trung Quốc đã truy lùng và bắn chết hai người Tây Tạng từng tham gia cuộc biểu tình phản kháng ở huyện Lô Hoắc cách đây hơn hai tuần. Sự kiện này xảy ra sau khi trước đó vào tối thứ Tư, lại có thêm một vụ tự thiêu tại Tứ Xuyên.
Theo Radio Free Asia (RFA), đài phát thanh đặt tại Mỹ có chương trình phát bằng tiếng Tây Tạng, thì nhà sư Yeshe Rigsal, 40 tuổi và người em trai là Yeshe Samdrub, 38 tuổi, đã bị chính quyền tầm nã sau khi tham gia cuộc biểu tình ngày 23/1 tại Lô Hoắc, thuộc khu tự trị Cam Tư, tỉnh Tứ Xuyên.
Những người biểu tình phản đối chính sách của Trung Quốc và đòi hỏi Đạt Lai Lạt Ma phải được trở về Tây Tạng. Cuộc biểu tình đã bị đàn áp thẳng tay, công an bắn chết ít nhất một người.
Hai anh em nhà sư nói trên đã lẩn trốn hơn hai tuần, cho đến khi công an Trung Quốc tìm ra được họ đang trốn trên vùng núi. Lực lượng an ninh bèn bao vây và bắn chết cả hai, theo như lời một nhà sư ở tu viện Drepung (Ấn Độ) dẫn nguồn tin từ địa phương cho biết.
RFA cũng cho biết tối 8/2 một nhà sư đã toan tự thiêu tại Thanh Hải, nơi có nhiều người Tây Tạng sinh sống. Tổ chức phi chính phủ Free Tibet cũng xác nhận sự kiện này. Nguồn tin từ Dharamsala, trụ sở chính phủ Tây Tạng lưu vong nói thêm, người tự thiêu đã bị lực lượng an ninh đưa đi nơi nào không rõ, và cũng không ai biết gì về tình trạng sức khỏe của nhà sư này. Hôm nay công an và chính quyền địa phương không trả lời hãng tin Pháp AFP.
Như vậy trong vòng chưa đầy một năm, đã có ít nhất 18 người Tây Tạng đa số là các nhà sư, đã tự thiêu tại các vùng có dân Tây Tạng sinh sống ở Trung Quốc. Trong những tuần lễ gần đây, chính quyền Trung Quốc luôn ngăn trở báo chí ngoại quốc đến các khu vực này. Thủ tướng Tây Tạng lưu vong Lobsang Sangay cho biết hàng trăm xe quân đội chở lính Trung Quốc trang bị súng đại liên tự động đã ngược lên Tây Tạng, trong lúc người dân tại chỗ đang chuẩn bị mừng năm mới vào ngày 22/2.
Ông Trần Toàn Quốc, viên chức Trung Quốc cai quản khu tự trị Tây Tạng, tuần này đã kêu gọi tăng cường đấu tranh chống lại « bè lũ Đạt Lai Lạt Ma ».
Tuy Trung Quốc luôn khẳng định đã « giải phóng Tây Tạng một cách tự do » và đầu tư phát triển kinh tế tại đây, nhưng nhiều người dân Tây Tạng không còn chịu đựng được sự đô hộ ngày càng tăng thêm của người Hán tộc, và sự đàn áp tôn giáo cũng như ý đồ đồng hóa về văn hóa của Bắc Kinh.
Những người biểu tình phản đối chính sách của Trung Quốc và đòi hỏi Đạt Lai Lạt Ma phải được trở về Tây Tạng. Cuộc biểu tình đã bị đàn áp thẳng tay, công an bắn chết ít nhất một người.
Hai anh em nhà sư nói trên đã lẩn trốn hơn hai tuần, cho đến khi công an Trung Quốc tìm ra được họ đang trốn trên vùng núi. Lực lượng an ninh bèn bao vây và bắn chết cả hai, theo như lời một nhà sư ở tu viện Drepung (Ấn Độ) dẫn nguồn tin từ địa phương cho biết.
RFA cũng cho biết tối 8/2 một nhà sư đã toan tự thiêu tại Thanh Hải, nơi có nhiều người Tây Tạng sinh sống. Tổ chức phi chính phủ Free Tibet cũng xác nhận sự kiện này. Nguồn tin từ Dharamsala, trụ sở chính phủ Tây Tạng lưu vong nói thêm, người tự thiêu đã bị lực lượng an ninh đưa đi nơi nào không rõ, và cũng không ai biết gì về tình trạng sức khỏe của nhà sư này. Hôm nay công an và chính quyền địa phương không trả lời hãng tin Pháp AFP.
Như vậy trong vòng chưa đầy một năm, đã có ít nhất 18 người Tây Tạng đa số là các nhà sư, đã tự thiêu tại các vùng có dân Tây Tạng sinh sống ở Trung Quốc. Trong những tuần lễ gần đây, chính quyền Trung Quốc luôn ngăn trở báo chí ngoại quốc đến các khu vực này. Thủ tướng Tây Tạng lưu vong Lobsang Sangay cho biết hàng trăm xe quân đội chở lính Trung Quốc trang bị súng đại liên tự động đã ngược lên Tây Tạng, trong lúc người dân tại chỗ đang chuẩn bị mừng năm mới vào ngày 22/2.
Ông Trần Toàn Quốc, viên chức Trung Quốc cai quản khu tự trị Tây Tạng, tuần này đã kêu gọi tăng cường đấu tranh chống lại « bè lũ Đạt Lai Lạt Ma ».
Tuy Trung Quốc luôn khẳng định đã « giải phóng Tây Tạng một cách tự do » và đầu tư phát triển kinh tế tại đây, nhưng nhiều người dân Tây Tạng không còn chịu đựng được sự đô hộ ngày càng tăng thêm của người Hán tộc, và sự đàn áp tôn giáo cũng như ý đồ đồng hóa về văn hóa của Bắc Kinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét